Chống tham nhũng: Có phe phái hay không, cứ để nhân dân đánh giá
Việc phòng chống tham nhũng đặt ra nhiều vấn đề nên các thế lực thù địch càng có điều kiện, âm mưu chống phá.
Đây là nhận định được GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Viện Chính trị học – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – trong cuộc phỏng vấn với phóng viên VOV trong bối cảnhcác thế lực thù địch thường xuyên cónhững bình luận trái chiều, đả phá, xuyên tạc, suy diễn kết quả công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua.
GS.TSKH Phan Xuân Sơn.
PV: Có nhiều chiêu bài đánh giá công cuộc phòng chống tham nhũng của chúng ta như “Phát động công cuộc chống tham nhũng là để mị dân”? Vì sao những người tự xưng là nhà dân chủ ấy lại đưa ra quan điểm như vậy?
GS.TSKH Phan Xuân Sơn: Không chỉ đấu tranh phòng chống tham nhũng mà bất cứ việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho Đảng thì các thế lực thù địch đều chống phá vì mục đích của chúng là làm thế nào đó càng xấu với chúng ta thì càng tốt cho chúng.
Trong việc phòng chống tham nhũng đặt ra nhiều vấn đề nên các thế lực thù địch càng có điều kiện, âm mưu để thổi phồng hoặc khoét sâu những vụ việc, những hành động chống tham nhũng của chúng ta.
Rõ ràng đó là ý đồ của các cá nhân, các phần tử cực đoan chống đối, nhưng trong nhiều trường hợp, đó cũng là chủ trương của các tổ chức. Ví dụ hiện nay có một số tổ chức đang ở nước ngoài, như Chính phủ Việt Nam lâm thời hay Đảng Việt Tân thì đấy là tổ chức chứ không phải thuần túy cá nhân nữa.
PV: Họ được gì khi rêu rao những quan điểm sai trái như thế?
GS.TSKH Phan Xuân Sơn: Đối với các tổ chức thì về lâu dài họ có mưu đồ thay đổi chế độ của chúng ta. Họ hy vọng sự thay đổi chế độ đó sẽ mang đến lợi ích cho phe nhóm hay của cá nhân họ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
PV: Ý kiến của Giáo sư về công cuộc chống tham nhũng hiện nay của Đảng và Nhà nước ta như thế nào?
GS.TSKH Phan Xuân Sơn: Từ lâu Đảng ta chủ trương và coi cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng này là một cuộc chống giặc nội xâm. Giặc này rất nguy hiểm, nó không có gươm dao, không có súng đạn và cũng không có một trận tuyến cụ thể nhưng nó có thể phá nát toàn bộ sự nghiệp cách mạng của chúng ta.
Việc phòng chống tham nhũng, trước hết là để xây dựng Đảng, xây dựng, phát triển đất nước chứ nó không phụ thuộc vào ý chí của một cá nhân hay một quan hệ cá nhân nào. Cuộc phòng chống tham nhũng nhìn trên bình diện như vậy thì thấy là tất yếu, là bình thường của một nhà nước, của một đảng – nhất là đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền.
Qua việc xử lý các phần tử tham nhũng vừa rồi, chúng ta thấy không có vùng cấm, không loại trừ ai, và từ cấp cao cho đến cấp thấp, không có dấu hiệu nào gọi là phe phái.
PV: Người dân cần trang bị cho mình điều gì, khi xung quanh có rất nhiều thông tin xuyên tạc, vu khống lãnh đạo Đảng và Nhà nước?
GS.TSKH Phan Xuân Sơn: Nhận diện cho được thế lực thù địch. Hiện nay có rất nhiều thế lực thù địch. Có thế lực thù địch thuộc về một quốc gia nào đó, có thế lực thù địch thuộc một lực lượng chính trị nào đó có thể ở trong nước hoặc nước ngoài.
Có thế lực thù địch thì thuộc một cá nhân hoặc một vài cá nhân. Người dân có thể mắc mưu hoặc trong tâm trạng hoài nghi thì vô tình trở thành người tiếp sức cho thế lực thù địch.
Cần phải có một thái độ rõ ràng. Thứ nhất, cần phải thấy sự nghiệp đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta là một cuộc đấu tranh dựa trên những đường lối, chủ trương nhất quán từ khi thành lập nước cho đến nay.
Thứ hai, tham nhũng hiện nay là một trong những vấn đề của toàn cầu, nó gắn liền với tất cả các nước trên thế giới, ở nơi nào mà có tổ chức quyền lực Nhà nước mà nếu tha hóa, không kiểm soát được quyền lực, không minh bạch được hoạt động thì nguy cơ tham nhũng xảy ra.
PV: Ở Việt Nam ta, theo giáo sư, cần những chế tài và hành động như thế nào để phản bác và xử lý những tổ chức và cá nhân vu khống, xuyên tạc?
GS.TSKH Phan Xuân Sơn: Cần phải có những biện pháp cụ thể hóa và mạnh mẽ hơn nữa. Chỗ nào chưa hoàn thiện pháp lý thì chúng ta phải nghiên cứu để ứng phó với tình trạng này. Phải luôn luôn tỉnh táo và có thái độ nhất quán, khoa học đối với đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta, Nhà nước ta./.
PV: Xin cảm ơn GS. Phan Xuân Sơn!
Theo Nhóm phóng viên/Báo TNVN
CSGT dẫn đoàn và những chuyện chưa kể
Quân phục ướt rồi khô dưới thời tiết "nhõng nhẽo"; căng mình phối hợp bảo vệ yếu nhân; hay bị hiểu lầm là hách dịch, đánh võng trên đường... là những chuyện các chiến sĩ CSGT tuần tra - dẫn đoàn thường gặp.
"Vui nhất là sau mỗi đợt dẫn đoàn, tiễn họ ra sân bay thì nhận được những cái bắt tay của lãnh đạo các nước và nghe họ nói CSGT TP.HCM là số một!... Chúng tôi nghĩ đó là vinh dự lớn lao" - Đại úy Đỗ Thế Sơn, Đội CSGT tuần tra - dẫn đoàn thuộc Phòng PC08, Công an TP.HCM, chia sẻ.
Bị mưa nắng "xa luân chiến"
Bước chân vào Đội CSGT tuần tra - dẫn đoàn từ năm 2003, con số đoàn khách được Đại úy Đỗ Thế Sơn tham gia dẫn lên đến hơn 500. Họ đều là nguyên thủ, chính khách của nhiều quốc gia hay lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, TP.HCM,...
Nói về nghề của mình, điều Đại úy Sơn nhớ đầu tiên là việc đội nắng đội mưa liên tục suốt quá trình làm nhiệm vụ. Trong đó, lần dẫn đoàn tổng thống Nam Phi đi thăm địa đạo Củ Chi, lúc ấy thời tiết Sài Gòn đang trong giai đoạn chuyển giao, lúc đi thì nắng, đi nửa đường thì mưa, mưa xong lại gặp trời nắng, gần tới nơi thì lội nguyên một "dòng sông trên đường". Nước ngập lênh láng hơn nửa bánh xe "ngựa chiến" chuyên dùng để dẫn đoàn của đơn vị này.
Rồi lúc về, thời tiết cũng "nhõng nhẽo" tương tự. Dù có một tiếng đồng hồ đợi đoàn nghỉ ngơi ở khách sạn trước khi tham dự cuộc họp tiếp theo nhưng Đại úy Sơn không dám rời vị trí để thay đồ. Bộ quần áo ráo rồi ướt khiến anh sụt sịt liên hồi.
Hay vào ngày dẫn linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh từ sân bay Tân Sơn Nhất về nghĩa trang để an táng, trời cũng như vậy. Trước khi máy bay đưa linh cữu Đại tướng từ Hà Nội về TP.HCM, Đoàn CSGT TP phải đến đợi trước một tiếng dưới mưa như trút nước. Khi máy bay hạ cánh, đoàn dẫn bắt đầu di chuyển thì vẫn còn mưa.
"Sau những lần dầm mình dưới nắng rồi mưa như vậy, tôi về ốm mấy ngày luôn. Vất vả nhưng rất tự hào" - Đại úy Sơn chia sẻ.
Đại úy Đỗ Thế Sơn thường xuyên lau chùi "con ngựa chiến" mình thường đi nhất. Ảnh: LÊ THOA
Đại úy Nguyễn Chí Tiến kể mỗi lần lên xe phải kiểm tra hệ thống bộ đàm thật kỹ. Ảnh: LÊ THOA
Bị giờ giấc "dí" sát
Còn Đại úy Nguyễn Chí Tiến, từng tham gia dẫn đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm TP.HCM vào năm 2016, kể: Vì đó là tổng thống Mỹ nên mọi thông tin đều được bảo mật cấp độ cao. CSGT dẫn đoàn chỉ được biết trước lịch trình khoảng 30 phút, mà chỉ biết hành trình từ địa điểm này sang địa điểm khác chứ hoàn toàn không được biết thêm. Trong thời gian chờ ông thăm chùa Ngọc Hoàng, các anh không dám rời xe đặc chủng một bước. Người và xe luôn kề cận, sẵn sàng đi bất kỳ lúc nào. Đợt đó, đến chai nước còn không dám uống.
"Dù hộ tống cho tổng thống có rất nhiều lực lượng an ninh, CSGT dẫn đoàn chúng tôi ở vị trí cách khá xa ông ấy nhưng luôn trong tư thế sẵn sàng xử lý mọi tình huống bất ngờ để bảo vệ yếu nhân của mình" - Đại úy Tiến nói.
Theo vị đại úy, không chỉ nguyên thủ quốc gia mà dù là dẫn cho các đoàn khách nào, CSGT cũng luôn chuẩn bị những phương án phòng các trường hợp bất ngờ xảy ra, như có lần đang dẫn khách nhưng gặp cảnh kẹt xe ở ngã tư. Lúc đó, đồng đội ngồi phía sau phải nhảy xuống để hỗ trợ điều tiết giao thông, xong xuôi thì phóng lên xe để tiếp tục hành trình, thở hổn hển cả dọc đường.
Khi chúng tôi hỏi rằng các anh yêu thích công việc này như thế nào thì Đại úy Nguyễn Chí Tiến xúc động nói muốn gắn bó với việc dẫn đoàn lâu nhất có thể. "Sau những lần dẫn đoàn, về nhà thấy vợ và con khoe về việc vô tình thấy anh trên tivi lúc đang làm việc khiến anh như được tiếp thêm động lực để làm tốt nhiệm vụ đặc biệt này" - vị chiến sĩ CSGT cười hạnh phúc.
Hồi hộp không thua kém gì dẫn đoàn cho yếu nhân, mới đây Đại úy Nguyễn Chí Tiến cũng tham gia dẫn một "trái tim nóng" từ sân bay Tân Sơn Nhất về BV Chợ Rẫy để cứu người. Anh tươi cười kể: "Đây là lần thứ hai chúng tôi làm điều này và giờ vẫn còn xúc động. Khi đoàn bác sĩ đi từ sân bay về bệnh viện, chúng tôi đã đi tương đối nhanh, chỉ 10-15 phút là về tới. Sau đó chúng tôi có hỏi thăm, biết ca ghép thành công nên rất mừng. Cảm giác sung sướng khó tả lắm!".
LÊ THOA
Theo PLO
Bộ trưởng Y tế chỉ đích danh 2 lĩnh vực nhiều nguy cơ tham nhũng Ngày 17/9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật tố cáo năm 2018 và tập huấn nghiệp vụ công tác thanh tra y tế tại Đà Nẵng. Thủ đoạn 'khoác áo' Canada cho lô thuốc chữa ung thư H-Capita của VN Pharma Giám đốc Sở, thanh tra Sở của 63 tỉnh, thành cùng các đơn...