Chồng thách thức: “Lúc nào kiếm tháng 20 triệu như tôi thì hãy mạnh miệng”, không ngờ vợ chỉ nhấc máy gọi 1 cuộc điện thoại mà anh tím tái mặt mày
“Em không nói không rằng vẫn ngồi ăn. Chồng em tiến sát lại, giọng tiếp tục nhẹ nhàng: ‘Vợ à, anh biết cả rồi…’”, cô vợ kể.
Ở nhà chăm con lo nội trợ, công việc vất vả không tên này của các chị vợ không phải anh chồng nào cũng thấu hiểu mà trân trọng. Mới đây trên diễn đàn xã hội có một cô vợ trẻ lên than bị chồng coi thường chỉ vì nghỉ việc ở nhà chăm con, kinh tế phụ thuộc chồng. Song cái kết cuối cùng của câu chuyện cô kể lại khiến nhiều người đắc ý.
Người vợ ấy kể: “Em tốt nghiệp đại học kinh tế ra, đi làm lương lậu đang tươm tất, 14, 15 triệu một tháng. Sau khi sinh con không nhờ được người chăm nên đành phải nghỉ việc ở nhà với con. Tiếc là chồng em không hiểu đấy là sự hi sinh của vợ lại còn nghĩ em thích ăn bám chồng mới khổ các chị ạ.
Cũng tại con em sức khỏe kém, ngày mới sinh, em tắm cho con không may để cháu bị sặc nước nên từ ấy hệ hô hấp của cháu không được ổn. Động tí thì ho, nóng sốt, nôn trớ suốt ngày. Thương con em không dám thuê giúp việc, bố mẹ hai bên thì bận không trông cháu giúp được. Chẳng còn cách nào em buộc phải nghỉ việc để lo chăm thằng nhỏ.
Ảnh minh họa
Chồng em thì tham tiền cứ muốn vợ đi làm. Lão bảo: ‘Em đừng có bao bọc con quá. Con người ta còn phải đi trẻ ấy’. Em mặc kệ, với em con là tất cả.
Thực ra em tính, đợi cho thằng nhỏ được 2 tuổi, cai sữa mẹ, cứng cáp rồi sẽ chọn trường nào ổn ổn gửi lớp luôn vì kinh tế vợ chồng em cũng tới mức nào. Chồng em làm bên ngân hàng, lương tháng 20 triệu. Vợ chồng chi tiêu khéo chút là được.
Tính em trước giờ quyết đoán, nói là làm. Lão không can được em nghỉ việc nên dù bực nhưng cũng phải chấp nhận. Có điều hàng tháng đưa lương cho vợ, lão xót ruột lắm. Ngày trước em đi làm thì mỗi tháng lão chỉ phải đưa cho em 6, 7 triệu thôi, còn lại thì bỏ tài khoản tiết kiệm. Giờ mỗi tháng đưa em 13 triệu, lão tiếc. Mỗi lần rút ví lại xuýt xoa: ‘Cô ăn tiêu cho cẩn thận. Đừng có tháng nào tiêu hết tháng đó. Người ta lấy vợ thì được nhờ, tôi lấy cô về như thể đeo thêm đá’.
Nói chung lão làu bàu suốt ngày, nhiều lúc em cũng bực nhưng đành ngơ đi vì con.
Tuần vừa rồi chồng em đi làm về thông báo sang tuần có lịch đi công tác 5 ngày. Em thấy vậy mới bảo: ‘Trước khi anh đi phải để lại tiền để em lo bỉm sữa cho con. Hết tháng rồi’.
Em vừa mới dứt lời, chồng liền trợn mắt: “Đi công tác về tôi khắc đưa. Kiểu đâu thấy chồng chuẩn bị đi xa chẳng lo lắng gì chỉ biết vòi tiền’.
Video đang HOT
Bực quá em nói lại: ‘Ô hay, em hỏi tiền để nuôi con chứ em làm gì sai mà anh nói giọng khó chịu với em. Anh đừng có cậy mình làm ra đồng tiền mà coi thường vợ’.
Em chỉ nói thế, vậy mà lão ấy đỏ gay mặt đập bàn: ‘Phải tôi giở giọng thì sao, cô cứ kiếm tháng 20 triệu như tôi rồi hãy nói. Thật sự tôi mệt mỏi với mẹ con cô quá rồi. Không lúc nào về tới nhà là được bình yên’.
Nói rồi chồng em hùng hổ vào phòng xếp quần áo vào vali, một mạch kéo ra cửa tuyên bố: ‘Tôi sang nhà bố mẹ ăn cơm, tối ngủ bên đó để sáng mai đi công tác luôn. Ở với cô tôi điên mất’.
Em nghe vậy mặc kệ không giữ mà quay về phòng với con. Song tới 7h tối, cho con ăn xong, em đi lấy cơm nguội với tí thức ăn thừa trong tủ mang quay lò vi sóng để ăn. Chồng không có nhà, em ngại nấu. Ai ngờ vừa xúc được miếng cơm thì lão lạch cách mở của vào nhà. Bất ngờ hơn là thái độ mềm mỏng đến lạ của lão: ‘ Tháng trước bố nhập viện cả tuần mà em không cho anh biết?’.
Em không nói không rằng vẫn ngồi ăn. Chồng em tiến sát lại, giọng tiếp tục nhẹ nhàng: ‘Vợ à, anh biết cả rồi. Anh xin lỗi vì thời gian vừa rồi đã có thái độ không phải với vợ. Anh không biết rằng em ở nhà vất vả thế mà vẫn phải làm thêm lo kinh tế cùng anh’.
Chẳng là lúc lão đi, em vờ gọi điện thoại sang dặn mẹ chồng nói bà nấu cơm chồng em rồi thủng thẳng than: ‘Chồng con khinh con ăn bám, mở miệng đòi tiền chồng nên sang ở với bố mẹ’.
Ảnh minh họa
Thế là chồng em sang tới nơi bị bà giáo huấn luôn. Bà biết em ở nhà trông con vẫn làm thêm làm nếm. Em làm kế toán, nhận việc về nhà tháng cũng kiếm được 15, 16 triệu. Tháng trước, chồng đi công tác, bố chồng ốm, mẹ chồng em bảo đừng báo cho chồng biết không anh ấy lo. Vậy là em đưa bà 15 triệu để lo thuốc men cho ông, sau còn mua thêm cho ông cái máy đo huyết áp hơn 2 triệu nhưng không kể với chồng’.
Chồng em nghe mẹ nói xong, phục em sát đất luôn mới quay về làm lành xin lỗi vợ đó”.
Phải nghỉ việc ở nhà chăm con, lo nội trợ thực sự là 1 áp lực với mỗi người vợ. Bởi giống như các anh chồng, người vợ nào cũng mong được tập chung lo phát triển sự nghiệp của riêng mình. Song vì chồng con họ buộc phải lựa chọn lui lại vài bước để lo cho gia đình trước bởi với phụ nữ không gì quan trọng bằng tổ ấm. Vậy mà thay bằng biết ơn, thấu hiểu nhiều người chồng lại quay ra coi thường vợ giống anh chồng trong câu chuyện trên. Thật may cuối cùng anh ấy cũng nhận ra sự hi sinh của vợ mình.
Hải Hương
Tận dụng thời gian nghỉ học, cô gái vẽ bộ tranh 'Những anh hùng thầm lặng' để kêu gọi mọi người chung tay chống Covid-19
Bộ tranh 'Những anh hùng thầm lặng' của nữ sinh viên này nhận được rất nhiều tình cảm của cộng đồng mạng.
Trong những ngày Covid-19 diến biến phức tạp, hình ảnh các chiến sĩ, y bác sĩ hết mình chiến đấu vì dịch bệnh được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động. Trong số đó có cô bạn Châu Thị Ngọc Anh (21 tuổi, Quảng Nam), hiện đang là sinh viên năm thứ ba Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
Để tỏ lòng biết ơn các chiến sĩ, y bác sĩ trong thời Covid-19, nữ sinh viên này đã quyết định thực hiện một bộ tranh mang tên 'Những anh hùng thầm lặng' dựa trên những bức ảnh xúc động ấy.
Châu Thị Ngọc Anh - tác giả của bộ tranh 'Những anh hùng thầm lặng'.
Chia sẻ với Tiin.vn, Ngọc Anh cho biết cô đang được nghỉ học vì dịch nên thường xuyên sử dụng Facebook. Khi thấy cảnh các chiến sĩ, bác sĩ đang nỗ lực cố gắng không biết mệt mỏi, cô cảm thấy rất khâm phục.
'Mình thương những người bác sỹ, y tá làm việc cật lực, những chú bộ đội phải nhường chỗ cho dân, ra rừng ngủ. Vậy nên mình muốn làm gì đó để cổ vũ mọi người, cho họ biết có rất nhiều người đang theo dõi, cổ vũ và chung tay cùng nhau chống lại dịch.' - Ngọc Anh bộc bạch.
Sự vất vả của những người làm công tác phòng dịch.
Hình ảnh chú công an mua cháo giúp người bị cách ly được Ngọc Anh vẽ lại rất sinh động.
Mỗi bức tranh Ngọc Anh vẽ trong khoảng từ 2-3 tiếng. Cô sinh viên cho biết do vẽ trên điện thoại nên cô không gặp nhiều khó khăn, bất cứ ai nếu muốn cũng có thể vẽ những bức tranh như thế này để lan truyền nhiều tình yêu thương, tinh thần tích cực hơn. Ngọc Anh chia sẻ thêm rằng, khi đăng lên các group cho cư dân mạng cùng xem, cô không nghĩ là tranh của mình lại được nhiều người ủng hộ, yêu thích đến thế.
Qua bộ tranh này, Ngọc Anh muốn truyền tải thông điệp: ' Dù không biết tên tất cả các chiến sĩ, y bác sĩ nhưng mình rất ngưỡng mộ việc làm và sự hy sinh của họ. Mình muốn gửi tới họ lời cảm ơn sâu sắc nhất. Bên cạnh đó, mình cũng hy vọng người dân luôn luôn có ý thức, lắng nghe và thực hiện theo những gì chính phủ đưa ra. Nếu tất cả chúng ta đều chung tay thì Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh nhanh thôi.'
Một bác sĩ ngủ thiếp đi vì mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc.
Vô lăng xe trở thành chỗ ngủ của người chiến sĩ.
Anh chiến sĩ ăn vội bữa cơm để chuẩn bị lái xe đưa hành khách từ nước ngoài về khu cách ly.
Cán bộ chiến sĩ ngủ ở rừng, nhường nơi ở cho nhân dân cách ly.
Trong những ngày cao điểm của Covid-19, bất cứ ai góp một phần công sức phòng chống dịch bệnh cũng xứng đáng được tôn vinh và yêu thương.
Bích Ngọc
Cuộc vui với rượu bia và những cái nhìn trái chiều của cư dân mạng "Vui mà, có sao đâu", "hại sức khỏe, tốt nhất là tránh xa", "tốn kém quá!"... vô vàn ý kiến trái chiều khi nhắc đến câu chuyện rượu bia. Còn bạn thì sao? Thời nay, khi các mối quan hệ xã hội nhiều khi xuất phát từ quán bia, quán rượu, khi các hợp đồng làm ăn cũng được ký kết trên bàn...