Chống suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng (SDD) là một vấn đề sức khỏe ở trẻ, xảy ra khi chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng hoặc khi cơ thể gặp vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ.
Theo bác sĩ Lê Văn Đức – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, các biểu hiện của trẻ SDD là: Trong vòng 3 – 6 tháng đầu đời cân nặng ở trẻ không tăng hoặc tụt giảm từ 5 đến 10% (hoặc hơn) so với trọng lượng cơ thể; thường xuyên quấy khóc, ít vui chơi và kém linh hoạt, cơ thể chậm chạp hơn hẳn bạn cùng lứa; các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Đặc biệt, dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất là trẻ chậm phát triển vận động như: Chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.
Để xác định trẻ có SDD hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất dựa vào cân nặng theo tuổi: Khi mới sinh, cân nặng trẻ khoảng 3kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2kg.
Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20kg. Nếu không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1 đến 5 tuổi, trẻ bình thường có vòng tay 14 – 15cm; nếu dưới 13cm là SDD. Cách thứ hai dựa vào chiều cao theo tuổi: Khi mới sinh, trẻ dài 50cm, 6 tháng dài 65cm, 12 tháng dài 75cm, 2 tuổi dài 85cm, 3 tuổi dài 95cm, 4 tuổi dài 100cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120cm.
Cân đo cho trẻ tại cơ sở y tế huyện Khánh Vĩnh.
Trẻ dễ bị SDD nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật, nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai; những bé ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp).
Theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, kết quả tổng cân ngày 1-6-2020 ở tỉnh Khánh Hòa cho thấy, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi là 7,35%; tỷ lệ SDD thể thấp còi là 8,6%. Hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh có tỷ lệ trẻ em SDD thấp còi còn cao, hơn 20%.
Bác sĩ Đức cho biết, SDD ở trẻ có thể do một hoặc đồng thời các nguyên nhân. Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi). Thức ăn không được đầy đủ dưỡng chất, không hợp khẩu vị hoặc trẻ không được ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.
Video đang HOT
Trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng (tiêu chảy, viêm phổi, giun sán…), do phải sử dụng thuốc diệt vi trùng gây bệnh, kéo theo diệt bớt các vi khuẩn có lợi tại đường ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến việc kém hấp thu và biếng ăn ở trẻ. Trẻ gặp phải vấn đề tâm lý khi gia đình có những hành động ép buộc quá mức để cho trẻ ăn, khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi, lâu ngày sẽ gây ra bệnh chán ăn dẫn đến SDD.
SDD gây ra nhiều hậu quả cho trẻ như: Suy yếu hệ miễn dịch; chậm phát triển thể chất; giảm phát triển trí não; giảm học hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội kém và khả năng làm việc thấp hơn khi trưởng thành; ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ…
Để ngăn ngừa SDD ở trẻ em, thai phụ phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khi mang thai bằng viên sắt, acid folic hoặc viên đa vi chất; nếu mẹ không dùng sữa và chế phẩm sữa, ít ăn cá tôm cua, đậu đỗ thì cần bổ sung thêm canxi cho mẹ.
Nên nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu, cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài từ 18 đến 24 tháng, nếu mẹ không đủ sữa cần có nguồn sữa phù hợp để thay thế cho trẻ.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính như: Bột, đường, đạm béo, vitamin và khoáng chất; theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng và ngăn chặn nguy cơ gây bệnh SDD; khuyến khích trẻ vận động, tạo bầu không khí vui vẻ và sáng tạo các món ăn mỗi ngày để kích thích trẻ ăn. Đồng thời, đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch.
Phải làm gì khi trẻ bị hội chứng kém hấp thu?
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ là tình trạng phổ biến hiện nay. Dù mẹ cho bé ăn thực đơn phong phú đầy đủ, nhưng do hệ tiêu hóa của trẻ kém, cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
( Ảnh minh họa)
"Thủ phạm" khiến trẻ kém hấp thu
Tình trạng trẻ kém hấp thu khiến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển như kẽm, vitamin nhóm B, lysin,... Từ đó sức đề kháng của trẻ bị giảm, dễ bị mắc bệnh hơn, việc phát triển chiều cao và trí tuệ cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ kém hấp thu:
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, vi chất
Trẻ phải ăn dặm quá sớm, mẹ không tập cho trẻ làm quen dần với các loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp, hoặc tính dị nguyên cao như các loại hải sản, lòng trắng trứng, nhất là ở trẻ dưới 9 tháng tuổi. Chế độ ăn không cân bằng 4 nhóm thực phẩm, ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.
Vì khẩu phần ăn không đủ chất, cơ thể bé bị thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như kẽm, magie, canxi,...làm trẻ ăn không ngon miệng, gây mệt mỏi, chán ăn, làm khả năng hấp thu kém đi.
Loạn khuẩn đường ruột
Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Rối loạn tiêu hóa
Hội chứng kém hấp thu có thể do trẻ ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chứa chất độc hại, bị ôi thiu ... sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.
Thiếu enzym
Thức ăn được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn khi có enzym hay men tiêu hóa do tuyến nước bọt, gan, tụy,... tiết ra. Thiếu enzym sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.
Do bệnh lý
Nếu trẻ bị mắc bệnh về tuyến tụy, gan, túi mật hay ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, hoặc trẻ phẫu thuật cắt đoạn ruột, điều trị bệnh bằng tia xạ... cũng gây ra tình trạng hấp thu kém ở trẻ.
Để trẻ hấp thu tốt hơn
Khi thấy trẻ có các biểu hiện như trẻ biếng ăn, thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi, sút cân, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng, lổn nhổn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết, phân có mùi tanh thì phụ huynh nên có những biện pháp chăm sóc phù hợp để hệ tiêu hóa non nớt của bé ổn định trở lại.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho bé ăn vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều tránh làm trẻ sợ ăn.
Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Mỗi khi thay đổi loại thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn lượng ít một rồi tăng dần để bé quen. Nếu trẻ có biểu hiện kém hấp thu thì tạm ngừng rồi thử lại sau.
Sau thời gian dùng thuốc kháng sinh, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua và dùng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần đối với trẻ trên 24 tháng.
Vận động thường xuyên: Cho trẻ chơi và hoạt động thể chất giúp ruột co bóp nhiều hơn, trẻ ăn ngon miệng và quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn.
Cần bỏ thói quen xấu như cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, nịnh trẻ bằng đồ chơi, điện thoại để trẻ ăn, kéo dài bữa ăn quá lâu... để hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả.
Cách đơn giản để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng thấp còi sớm và chính xác Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là một trong những gánh nặng sức khỏe hàng đầu hiện nay bởi gây nên nhiều hậu quả lâu dài khác nhau. Các biểu hiện như chiều cao, cân nặng thấp, kém tập trung,... là những biểu hiện thường thấy khi trẻ mắc suy dinh dưỡng thấp còi. 1. Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?...