Chồng tâm thần bỏ đi biệt xứ 20 năm, vợ khóc ngất ngày gặp lại
Người chồng khỏe mạnh bỗng tâm thần rồi bỏ nhà ra đi biệt xứ, tưởng chết rồi nhưng bất ngờ gặp lại sau 20 năm xa cách khiến người vợ vỡ òa trong niềm hạnh phúc.
Hai vợ chồng bà Nghĩa ông Chiến sum vầy sau 20 năm xa cách.
Bán sữa lấy tiền chữa bệnh cho chồng
Căn nhà lá, vách liếp chẳng thể tồi tàn hơn, đồ đạc không có thứ gì đáng giá của gia đình bà Hà Thị Nghĩa (SN 1966, ở thôn Tân Quang, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) lai luôn rộn rã tiếng cười, người ra kẻ vào.
Có lẽ, đã lâu rồi người ta mới thấy bà Nghĩa vui vẻ như vậy. Dù cái nghèo, cái đói vẫn bủa vây nhưng nụ cười luôn nở trên môi người phụ nữ đã ngoài ngũ tuần, bởi người chồng đầu ấp tay gối với bà đã trở về sau 20 năm lưu lạc.
Nhớ về những ngày tháng cơ cực, bà Nghĩa kể, năm 1984, bà kết hôn cùng ông Hà Văn Chiến (SN 1962, người cùng thôn. Dù nghèo nhưng hai ông bà sống bên nhau rất hạnh phúc và lần lượt có với nhau 4 người con trai.
Hằng ngày, ông Chiến đi lên rừng đốt than đổi gạo còn bà Nghĩa tranh thủ những lúc con ngủ lại ra sông mò cua, bắt ốc kiếm thêm tiền phụ giúp chồng nuôi con.
Năm 1996, khi bà Nghĩa hạ sinh người con trai út cũng là lúc tai họa ập đến. Ông Chiến mắc bệnh tâm thần nặng, không tự chăm sóc cho bản thân. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Nghĩa khi bà vừa phải lo thuốc thang cho chồng, vừa phải chăm con nhỏ và lo cho 3 đứa lớn ăn học.
“Để có tiền thuốc thang cho chồng, trong nhà có thứ gì đáng giá tôi đều mang bán hết. Đến sữa con tôi cũng phải vắt mang đi bán cho những bà mẹ thiếu sữa để lấy tiền mua thuốc cho chồng”, bà Nghĩa nhớ lại.
Mọi cố gắng, thuốc thang chẳng làm bệnh tình ông Chiến thuyên chuyển mà còn có dấu hiệu nặng thêm. Cuối năm 1996, ông Chiến đột ngột bỏ đi không tung tích.
Thương chồng, bà Nghĩa đành gửi các con vào nhà hàng xóm rồi lặn lội tìm chồng. Ba đứa lớn, mỗi đứa sang một hàng xóm ở và chăn trâu thuê còn đứa nhỏ mới tập đi thì đem gửi ông nội chăm hộ.
Video đang HOT
Bà Nghĩa mang ảnh của chồng đi khắp nơi, vừa xin việc làm vừa tìm chồng, gặp ai cũng hỏi nhưng bà chỉ nhận được cái lắc đầu.
Ngôi nhà nhỏ của bà Nghĩa giờ đã rộn ràng tiếng cười khi ông Chiến trở về.
Khoảng 3 năm sau khi ông Chiến bỏ nhà ra đi, gia đình bà Nghĩa nhận được tin từ một người quen ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cho biết, chồng bà đã bị đánh tử vong, giờ không thấy thi thể ở đâu nữa.
“Khi nghe tin chồng chết, túng quẫn quá tôi cũng định tìm đến cái chết nhưng nghĩ tới mấy đứa con nên đành nén nỗi đau”, bà Nghĩa nói.
Những lá thư “lạ” và cuộc hội ngộ sum vầy ở nơi đất khách
Sau 20 năm ông Chiến bỏ đi biệt xứ, các con của bà Nghĩa đã lớn khôn và lập gia đình. Ba người con thứ vào trong miền Nam làm ăn còn người con cả ở lại phụng dưỡng mẹ già.
Cũng trong 20 năm đó, bà Nghĩa không ngừng hy vọng sẽ gặp lại chồng. Một chiều tháng 2/2016, gia đình bà Nghĩa liên tiếp nhận được những lá thư của một người lạ tên Mai Ngọc Chung gửi.
Những lá thư mà ông Chung báo tin cho gia đình bà Nghĩa biết thông tin của ông Chiến.
Nội dung lá thư, ông Chung ghi rõ: “Tôi cùng ở và làm việc với anh Chiến, không may anh Chiến bị ốm phải nhập viện. Hiện anh Chiến vẫn ở lại viện. Anh Chiến nhờ tôi khi về báo với gia đình ra đón anh về với vợ con…”.
Nhận được thư, bà Nghĩa cùng con trai lớn Hà Văn Tiến tìm gặp ông Mai Ngọc Chung. Ông Chung kể lại hết những gì biết về ông Chiến và đưa 2 mẹ con bà Nghĩa đến bệnh viện Phục hồi chức năng ở Quảng Ninh.
Đến đây, bà Nghĩa không còn tin nổi vào mắt mình. Người chồng 20 năm thất lạc tưởng đã chết xuất hiện trước mặt bà bằng xương, bằng thịt. Niềm vui càng nhân đôi khi bà Nghĩa biết, bệnh tình của ông Chiến đã thuyên giảm, ông có thể nhận ra vợ mình.
“Sau vài phút bỡ ngỡ, cả nhà lao vào ôm chầm lấy nhau, tôi mừng khóc ngất đi”, bà Nghĩa nhớ lại.
Bà Nghĩa làm thủ tục cho chồng ra viện và đón chồng về nhà trong niềm hạnh phúc. Các con bà Nghĩa trong nam cũng bay ra để gặp bố, cả nhà đoàn tụ sau 20 năm xa cách. Bà con hàng xóm, anh em họ hàng cũng đến chúc mừng và chia vui với gia đình bà Nghĩa, ông Chiến.
Ông Lê Duy Tĩnh – Trưởng Công an xã Thanh Tân cho biết: “Khi biết tin ông Chiến trở về, chúng tôi rất mừng cho gia đình bà Nghĩa vì đã tìm được người chồng, người cha sau 20 năm lưu lạc. Phía chính quyền địa phương sẽ tạo mọi điều kiện pháp lý để cho ông Chiến và gia đình được hưởng quyền lợi chính đáng của một công dân”.
Theo Danviet
Vì sao nhiều trẻ hay ăn vạ, tự đánh đập bản thân?
Nhiều người thắc mắc vì sao rất nhiều trẻ ăn vạ, tự vật mình, tự đánh đập bản thân? Liệu những trẻ có dấu hiệu như vậy có liên quan đến bệnh thần kinh không?
Lý giải điều này tại buổi chia sẻ với phóng viên ngày 9/8, TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết, trẻ thường có biểu hiện như vậy là đã mắc chứng "tự ngược đãi bản thân".
Theo TS Phương, nguyên nhân chính là do trẻ bị stress. Stress gặp ở mọi đối tượng, không biệt lứa tuổi, giới tính. Tuỳ theo hoàn cảnh, tùy theo mức độ, trẻ sẽ thể hiện bằng hình thức này hình thức khác.
Những trẻ mắc chứng này thường không ổn định về tâm lý thường hay ăn vạ, tự ngược đãi bản thân.
Có trẻ chỉ vì học hành căng thẳng quá bị stress, gây ra chán nản, mệt mỏi và có hành vi bất thường.
Có những trẻ có dấu hiệu thể chất như đau bụng, đau đầu, trẻ có vẻ hiếu động, mệt mỏi hoặc trẻ có vẻ trầm cảm, dễ cau có, không thích các sinh hoạt thường ngày. Trẻ cũng ít quan tâm đến những sinh hoạt quan trọng và thích ở nhà hơn là tiếp xúc với bạn bè; việc học sa sút, không thích đi học và không thích làm bài, học bài.
Những trẻ mắc chứng này thường không ổn định về tâm lý, hành vi tự đánh đập bản thân, tăng giảm liên tục và có xu hướng tăng nặng. Đây chính là hình thức tự làm "đau" cả về thể chất hoặc tinh thần với mục đích loại trừ bản thân hay loại trừ những bất toại...
Nếu bệnh nặng lên sẽ để lại hậu quả đáng tiếc, là gánh nặng kinh tế cho gia đình, xã hội.
Trong trường hợp một người nào đó, nhiều trẻ còn tự đặt ra những hình phạt không phù hợp cho mình... cũng được coi là biểu hiện của hội chứng ngược đãi bản thân.
TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần
Theo TS Nguyễn Doãn Phương chỉ ra những dấu hiệu nhận biết bệnh nhân mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân như sau:
Người có hành vi tự gây tổn hại: Trẻ có xu hướng tự gây đau cho bản thân mình: Hay gặp nhất là hình thức cắt tay, cắt cổ tay với những nhát sắc, nông đủ gây rỉ máu nhưng không gây tổn hại đến tính mạng. Bệnh nhân cũng có thể cắt ở nhiều vị trí khác nữa.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn biểu hiện tự lao đầu vào tường, tự đánh, tát, nhổ tóc,... Sau mỗi lần như vậy, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái hơn nên có xu thế tái diễn để giải phóng sự ức chế.
Trạng thái ức chế cảm xúc đi kèm: Trẻ có xu hướng tự gây tổn hại về tinh thần như tự ngược đãi về tinh thần đưa mình vào nhiều hoàn cảnh cấm đoán, để chịu khổ sở.
Quan trọng nhất là sau mỗi lần làm tổn hại bản thân bệnh nhân thấy tâm trạng thoải mái hơn, nên có xu thế tái diễn hành động để giải phóng sự ức chế.
Các rối loạn chuyển di, dạng cơ thể: Trẻ thường có cảm giác buồn, chán nản, mệt mỏi, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, cảm xúc ức chế hầu như chiếm hết thời gian của bệnh, đôi khi có thể kèm trạng thái lo âu
BS Phương khuyến cáo cha mẹ nên trò chuyện với con thường xuyên, tìm kiếm sự chia sẻ hỗ trợ của con để thấy được động cơ của con.
Theo Danviet
Xe biển xanh lao vào đám đông: Gây tai nạn khi đưa xe đi rửa Liên quan đến vụ xe biển xanh của UBND huyện Như Thanh gây tai nạn tại chợ Bến Sung khiến 1 người chết, 3 người bị thương nặng, đại diện UBND huyện này cho biết thời điểm xảy ra tai nạn, lái xe không chở lãnh đạo. Sáng ngày 20/7, ông Lê Việt Hà, Chánh Văn phòng UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh...