Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội trong tình hình mới
Chiều 8/9, Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức tọa đàm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý vào dự thảo báo cáo tổng kết Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về ‘ Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”.
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo trung ương đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về 3 nội dung, 7 nhóm giải pháp trong đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 46. Một là, nhóm nội dung về việc tạo ra các phong trào quần chúng sâu rộng trong việc đẩy lùi các sản phẩm văn hóa độc hại; Hai là, việc nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước; Ba là, tạo ra môi trường tốt đẹp, trong sạch, lấy “xây” để “chống” nhằm đẩy lùi, xóa bỏ các sản phẩm văn hóa độc hại.
Đồng chí cũng đề nghị các đại biểu căn cứ bối cảnh, hoàn cảnh thực tế, diễn biến hiện nay để đề xuất, tham mưu các nhóm giải pháp. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46 những gì đạt được, những gì chưa đạt được cần phải tập trung giải quyết. Liệu có cần phải tham mưu để ban hành Chỉ thị mới hay chỉ tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46.
Đồng chí Nguyễn Minh Nhựt – Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ phát biểu
Đánh giá tổ chức việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị số 46, đồng chí Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: “Chỉ thị số 46 đã tạo sự chuyển biến tích cực trong xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho các đối tượng, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận biết, ngăn chặn, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại.
Thứ hai, việc vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật, các quy định về bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại và phối hợp đấu tranh chống sản phẩm văn hóa độc hại đã đạt được nhiều kết quả. Thứ ba, nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý xã hội, quản lý văn hóa được ban hành góp phần ngăn chặn, bài trừ có hiệu quả sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại. Thứ tư, đã xây dựng được nhiều quy chế phối hợp trong việc kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập vào nước ta và các giải pháp kỹ thuật ngăn chặn sự xâm nhập của mạng Internet, các thiết bị kỹ thuật số, điện thoại di động”.
Tuy nhiên, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, yếu kém. Đó là công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp trong tổ chức thực hiện có lúc có nơi chưa thường xuyên, còn để sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào địa bàn dưới nhiều dạng khác nhau như phần mềm trò chơi trực tuyến bạo lực, băng đĩa nhạc phim kinh dị, đồi trụy, phản động, sách báo truyền bá duy tâm, thần bí. Thiếu chiến lược tuyên truyền, quản lý nên năng lực và trình độ nhận biết, đánh giá để bài trừ, tẩy chay các sản phẩm văn hóa độc hại còn hạn chế trong nội bộ cán bộ, nhân dân, nhất là các đối tượng ‘tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…
Video đang HOT
Đánh giá về việc thực hiện Chỉ thị số 46, đồng chí Nguyễn Viết Chức, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng Chỉ thị số 46-CT/TW đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đó là nhận thức của nhân dân được nâng cao, có khả năng nhận biết các sản phẩm phản văn hóa và các sản phẩm văn hóa không phù hợp với thuần phong mỹ tục, điều kiện kinh tế – xã hội và thị hiếu của nhân dân ta.
Đồng chí cho rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện Chỉ thị số 46 trong tình hình mới. Một là, đời sống vật chất ngày được cải thiện cùng với nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao và đa dạng ở các tầng lớp, lứa tuổi và các nhóm cộng đồng dân cư ở các vùng miền khác nhau. Hai là, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường với sự tập trung về vốn, cơ sở vật chất, thói tham lam, ích kỷ dẫn đến tham nhũng, lãng phí, vô cảm, hưởng lạc… có chiều hướng gia tăng cả về cường độ, tính chất và quy mô, làm cho mảnh đất sống của các sản phẩm phản văn hóa có cơ hội mở rộng và “màu mỡ”. Ba là, sự phát triển của khoa học công nghệ một mặt là phương tiện phát triển hiện đại, mặc khác cũng là phương tiện phát tán, truyền bá các sản phẩm phản văn hóa một cách nhanh chóng, tinh vi hơn. Bốn là, thế lực chống phá đã thay đổi nhiều về hình thức và nội dung chống phá. Năm là, việc mở cửa hội nhập này càng sâu rộng về kinh tế, ngoại giao nhưng chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa chưa tương xứng dẫn đến lúng túng trước nhiều hiện tượng mới về văn hóa, làm gia tăng cả hai xu hướng bài ngoại và vọng ngoại
Do đó, cần tiếp cận vấn đề chính xác và toàn diện hơn. Thuật ngữ “sản phẩm văn hóa độc hại” cần được thay bằng “sản phẩm phản văn hóa”. Từ cách làm rõ khái niệm “sản phẩm phản văn hóa’ nên có các tiếp cận cụ thể, ví như có những mô hình, hoạt động văn hóa ở địa phương như “đâm trâu”, “chọc lợn” nếu ở cấp địa phương không cấm, cấp trung ương có cấm không? Vì thế, cần có một hội đồng thẩm định đánh giá thực sự có chuyên môn, có bản lĩnh, có thời gian vật chất và cập nhật thông tin trong nước và quốc tế một cách toàn diện, nhiều chiều để phân loại các sản phẩm phản văn hóa. Từ phân loại này, cơ quan lãnh đạo chỉ đạo sáng suốt, thấu đáo, cơ quan quản lý có biện pháp xử lý phù hợp, nhất quán và có hiệu quả.
Đồng chí Nguyễn Kỳ Minh, Phó Chánh Văn phòng Cục Quản lý Thị trường – Bộ Công thương cho rằng: Cần phải sửa đổi một số văn bản luật để ngành quản lý thị trưởng ngăn chặn hiệu quả hơn nữa việc lưu truyền các sản phẩm độc hại.
Trong khi đó, đồng chí Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin Truyền thông đề nghị, để đánh giá rõ hiệu quả Chỉ thị số 46, đề nghị cần cung cấp hệ thống dữ liệu như bắt bao nhiêu vụ lan truyền sản phẩm văn hóa độc hại; ngăn chặn in ấn, phát tán bao nhiêu tài liệu xấu độc… đồng thời cần làm rõ nội hàm khái niệm “độc hại”, từ đó mới định danh được các sản phẩm văn hóa mức độ “độc hại” như thế nào. Có những cái trước kia chưa phù hợp với chuẩn mực văn hóa, nhưng đến bây giờ có thể phù hợp thì các cơ quan quản lý Nhà nước có thể cấp phép, như chuyện cấp phép lưu hành các ca khúc ‘Nhạc vàng”…
Để nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 46, đồng chí Nguyễn Nguyên đề nghị cần xây dựng các nhóm giải pháp trọng tâm, trong đó đưa việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật về Internet để tiến hành ngăn chặn; yêu cầu các hãng công nghệ nước ngoài như Google, Youtube xóa bỏ các kênh thông tin xấu, độc, không phù hợp với văn hóa nước ta.
Đồng chí Thái An, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn cho biết: Trung ương Đoàn đang xây dựng đề án giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trong không gian mạng giai đoạn 2020 -2030.
Trong khi đó, Giáo sư – Tiến sỹ Đinh Xuân Dũng cho rằng có hai nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp thứ nhất là tuyên truyền giáo dục. Cần phải có kế hoạch cụ thể, nhất quán nhằm tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống. Thực hiện với chất lượng và hiệu quả chương trình xây dựng “gia đình văn hóa”. Coi trọng vai trò của cơ sở vì đây là địa bàn quan trọng nhất. Nhóm giải pháp thứ hai là về quản lý. Cần xây dựng các quy định về sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên của các ngành hải quan, công an, quảng lý thị trường trong việc kiểm tra các sản phẩm độc hại xâm nhập qua các con đường vào nước ta. Các ngành công an, quốc phòng, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông cần phối hợp, hỗ trợ cho cơ quan chuyên theo dõi mạng Internet có những biện pháp kịp thời ngăn chặn và dùng những giải pháp về công nghệ để hạn chế các trang web độc hại…
Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương phát biểu kết luận.
Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo trung ương cám ơn các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý, đồng chí cũng đề nghị các đại biểu tiếp tục gửi báo cáo, nhận xét đánh giá cho Ban Tổ chức để tập hợp, thống kê. Trên cơ sở đó, Ban Tuyên giáo trung ương sẽ tổng hợp, xây dựng đề án đánh giá toàn diện sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại làm cơ sở để Ban Bí thư ban hành Chỉ thị mới tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý các sản phẩm văn hóa trên Internet, mạng xã hội, phương tiện truyền thông mới./.
Phát động cuộc thi "Chung tay vì an toàn giao thông" trên mạng xã hội VCNet
Sáng 26-8, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức lễ phát động Cuộc thi trắc nghiệm "Chung tay vì an toàn giao thông" trên mạng xã hội VCNet.
Lễ phát động cuộc thi "Chung tay vì an toàn giao thông" trên mạng xã hội VCNet được tổ chức tại trụ sở Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng 26-8-2020.
Cuộc thi bắt đầu từ 10 giờ ngày 7-9 đến 9 giờ ngày 28-12. Thông qua cuộc thi, ban tổ chức muốn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông; nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ; góp phần xây dựng văn hoá ứng xử khi tham gia giao thông, trang bị cho người tham gia giao thông các kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông an toàn.
Đồng thời, tạo điều kiện để đông đảo các tầng lớp nhân dân góp ý, chia sẻ các giải pháp tăng cường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông; biểu dương, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Phát biểu phát động cuộc thi, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, khẳng định, Đảng và Chính phủ Việt Nam nhiều năm qua đặc biệt quan tâm đến vấn đề trật tự an toàn giao thông, coi đây là một vấn đề mang tính xã hội cấp bách, cần sự huy động tổng lực cả hệ thống chính trị và sự chung tay của người dân.
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông liên tục được kéo giảm về số người chết và bị thương.
Tuy nhiên tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, có những vụ tai nạn thương tâm, gây lo lắng và bức xúc cho nhân dân. Những hiện tượng như lái xe sử dụng ma tuý, chất kích thích vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ còn tái diễn, trong khi đó việc ứng dụng khoa học vào giám sát, xử phạt còn hạn chế.
Theo đồng chí đồng chí Lê Mạnh Hùng, nguyên nhân chính là ý thức của người tham gia giao thông vẫn còn chưa cao, do vậy cần quan tâm, chỉ đạo tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành vi của người dân trong việc tham gia giao thông.
"Việc tổ chức cuộc thi "Chung tay vì an toàn giao thông" là hết sức thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức cho các tầng lớp xã hội, mọi người dân có ý thức khi tham gia giao thông", đồng chí Lê Mạnh Hùng nói.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cũng cho rằng, có nhiều giải pháp giúp chúng ta đạt được kết quả bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhưng trước tiên chúng ta phải làm tốt công tác xây dựng các quy định pháp luật và thực thi tốt quy định pháp luật. Để làm được điều này thì công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật có tính chất then chốt và đối tượng tuyên truyền không chỉ là người dân mà là cả các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước.
"Chúng tôi tin rằng, kênh tuyên truyền qua VCNet là kênh tuyên truyền mạnh mẽ tạo sự lan toả rộng lớn đến đông đảo cán bộ đảng viên, công thức, thông qua đó đến với nhân dân. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng, cuộc thi này sẽ nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân, nhất là thế hệ trẻ", đồng chí Khuất Việt Hùng nói.
Cũng trong dịp này, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức giao lưu trực tuyến "Giải pháp nào để bảo đảm an toàn giao thông".
Tại cuộc giao lưu trực tuyến, các vị khách mời đã trả lời nhiều câu hỏi của bạn đọc Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và người dùng mạng xã hội VCNet, tập trung vào một số vấn đề: tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay, đặc biệt là những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô-tô; đề xuất các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông thời gian tới.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Ngày 1-9, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 75 năm bản "Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Gần 40 tham...