Chồng sĩ chi mạnh tay trong khi nhà không có mà ở
Trải qua 4 năm của cuộc hôn nhân tôi thấy những cãi vã trong gia đình mình chủ yếu tập chung ở việc tiêu tiền. Tôi thì luôn nghĩ phải tích góp cho con, còn anh thì thích hào nhoáng, hoành tráng với họ hàng. Tôi rất khổ tâm khi sống với người chồng như thế này.
Yêu 6 năm giờ bạn gái em muốn cưới
Tôi làm giáo viên trong một trường tiểu học, còn anh là kĩ sư công nghệ thông tin. Khoảng 3 năm nay, trung bình thu nhập hàng tháng của anh khoảng 14 triệu đồng còn tôi được ít hơn. Bởi thế, anh làm chủ kinh tế gia đình vì là người kiếm được nhiều tiền hơn. Thế nhưng nhiều năm qua, chúng tôi cứ sống gá dựa ở thành phố này mà không có cơ hội ngẩng mặt lên nhìn một căn nhà, dẫu là nhà chung cư dành cho người thu nhập thấp. Tất cả vì thói tiêu tiền vô tội vạ của chồng tôi.
Ảnh minh họa
Năm nào cũng vậy, ngay từ đầu năm theo kế hoạch là anh sẽ đón họ hàng từ quê lên, tổ chức những chuyến đi thăm quan ở Hà Nội, Nghệ An. Chi phí đi lại cho mỗi chuyến đi không dưới 10 triệu đồng. Chồng tôi tỏ ra hài lòng khi làm được những việc như vậy cho những người trong họ ở quê. Anh vẫn tự hào: Nhắc đến thằng Toàn là mọi người không chê trách được bất cứ câu nào…
Không chỉ tổ chức cho mọi người ở quê đi chơi mà vào những ngày lễ tết ở quê, anh hay bắt tôi xin nghỉ việc ở trường từ trước 2 hôm. Anh liệt kê ra đủ những thứ đồ cần mua sắm rồi bắt tôi đi mua. Sau đó chính tôi phải về quê trước để sắp sửa bày biện. Nếu tôi làm trái lời thì chính tay anh sẽ đi mua sắm, không cần tôi và giận tôi trong suốt cả tháng…
Trong nhà chúng tôi trọ không hề có bếp từ thế nhưng chính tay anh đã lấy lương của mình đi mua 5 bộ bếp từ ăn lẩu để cho 5 người họ hàng ở quê. Và vô số những lần khác, cứ hứng lên anh lại phục vụ họ hàng làm nhà tôi kiệt quệ. Có đôi khi dù không có tiền nhưng cứ có người từ quê lên là anh đón về phòng trọ, ăn và tiêu vô tội vạ. Anh yêu cầu tôi tiếp đãi mọi người tử tế rồi chính anh lại mua quà cho họ mang về nhà.
Video đang HOT
Tôi không cản được, có cản thì anh lại bảo “đàn bà lằng nhằng”, “đàn bà không biết g
Chúng tôi lấy nhau được mấy năm nhưng hai vợ chồng không hề có tiền tiết kiệm. Hai vợ chồng tôi đến nay vẫn đi thuê trọ, cuộc sống chật vật lắm. Nhìn đồ đạc trong phòng trọ cũng toàn đồ cũ. Quần áo, xe cộ của hai vợ chồng thì đều là đồ xấu và không có mấy giá trị. Thế nhưng anh không hề bận tâm. Với anh phục vụ cho họ hàng ở quê, dẫu phải vay mượn cũng là chính đáng.
Nghe lời nhiều người, tôi đã từng dùng lời lẽ từ nhẹ đến nặng để khuyên răn anh. Thế nhưng anh ấy quá gia trưởng, tính sĩ đã ngấm vào máu rồi. Tôi không khuyên răn được.
Mỗi đồng tiền chúng tôi kiếm được đều là công sức lao động xương máu mà ra (Thật lòng, tôi cũng thấy chồng mình phải vất vả lắm mới kiếm được tiền). Thế nhưng mọi lời khuyên răn của tôi đã trở nên vô nghĩa với anh. Anh cho tôi là hạng đàn bà nên suy nghĩ nhỏ nhen.
Tôi thương chồng và muốn xây đắp cho gia đình. Thế nhưng chồng tôi cứ tiêu pha vô tội vạ chỉ vì muốn lên mặt với họ hàng. Tôi nên làm thế nào để chữa được bệnh sĩ của chồng tôi?
Theo Vietman
Tôi trở thành kẻ tội đồ khi yêu ở tuổi 60
60 tuổi tôi bắt đầu yêu. Nhưng tình yêu ấy đã đưa tôi đến những bi kịch và cả sự khinh khi của con cái, sự bàn tán, xầm xì của hàng xóm.
Chồng mất khi tôi mới 28 tuổi đời, bỏ lại cho tôi ba đứa con trai thơ dại với cả một khối cô đơn, tủi nhục vì cảnh góa bụa. Tôi lăn lộn với mọi việc để kiếm tiền nuôi con. Bao nhớ thương và cả những khát khao "đời nhất" đều bị tôi dồn nén bằng tình yêu đối với ba đứa con tội nghiệp. Tôi chỉ biết làm, biết đem tất cả sức lực của mình để cho con ăn học lên người.
Ảnh minh hoạ
Trong những tháng năm ấy, cũng có rất nhiều người đến với tôi, mong có thể chia sẻ cùng tôi những vất vả của cuộc mưu sinh. Họ hứa sẽ cùng tôi lo cho ba đứa con nên người. Nhưng tôi sợ một gia đình mới sẽ khiến con tôi không thể có hạnh phúc. Vì vậy, tôi chôn chặt những khát khao yêu đương bằng tình thương bao la của người mẹ đối với con.
Những ngày đó, sáng nào tôi cũng thức dậy từ 3 giờ sáng, xay bột, rán bánh rồi lại tất tả đi giao các quán nước ven đường. Nhiều hôm đi làm về muộn, ba đứa con đi họ về ngồi rũ rượi chờ mẹ mang gạo về nấu cơm mà lòng tôi quặn thắt. Tôi càng cố gắng nhiều hơn những mong con thoát khỏi cảnh sống khổ sở cơ cực mà tôi đã từng gánh chịu.
Có lẽ trời cũng thấu hiểu nỗi cơ cực mà tôi phải chịu đựng nên ba đứa con của tôi đều tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm và thu nhập không hề thấp. Vì vậy mà cuộc sống vật chất và tinh thần của tôi đã không còn cơ cực như xưa nữa.
Nhưng khốn nỗi, ba con tôi đều làm ở xa. Chỉ còn một mình tôi lầm lũi trong căn nhà cũ. Nỗi cô đơn cứ trực trào lên, ám ảnh tôi. Mặc dù sự cô đơn, lạnh lẽo đã làm bạn với tôi suốt hơn 30 năm qua nhưng tôi vẫn cảm thấy sợ hãi. Tôi tham gia cùng các cụ trong làng tất cả những hoạt động: từ tập dưỡng sinh, mua Lân, múa Rồng đến những phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe khác.
Trong những hoạt động tập thể ấy, tôi và một người đàn ông trong làng tỏ ra khá hợp nhau. Ông cũng đã mất vợ từ khi còn trẻ, một mình gà trống nuôi con nên chúng tôi có thể hiểu và chia sẻ với nhau rất nhiều điều.
Và tình yêu đến với chúng tôi một cách tự nhiên. Sau bao nhiêu năm, tưởng tình yêu đã nguội lạnh lại được dịp bùng lên mạnh mẽ trong lòng tôi. Từ ngày yêu ông, tôi thấy mình như trẻ ra. Ban đầu chúng tôi còn giấu các con vì cảm thấy xấu hổ bởi mối tình già. Nhưng ông ấy nói với tôi: "Cả đời tôi và bà đã sống vì các con, giờ con cái trưởng thành, đã đến lúc mình phải sống cho mình."
Chúng tôi quyết định "xin ý kiến" các con để có thể chăm sóc cho nhau những ngày cuối cùng của cuộc đời bởi "con chăm cha không bằng bà chăm ông". Nhưng không ngờ, cả ba đứa con của tôi đều phản đối kịch liệt. Chúng cho rằng tôi già, lẩm cẩm làm mất danh dự của chúng. Chúng bảo: "Cả làng đang coi mẹ như là tấm gương về sự hi sinh cho gia đình, giờ mà mẹ lấy chồng, người ta cười vào mũi cho". Ba con tôi cho rằng, cả đời mẹ đã vất vả lo cho con cái học hành, đến lúc được an nhàn lại đi lấy một ông già về để phục vụ nữa thì khổ cả đời à!
Ba đứa con tôi bắt tôi phải lựa chọn "một là có con thì không có ông ấy và nếu có ông ấy thì sẽ không còn con cái nữa". Ông ấy cũng chịu sự phản đối quyết liệt của các con như tôi.
Không chỉ con cái, nhiều bạn già cũng khuyên chúng tôi không nên vì những dục vọng thấp hèn mà đánh mất đi sự kính trọng mà mọi người đã dành cho mình trong suốt mấy chục năm qua. Hàng xóm thường nhìn chúng tôi với con mắt dò xét, tò mò. Tình cảm của chúng tôi trở thành một đề tài bàn tán, mỉa mai ở hầu hết các cuộc trà dư tửu hậu trong làng.
Hai chúng tôi thường ngồi bên nhau trong im lặng. Chẳng lẽ tình yêu lúc xế chiều lại xấu đến thế? Chẳng lẽ cả đời hi sinh vì con, chúng tôi không còn có quyền được yêu, được sống cho mình dù chỉ một ngày?
Phương Trà
Chào chị! Chị nói đúng, chả lẽ cả đời hi sinh cho con , bây giờ không có quyền yêu và sống cho bản thân mình? Sự hi sinh một chiều của người mẹ , người vợ đôi khi tạo ra thói quen ích kỷ, đòi hỏi của người thân như vậy đấy. Chị cũng có quyền đòi hỏi được chăm sóc, được thương yêu và được tôn trọng như chị đã từng làm như vậy với các con. Việc nói từ cha mẹ chỉ là điều kiện để các con chị gây sức ép nhằm ngăn cấm cuộc hôn nhân mới của mẹ. Họ vừa vi phạm luật vừa thiếu sự cảm thông với người đã hi sinh cả đời vì gia đình. Nếu cần, anh chị có thể nhờ đến chính quyền vì không ai có quyền cản trở hôn nhân hợp pháp của người khác.Vừa vận động, vừa phải tỏ thái độ kiên quyết, tôi tin anh chị thu xếp được cuộc sống hạnh phúc. Nguyễn Vân Anh CSAGA
Theo VNE
Chồng tôi 7 năm 'lái máy bay bà già' 7 năm nay anh vẫn lén lút ăn nằm với đồng nghiệp là một "máy bay bà già" hơn anh 16 tuổi. Tôi phải mắt nhắm mắt mở, đóng giả một gia đình hạnh phúc. Nhưng đến giờ tôi thấy anh vẫn chưa có ý định từ bỏ mà ngày càng mặn nồng hơn. Thường xuyên theo dõi mục tâm sự, tôi thấy...