Chống tham nhũng, tiêu cực – không có “vùng cấm”: Siết kỷ luật Đảng
LTS: Năm 2017, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp đã được xử lý nghiêm minh; một loạt cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật, tạm đình chỉ nhiệm vụ hoặc bắt giam – cả cán bộ đương chức hay nghỉ hưu, ở cả T.Ư và địa phương… Điều đó cho thấy không có “vùng cấm” trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời khẳng định quyết tâm, sự đồng sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cùng NTNN nhìn lại công cuộc này qua đánh giá của các chuyên gia.
“Các quy định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ vừa qua, trước hết là để siết chặt kỷ luật Đảng, đồng thời quy định rõ ràng hơn, đã đến lúc công tác cán bộ không thể đưa ra quy định chung chung kiểu định tính mà phải chuyển sang định lượng” – PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nói.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ngày 12.10.2017. Ảnh: PHẠM HÙNG
Trong năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành 3 quy định về công tác cán bộ, 1 quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng: Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những bất cập. Dưới góc độ nghiên cứu, tôi rất chú ý tới phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi làm việc tại Hải Phòng (ngày 14 -15.11.2017). Ông có nhấn mạnh hai ý, thứ nhất tránh nguy cơ sai về đường lối, đồng thời tránh việc lựa chọn bố trí sai cán bộ. Việc lựa chọn cán bộ không trúng là hỏng. Bác Hồ từng nói cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành bại hay không là do cán bộ tốt hay kém. Nếu bố trí cán bộ đúng, nhất là với người đứng đầu thì ngành đó, lĩnh vực đó, địa phương đó phát triển. Nếu bố trí cán bộ sai dẫn tới tiêu cực rất nhiều như tham nhũng, lợi ích nhóm, biểu hiện đưa người nhà, người thân vào bộ máy hoặc những biểu hiện tiêu cực khác…
Mới đây, trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về xử lý cán bộ có sai phạm ở Thanh Hóa, có cụm từ “nâng đỡ không trong sáng”.Theo ông, đócó phải là một hình thức của tham nhũng quyền lực?
- Đó là biểu hiện của tham nhũng quyền lực, nghĩa là anh dùng quyền lực để ban phát cho người khác, bố trí cho người khác vào vị trí này, vị trí kia, để họ trở thành phe cánh của mình hoặc vì lợi ích vật chất (trong đó có cả lợi ích tình cảm). Nếu như tham nhũng vật chất là lấy tiền, tài sản của Nhà nước, còn trường hợp dùng quyền lực để chi phối công tác cán bộ thì đó là biểu hiện của tham nhũng quyền lực.
Việc bố trí người nhà, người thân, nâng đỡ người khác một cách không trong sáng đó cũng là tham nhũng quyền lực, nghĩa là dùng quyền lực để thực hiện mục đích không trong sáng. PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc
Việc bố trí người nhà, người thân, nâng đỡ người khác một cách không trong sáng đó cũng là tham nhũng quyền lực, nghĩa là dùng quyền lực để thực hiện mục đích không trong sáng.
Tham nhũng quyền lực gây ra sự nguy hiểm thế nào đối với sự lãnh đạo của Đảng, thưa ông?
- Tham nhũng quyền lực rất nguy hiểm, bởi nó tạo hệ thống cán bộ lãnh đạo, quản lý toàn những người vây cánh, bè phái hay còn gọi là lợi ích nhóm, rồi tạo ra những cán bộ không đủ phẩm chất, như thế ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng. Thứ hai là nó vô hiệu hóa những nguyên tắc của Đảng, ví dụ như nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc đoàn kết, gắn bó với dân… mà lại tập trung quyền lực, độc đoán chuyên quyền, đặc quyền đặc lợi. Những điều đó rất nguy hiểm đối với một Đảng cầm quyền.
Video đang HOT
Ông có cho rằng vụ việc của ông Đinh La Thăng và các cựu cán bộ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vừa qua là bài học lớn cho Đảng về công tác bộ?
- Điều đó cho thấy việc kiểm soát quyền lực chưa tốt. Giao quyền, giao nhiệm vụ cho cán bộ phải giám sát việc họ thực hiện, xem họ làm ăn tốt xấu ra sao. Trong vụ việc này cho thấy khâu quản lý, giám sát không kịp thời, không biết họ làm ăn tốt xấu thế nào, nếu như kiểm tra, giám sát chặt và sớm, những dấu hiệu vi phạm sẽ được phát hiện ngay.
Đó có phải là một trong các lý do để Bộ Chính trị ban hành các quy định về công tác cán bộ trong năm 2017, như bước đi quan trọng là để khắc phục tất cả những bất cập, yếu kém vừa qua?
- Các quy định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ vừa qua, trước hết là để siết chặt kỷ luật Đảng, được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn. Đã đến lúc công tác cán bộ không thể đưa ra quy định chung chung kiểu định tính mà phải chuyển sang định lượng. Ví dụ Quy định 90 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư quản lý đã được chuyển sang định lượng. Quy định nêu rõ, tiêu chuẩn phải đạt các mức thế nào để quy hoạch, bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo cấp.
Từ quy định trên của Bộ Chính trị tạo cơ sở để cấp dưới là thường vụ tỉnh ủy, thường vụ thành ủy cũng phải có quy định, diện cán bộ nào thuộc thường vụ tỉnh ủy, thường vụ thành ủy quản lý thì cũng có tiêu chuẩn. Khi đã có quy định, căn cứ vào đó để lựa chọn, quy hoạch và bổ nhiệm như vậy mới đảm bảo chất lượng cán bộ.
Cuộc sống luôn vận động, để đáp ứng yêu cầu mới Đảng phải có những quy định về công tác cán bộ một cách cụ thể chứ không phải những quy định chung chung với những câu “như cán bộ phải có phẩm chất đạo đức, có tài năng, ý thức trách nhiệm…” Ví dụ, như Quy định 98 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, đã rõ mục đích luân chuyển là thế nào, luân chuyển những kiểu cán bộ thế nào, luân chuyển để rèn luyện đạo đức, cách thức quản lý, cũng là thử thách với cán bộ khi luân chuyển.
Quy định 102 kỷ luật đảng viên vi phạm cũng được bổ sung cho rõ hơn. Nếu đảng viên vi phạm như thế này sẽ phải chịu mức độ kỷ luật thế này chứ không chung chung.
Với Quy định 105, về phân cấp quản lý cán bộ, đánh giá cán bộ thế nào, tiêu chuẩn cán bộ để được giới thiệu bổ nhiệm các chức vụ, chính là sự cụ thể Nghị quyết T.Ư 6 khóa XII.
Thực tiễn trong xây dựng chỉnh đốn Đảng đã cho chúng ta nhận thức là không chỉ dừng lại ở quan điểm, nguyên tắc, quy định chung mà cần phải có quy định cụ thể. Từ cấp có thẩm quyền cao nhất như Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành T.Ư ban hành các quy định sẽ có ý nghĩa hướng dẫn cho cấp dưới cũng phải ban hành các quy định theo thẩm quyền. Như vậy mới có cơ sở pháp lý, có thực tế, có sự định lượng rõ ràng để các cấp ủy, các tổ chức đảng xem xét đánh giá đảng viên.
Có thể nói những quy định của Đảng được ban hành trong năm 2017 là điều rất đáng mừng trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng. Điều quan trọng là phải quán triệt đến trong tất cả các cấp, nếu chỉ quán triệt ở cấp T.Ư nhưng dưới địa phương không quán triệt một cách đầy đủ sẽ khổng ổn. Bởi vì cấp địa phương rất quan trọng, các Đảng bộ, tổ chức đảng địa phương có tác động trực tiếp đến người dân, nhất là cấp cơ sở như cấp xã phường. Nếu tất cả thực hiện theo các quy định trên thì việc xây dựng Đảng, cũng như công tác cán bộ sẽ có hiệu quả.
Xin cảm ơn ông (!)
TS Nguyễn Tiến Dĩnh – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ:
Có quy định chặt chẽ, muốn làm sai cũng khóVừa qua trong công tác cán bộ xảy ra nhiều vi phạm như bổ nhiệm người thân, người nhà, không đủ tiêu chuẩn vẫn được bổ nhiệm, nâng đỡ nhau không trong sáng, một cơ quan có quá nhiều lãnh đạo… Để khắc phục vấn đề này, Đảng đã từng bước hoàn thiện các quy trình trong công tác tổ chức cán bộ.Năm 2017, nhiều quy định về công tác cán bộ đã được Bộ Chính trị ban hành để thay thế, bổ sung cho những quy định cũ. Nhìn chung những quy định mới đều được cụ thể và chi tiết hơn. Ví dụ như trong công tác luân chuyển, trước đây thực hiện theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị năm 2002 nay có Quy định 98 -Q/TW. Quy định này cụ thể hơn, chi tiết hơn. Trong đó nêu rõ không phải luân chuyển về là lên cấp, đối tượng luân chuyển thế nào, thời hạn luân chuyển từ 3 năm trở lên… Với những quy định chặt chẽ như vậy sẽ ngăn ngừa được những trường hơp luân chuyển kiểu như Trịnh Xuân Thanh về làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.Có thể nói, khi có quy định chặt chẽ, người muốn làm sai cũng khó thực hiện được hoặc không dám làm sai. Cùng với đó Đảng tiến hành xử lý kỷ luật nghiêm những trường hợp vi phạm trong công tác, ví dụ như Ủy ban Kiểm tra T.Ư kết luận sai phạm ở Thanh Hóa, Quảng Nam… Những việc làm trên sẽ có tác động giúp cho công tác tổ chức cán bộ được ngày càng thực hiện nghiêm túc.Về phía Nhà nước, cũng đang chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Luật cán bộ, công chức. Luật này đã thực hiện được nhiều năm cần được tổng kết, đánh giá lại để bổ sung hoàn chỉnh đồng bộ với quy định của Đảng. Nếu luật không được sửa đổi, bổ sung kịp thời so với quy định của Đảng sẽ có độ “vênh” nhau. Hồng Ngọc (ghi)
Ông Phạm Tất Thắng – Phó Chủ nhiệmỦy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội:
Công tác cán bộ và phòng chống tham nhũng là bức thiếtCó thể nói, công tác cán bộ, cùng với công tác phòng chống tham nhũng là nhu cầu bức thiết của xã hội, của người dân. Qua đi tiếp xúc cử tri, tôi thấy không một tiếp xúc nào người dân lại không đề cập hai vấn đề này.Trước những động thái rất quyết liệt của Đảng trong thời gian vừa qua, từ những chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, rồi những quy định liên quan đến công tác cán bộ được ban hành, cùng với đó là những hoạt động rất tích cực và hiệu quả của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên cả hai mặt.Thứ nhất là đáp ứng nhu cầu, mong muốn của nhân dân là xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức lành mạnh, liêm chính, có năng lực. Thứ hai đây cũng là nhu cầu tự thân của Đảng, nghĩa là đã đến lúc Đảng phải sốc lại công tác cán bộ, để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ nói chung đáp ứng tình hình mới.Có thể nói những quy định mới về công tác cán bộ, cũng như quy định mới về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm được ban hành trong năm qua là hoạt động cụ thể để thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, cũng như Nghị quyết T.Ư 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ngọc Lương (ghi)
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN: Phòng chống tham nhũng cần cử tri tham gia
Ngày 30.11, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lại Xuân Môn cùng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bạc Liêu khóa XIV đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu), nhằm báo cáo kết quả kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.
Đại diện đoàn, ĐBQH Trần Thị Hoa Ry - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu, đã báo cáo nhiều nội dung quan trọng trong kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV đến với đông đảo bà con cử tri.
Tại buổi tiếp xúc, đa số cử tri cho rằng, cách chấp vấn và trả lời chấp vấn của kỳ họp lần này rất chu đáo và cặn kẽ. Bên cạnh đó kỳ họp được trực tiếp trên truyền hình nhiều hơn trước cũng khiến cử tri hài lòng, thể hiện tính công khai, minh bạch cao. Các vấn đề về cơ sở hạ tầng, thông tin mạng và chính sách đối với cán bộ cơ sở được cử tri đặc biệt quan tâm.
Chủ tịch Lại Xuân Môn cùng đoàn ĐBQH ra mắt cử tri xã Phong Thạnh (Ảnh: Chúc Ly).
Cử tri Võ Minh Quảng (ngụ ấp 19, xã Phong Thạnh), cho rằng: Đã qua nhiều nhiệm kỳ, tôi thấy đã có đặt ra vấn đề phòng chống tham nhũng, nhưng vẫn chưa giải quyết dứt khoát. Đối với nhiệm kỳ lần này, tôi thấy làm rất quyết liệt, tuy nhiên chỉ mới quyết liệt ở trên T.Ư, chứ còn ở địa phương thì vẫn còn yếu. Nếu từ T.Ư và địa phương cùng nhất quán quyết tâm chống tham nhũng thì mới có hiệu quả cao.
Cử tri Võ Minh Quảng nêu ý kiến về phòng chống tham nhũng (Ảnh: Chúc Ly).
"Vẫn có tình trạng một cơ quan, tổ chức, cơ quan của nhà nước có người nhà chiếm trên 2/3, như vậy làm sao chống tham nhũng. Như vậy, tôi cho rằng nhân dân cùng với Nhà nước phải làm mạnh vấn đề này, mạnh dạn chung tay chống tham nhũng" - ông Quảng chia sẻ.
Cử tri Lâm Quốc Minh (ấp 18, xã Phong Thạnh A), cho rằng: Hiện nay thông tin trên mạng rất tràn lan, có nhiều thông tin sai sự thật, tôi mong rằng Nhà nước có giải pháp để kiểm soát. Đồng thời, cần có chế tài mạnh đối với những kẻ tung tin đồn thất thiệt, gây mang hoang trong nhân dân.
Cử tri Thái Quốc Đại kiến nghị xử nghiêm đối tượng tung tin thất thiệt trên mạng (Ảnh: Chúc Ly).
Trong khi đó, cử tri Thái Quốc Đại (ấp 4, xã Phong Thạnh A), nêu ý kiến: Hiện nay tuyến đường từ quốc lộ 1 về trung tâm xã chưa được triển khai xây dựng. Tuyến đường này là huyết mạch, góp phần phát triển kinh tế địa phương, bà con cử tri mong rằng sẽ sớm có con đường khang trang.
Sau khi lắng nghe các ý kiến của bà con cử tri, thay mặt đoàn ĐBQH, Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn ghi nhận và tiếp thu các ý kiến, đồng thời cho rằng các ý kiến của cử tri rất tâm huyết và xác đáng, đối với những vấn đề thuộc các lĩnh vực ở địa phương sẽ nhanh chóng đưa đến các cơ quan chức năng xử lý.
Chủ tịch Lại Xuân Môn ghi nhận ý kiến của cử tri (Ảnh: Chúc Ly).
Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn cho rằng: Bây giờ phải chuyển sang mô hình phát triển bền vững, tính đến đời sống của bà con nông dân, chứ không phải đặt chỉ tiêu mỗi năm phải xuất khẩu được bao nhiêu. Muốn phát triển bền vững thì phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, Nhà nước phải quan tâm đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp.
Nói về vấn đề phòng chồng tham nhũng, Chủ tịch Hội Xuân Môn cho biết: Có ý kiến cử tri cho rằng trong phòng chống tham nhũng vẫn còn tình trạng ở trên thì làm mạnh còn các tỉnh, địa phương thì vẫn chưa quyết liệt, điều này đúng. Ở T.Ư vừa qua đối với xử lý tham nhũng là không có vùng cấm, xử lý nghiêm kể các đồng chí lãnh đạo cấp cao.
"Cuộc phòng chống tham nhũng của ta vừa qua đạt được kết quả to lớn. Để phòng chống tham nhũng có hiệu quả hơn nữa thì cần đến sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của cả bà con cử tri"- Chủ tịch Lại Xuân Môn nhấn mạnh.
Theo Danviet
Trung Quốc xử hơn 6.000 quan chức tham nhũng chỉ trong 1 tháng Chỉ riêng trong tháng 10 năm nay, Trung Quốc đã thực hiện kỉ luật hơn 6.000 quan chức với cáo buộc vi phạm tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đi ngược lại quy định của đảng Cộng sản Trung Quốc. Một quan chức Trung Quốc (bên phải) bị bắt sau cáo buộc tham nhũng. (Ảnh: Xinhua) Tân Hoa Xã đưa tin, Ủy...