Chồng thốt lời này giết dần tình yêu nơi vợ
9 câu nói sau có sức phá hủy cuộc hôn nhân nhanh chóng.
“Em đừng cố gắng quản lý anh”
Vợ nhắn tin không trả lời, gọi điện thoại không nghe máy khiến cô ấy lo lắng nhưng khi đối phương chất vấn thì người chồng bạc bẽo chỉ đáp lại vỏn vẹn 4 chữ “cô đừng quản tôi”.
Phụ nữ sẽ hiểu đây không chỉ là cách chồng mình thể hiện sự phản kháng, mà còn thể hiện rằng người chồng thấy vợ thật chướng tai gai mắt. Cô ấy sẽ bị tổn thương, sẽ cảm thấy tình yêu trong cả hai đang chế dần.
“Em không tự lo được à”
Một người đàn ông chân thành yêu thương sẽ luôn muốn đỡ đần người phụ nữ của mình trong mọi hoàn cảnh. Những lúc ốm đau, những khi đối phương gặp khó khăn, hoặc lắm khi chỉ cần cô ấy nói “em nhớ anh” họ cũng chẳng quản ngại mà đến bên ngay lập tức.
Thế nhưng, khi đàn ông hết yêu thì mọi sự nhờ vả của đối phương đều khiến họ bực dọc vì bị quấy rầy. Dửng dưng, vô tâm và chẳng thèm đoái hoài chính là điều đàn ông cạn tình thể hiện qua lời nói của họ.
Bởi thế, nếu trong gia đình người chồng thốt lên lời nói đó, người vợ sẽ hiểu rằng mình không cần và không nên cố gắng thêm trong mối quan hệ này nữa.
Ảnh minh họa.
“Em muốn nghĩ sao cũng được”
Video đang HOT
Đồng nghĩa với câu nói này, phụ nữ hiểu rằng mọi cảm xúc của cô ấy không còn được đàn ông quan tâm nữa. Và vì vậy, mọi sự quan tâm của cô ấy trở nên thừa thãi. Cô ấy sẽ khép dần những cảm xúc của mình, cho đến một ngày cảm xúc ấy đóng băng!
“Sao em phiền thế”
Phụ nữ còn nói là còn yêu, là còn muốn góp ý để người đàn ông của mình hoàn thiện từng ngày, để cả hai thấu hiểu, sẻ chia với nhau mọi điều trong cuộc sống. Đàn ông còn yêu, sẽ còn học cách nhẫn nại lắng nghe, nhẫn nại “bị làm phiền” bởi người phụ nữ của mình.
Nếu còn yêu, đàn ông sẽ thừa nhạy cảm để biết rằng cô ấy lắm lời như thế cũng chỉ vì muốn tốt cho mình. Thật tiếc vì phụ nữ hiểu rất rõ điều gì đang diễn ra sau câu nói này. Và tình yêu trong cô ấy theo đó cũng chết dần!
“Cô ấy tốt hơn em”
“Nếu được lựa chọn lại, anh nghĩ mình sẽ hợp với X hơn”, “Cô ấy lúc nào cũng xinh đẹp, tinh tươm, còn em thì sao?”… là những câu nói dễ giết chết ngay lập tức tình yêu từ người vợ.
Trên thực tế, khi đàn ông so sánh, phụ nữ không nghĩ rằng đó là sự so sánh đơn thuần. Họ nghĩ bạn đang chê bai khuyết điểm của mình. Ví dụ khi bạn nói, “Sao em không làm tóc xoăn như Phương?” thì người vợ sẽ hiểu là kiểu tóc của mình xấu, nhà quê, tóc xoăn như Phương mới sang chảnh.
Khi nói những lời này, người chồng sẽ khiến vợ cảm thấy tổn thương nghiêm trọng. Cô ấy sẽ có cảm giác mình không xứng đáng trong mối quan hệ này. Hoặc ngược lại, cô ấy càng cảm nhận rõ người chồng không xứng đáng với tình yêu từ vợ.
“Em thì biết cái gì?”
Lý do mà phụ nữ ngày càng cư xử giống đàn ông là bởi càng ngày họ càng chiếm được ưu thế trong nhiều lĩnh vực. Cũng như họ càng ngày càng có nhiều hiểu biết và kinh tế. Qua rồi thời đàn ông mạnh miệng nói, “Đàn bà đái không qua ngọn cỏ”. Ngày nay, chỉ cần nói, “Em thì biết cái gì?” đã là một sự coi thường lớn.
“Cô giống hệt mẹ cô”
Không giống những câu nói khác, chính đàn ông sẽ cảm thấy sự nặng nề trong câu nói này. Nó không chỉ khiến cô ấy tổn thương, mà nó còn là một câu nói xúc phạm nghiêm trọng.Không hài lòng với gia đình hoặc bố mẹ cô ấy là chuyện thường. Nhưng đừng đem họ ra để chỉ trích, những người tội nghiệp không liên quan.
“Không vì con thì tôi sớm đã bỏ cô”
Không ít người lấy con cái ra làm công cụ trả thù bên kia, thậm chí chì chiết rằng: “Không có con thì tôi bỏ cô lâu rồi”. Câu nói này làm hỏng giá trị hôn nhân, bởi hai người đến với nhau cốt lõi là vì tình yêu, chứ không phải vì sự tồn tại của đứa trẻ.
“Lấy cô là sai lầm của đời tôi”
Câu nói này phủ nhận hoàn toàn những điều tốt đẹp trong mối quan hệ mà hai người đã dày công xây dựng, trong khi chỉ để ý đến những thứ tiêu cực và gây hối tiếc. Thay vì nói câu này, nên suy nghĩ về những giá trị tốt đẹp của đối phương, những điều ý nghĩa mà nửa kia đã mang lại cho cuộc sống của bạn trong thời gian chung sống.
Phương Nghi (t/h)
Theo giadinh.net.vn
Dừng bước giang hồ
Bài hát ấy, mà lại điệu tango nên ấn tượng với nhiều người. Giang hồ vui thú cỡ ấy, mà dừng bước, cuộc đời quẩn quanh với các chuyện trong nhà, đủ để hiểu sức mạnh của sự an yên cỡ nào.
Ảnh: Shutterstock
1. Bữa trước tôi đi xuống Củ Chi để ăn cưới người anh quen. Dân giang hồ có số má ở Sài Gòn, ai cũng biết Thành "trọc", còn tôi thì chỉ biết anh Thành Xuân Anh, nghệ danh của Nguyễn Phước Thành. Thành "trọc" vài chục năm trước chọc trời khuấy nước, vào tù ra khám liên miên. Còn Thành Xuân Anh cả chục năm nay chuyên chụp ảnh hoa sen và hình ảnh mẹ con của nhiều nhân vật nổi tiếng, cho các triển lãm tôn vinh tình mẫu tử. Thành "trọc" từng có nhiều tài sản có giá trị ở Củ Chi, còn Thành Xuân Anh thì có chút tiền dư là đi làm từ thiện!
Nói dài dòng như vậy, chỉ để minh chứng câu chuyện, con người ta nếu nhìn được thấu tất cả những lỗi lầm, thì sau đó đều biết quay đầu là bờ. Mà tôi nhớ nhất hình ảnh trong trại giam, Thành "trọc" được tin mẹ mất nhưng không làm sao về nhà để chịu tang mẹ được. Ra tù, Thành "trọc" quyết định làm lại cuộc đời. Anh đi học nhiếp ảnh, trở thành tay máy chụp ảnh chuyên nghiệp. Và nghệ danh Thành Xuân Anh cũng đã trở nên quen thuộc với nhiều người chơi ảnh sen. Vì sao lại chụp sen? Vì hoa sen vươn lên từ dưới bùn lầy, vẫn mang lại hương hoa bát ngát.
Chuyện đời của anh Thành, có quá nhiều tình tiết hay, có Đài truyền hình nước ngoài cũng sang Sài Gòn để dựng thành 1 bộ phim tài liệu sống động. Viết trong chuyên mục này, thiệt khó có thể kể hết, nhưng tôi thấy có khía cạnh này thì rất đáng để tâm.
Cách nay vài tháng, anh Thành đi cà phê với tôi, kể chuyện vì tin đám đàn em, giao hết công việc điều hành nhà hàng bán đồ đặc sản Bò tơ Củ Chi cho đàn em, mà thua lỗ. Cuối cùng anh chọn giải pháp bán căn nhà để trả hết nợ.
Anh nói, giờ còn chút vốn liếng, chưa biết làm gì bây giờ. Tôi đã khuyên anh thôi đừng làm nhà hàng nữa. Anh đã lớn tuổi rồi, không quản lý được, thì mở nhà hàng chỉ thua lỗ thôi. Anh cũng đồng ý, chia sẻ rằng sẽ kiếm một việc gì đó đi làm cho vui, còn lại thời gian thì đi chụp hình sen.
Ấy vậy mà chỉ thời gian ngắn sau, lại thấy anh mở tiếp nhà hàng. Rồi anh thông báo sẽ cưới vợ. 61 tuổi, trải qua vài cuộc hôn nhân rồi, con cái cũng đã trưởng thành rồi, giờ chỉ cần sự an yên đáng nhận của kết quả dừng bước giang hồ là tròn trịa. Chắc chắn người hỗ trợ anh trong việc quản lý nhà hàng, là bà xã anh. Như vậy mới có thể chu toàn được mọi việc.
Và đúng là mọi sự diễn ra như thế. Qua bao nhiêu sóng gió, cuối cùng người đàn ông được gọi là đại ca trong các anh em xã hội, vẫn phải tìm sự bình an nhất trong mái ấm gia đình. Người ta không thể lang bạt kỳ hồ mãi được, khi gối đã mỏi, chân đã chồn!
2. Có lần tôi tham dự, chứng kiến 1 phiên tòa ly hôn khá đặc biệt. Người đứng đơn là ông lão đã gần 80 tuổi. Ông nằng nặc xin ly hôn, dù vợ ông cứ xin tòa cho họ tiếp tục cuộc hôn nhân này. Lý do ông đưa ra là mấy chục năm chung sống, ông không đi đâu nhiều ra khỏi nhà, chỉ lo việc vườn tược, đồng áng. Nhưng bà xã ông thì bị bệnh nói nhiều, nói dai. Một lỗi gì của ông, là bà đay nghiến cả tháng. Ông cũng muốn đi đâu, mỗi khi vợ trách móc, nói này nói nọ.
Nhưng đi thì biết đi đâu? Con cái lấy chồng lấy vợ cũng ở kế bên, mà chúng nó cũng có công ăn việc làm, thời gian đâu rảnh để đưa ông đi chơi "lánh nạn" chỗ khác! Vậy nên ông đành thúc thủ trong nhà, loanh quanh trong nhà, chịu đựng các lời oán thán cay nghiệt của vợ. Cuối cùng, thì ông cũng không còn chịu nổi nữa. Ở tuổi gần đất xa trời, ông xin tòa cho ông ly hôn ngay và luôn, vì "sống 1 ngày được yên ổn 1 mình, không phải nghe bà ấy nói, thì tôi có chết cũng được rồi".
Câu nói đó của ông lão ám ảnh tôi suốt nhiều năm sau này. Căn nhà, hẳn là nơi người ta cần sự bình yên nhất, nhưng chỉ đối mặt với sóng gió, thì phải chuyển nhà, là đương nhiên rồi.
Nếu so với chuyện "dừng bước giang hồ" của anh Thành Xuân Anh để mưu cầu cuộc sống bình an trong quãng đời còn lại của đời người với câu chuyện cuối đời phải "bước ra giang hồ" của lão nông kia, thì quá khác biệt. Nhưng thực ra, vẫn là hướng tới điều duy nhất. Sống ở trên đời, nếu cứ bất an mãi, thì sao mà vui vẻ, nếu cứ sóng gió mãi, thì sao mà phẳng lặng? Bởi vậy, mà người ta vẫn cần thay đổi để tìm kiếm được nụ cười và niềm hạnh phúc cá nhân. Dù, điều đó chỉ còn ít ngày, cũng đã là được sống 1 đời đúng nghĩa!
Nhà thơ Đinh Thu Hiền
Theo Báo Đầu tư Bất động sản
Không cần đàn ông phụ nữ vẫn sống tốt vì những lý do sau Phụ nữ thường nghĩ mình là phái yếu, nhất định cần một người đàn ông để dựa dẫm, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều khiến một người phụ nữ yêu chồng lại có lúc vẫn tin mình sống tốt khi không cần chồng. Khi ở tuổi đôi mươi, phụ nữ luôn cảm thấy bản thân rất cần một người đàn ông,...