Chồng sắp cưới kiếm 14 tỷ đồng/năm khiến tôi lo lắng
Chênh lệch lớn về tiền lương và mức sống cá nhân khiến cô nàng vô cùng lo lắng khi ngày cưới sắp cận kệ.
Ảnh minh họa
“Chồng sắp cưới kiếm được 600.000 USD trong khi tôi kiếm ít hơn 50.000 USD. Tôi đang lo lắng khi sắp kết hôn cùng anh ấy vì chúng tôi không biết làm sao để phân chia các hoá đơn?” – đây là mở đầu trong lời tâm sự của một người phụ nữ đăng tải trên trang BuzzFeed.
Theo chia sẻ, cô nàng và hôn phu đang chuẩn bị tiến tới hôn nhân. Thế nhưng, họ gặp khó khăn trong việc phân định các khoản chi tiêu trong tương lai bởi sự chênh lệch rõ ràng trong thu nhập và mức sống của mỗi người.
Cụ thể hơn, cô chia sẻ: “Anh ấy là bác sĩ, thu nhập rơi vào khoảng 60.000 USD mỗi năm (khoảng 14 tỷ đồng) . Còn tôi làm ở lĩnh vực giáo dục, kiếm ít hơn 50.000 USD/năm (khoảng 1.1 tỷ đồng.
Tôi không tiêu xài hoang phí nhưng cũng không phải người quá tiết kiệm. Tôi từng ly hôn, có quyền nuôi dưỡng con cái và không nhận bất kỳ khoản trợ giúp tài chính nào từ chồng cũ. Nói cách khác, tôi là kiểu người sẽ tiêu hết sạch tiền cho đến kỳ lĩnh lương và không dành dụm được khoản nào. Tôi sợ các khoản vay nên cố gắng không nợ nần ai. Tôi ở nhà thuê, không dùng thẻ tín dụng và có chiếc ô tô đã dùng 8 năm. Tôi sống khiêm tốn, cũng như thích mua sắm ở các cửa hàng bán đồ secondhand.
Còn về hôn phu, anh ấy cũng có ý thức tiết kiệm tiền, song anh tiêu xài khá “bừa bãi” ở một vài khoản chi phí khác. Anh ấy có một khoản thế chấp khi mua nhà và xe Lamborghini, cũng như phải trả khoản vay sinh viên.
Anh ấy dành 40% tiền lương để trả khoản cấp dưỡng (một khoản thanh toán theo lệnh của tòa án cho vợ cũ sau khi ly hôn), cũng may là điều này sẽ kết thúc trong vài tháng tới. Con trai anh đã là trẻ vị thành niên, do đó anh cũng sẽ phải trả phí nuôi dưỡng cậu bé trong vài năm tới. Về cơ bản, anh ấy cũng giống tôi, là kiểu người lương cao nhưng không dành dụm được quá tiền. Chỉ khác là mức sống của anh ấy cao hơn tôi mà thôi”.
Khi trao đổi về chủ đề tài chính, hôn phu nói muốn tôi cũng ‘đóng góp’ và ‘không chỉ thư giãn’ khi anh ấy đang kiếm tiền. Dẫu vậy tôi biết anh ấy sẽ không truyền đạt hết những kỳ vọng tài chính cá nhân với tôi. Trong thời gian tới, chúng tôi đang xem xét mua nhà cùng nhau, do đó tôi hy vọng có thể giải quyết việc phân chia các khoản chi tiêu một cách hợp lý”.
Video đang HOT
Lắng nghe tâm sự của cô, Megen Liscomb – biên tập viên mảng Tài chính cá nhân của BuzzFeed đã có một số lời khuyên gửi đến cô nàng:
Đầu tiên, Megen Liscomb dành lời khen vì cặp đôi đã có những cuộc trò chuyện thẳng thắn về thu nhập cá nhân và các khoản chi tiêu. Đây là tiền đề tốt để xây dựng hôn nhân hạnh phúc và hạn chế cãi vã về tiền bạc sau này.
Tuy nhiên, Megen Liscomb cũng gợi ý họ nên trao đổi sâu hơn về mong muốn cá nhân trong việc phân chia tài chính. Một vài mẫu câu hỏi có thể tham khảo là: “Anh/em thích mua sắm đồ vật nào?”, “Có món đồ nào anh/em biết dù đắt đỏ nhưng nhất định vẫn phải mua chúng?”, “Anh/em có thấy thoải mái khi chia sẻ sử dụng đồ vật đó với đối phương hay không?”…
Tiếp theo, Megen Liscomb nhận định vấn đề của cô gái kia tương đối khó giải quyết bởi cặp đôi có sự cách biệt lớn về thu nhập và mức sống. Cũng vì thế, Megen Liscomb không khuyến khích họ phân chia hoá đơn theo tỷ lệ 50:50. Với những cặp vợ chồng có chênh lệch tiền lương, thông thường người kiếm được nhiều tiền sẽ trả các khoản chi phí cao như tiền thế chấp nhà, phí dịch vụ đắt đỏ. Trong khi đối tượng có thu nhập khiêm tốn hơn sẽ trả tiền ăn uống và một số khoản nhỏ khác.
Mặt khác, Megen Liscomb khuyên X. nên trao đổi thẳng thắn về kế hoạch tiết kiệm tài chính với hôn phu, cũng như ngân sách tối thiểu mà cô nàng đóng góp được vào “mức sống mơ ước” của đối phương.
“Chẳng hạn với chiếc Lamborghini, nếu tôi là bạn, tôi sẽ phân chúng vào list ‘mong ước’ của cá nhân. Tôi sẽ nói thẳng, tôi không đóng góp vào khoản vay mua chiếc xe đó nếu tôi không dư dả tài chính. Tương tự với ngôi nhà mà hai bạn định mua, nếu anh ấy khăng khăng muốn mua căn hộ nằm ngoài mức chi tiêu, tôi sẽ phản đối chuyện mua nhà. Hoặc tôi sẽ nói anh cần phải trả khoản tiền cao hơn khi mua nó.
Nói cách khác, lời khuyên của tôi là bạn không nên dồn tất cả thu nhập để chạy theo mức sống cao mà đối phương mơ ước”, Megen Liscomb nói.
Cũng theo Megen Liscomb, dẫu biết cân đối chi tiêu là điều quan trọng trước thềm hôn nhân, thế nhưng hạnh phúc của vợ chồng không chỉ xoay quanh vấn đề tiền bạc. Ngoài ra, mọi quyết định phân chia chi tiêu hiện tại chỉ mang tính tương đối, bởi nguồn thu nhập và kế hoạch tài chính của cặp vợ chồng hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai.
Do đó, điều quan trọng là X. nên duy trì các cuộc trao đổi thẳng thắn về vấn đề tài chính càng sớm càng tốt và giữ tâm thế thoải mái trước khi bước vào cuộc hôn nhân mới. Tham khảo kế hoạch chi tiêu tài chính của những cặp vợ chồng khác cũng là phương pháp hữu ích mà X. nên làm để chuẩn bị cho tương lai.
Sinh nhật mua chiếc váy 700 nghìn tự thưởng cho bản thân, tôi bị chồng mắng nhưng mẹ chồng lại tát anh
Hơn 2 năm qua tôi đã làm việc vất vả kiếm tiền, tự thưởng cho mình một chiếc váy mới thì đã sao. Hơn nữa đó lại là ngày sinh nhật của tôi, tôi chỉ muốn đối xử với bản thân tốt một chút.
Sau khi kết hôn tôi mới biết nhà chồng có một món nợ hơn 1 tỷ. Ngỡ ngàng ngơ ngác bật ngửa, nhưng mới lấy chồng được dăm bữa nửa tháng chẳng nhẽ lại ly hôn vì chuyện này. Cho nên tôi chấp nhận cùng chồng gồng gánh khoản nợ không phải của mình.
Vì mang nợ trên người nên vợ chồng tôi ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, lúc nào cũng chi tiêu dè sẻn. Sáng ăn cơm nguội ở nhà, rồi xách cơm trưa đi làm cho đỡ tốn kém. Cũng may chồng cố gắng làm ăn, lại được bố mẹ chồng yêu thương, quý mến nên cuộc sống hôn nhân của tôi cũng không đến nỗi tệ.
Thôi thì "thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn", gái có công thì chồng không phụ. Tôi luôn tự động viên mình vậy nhưng đôi lúc khó tránh khỏi tủi thân, bởi từ khi lấy chồng tôi không còn biết ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm hay đi ăn nhà hàng là gì nữa. Những thứ đó với tôi trở nên quá đỗi xa xỉ.
Mấy hôm trước là sinh nhật tôi. Trên đường đi làm về, vô tình tôi thấy một chiếc váy rất đẹp trưng phía ngoài cửa hàng. Không kìm lòng được tôi liền ghé vào xem thử. Chiếc váy vừa in với người tôi, che được hết các khuyết điểm trên cơ thể. Soi mình trong gương tôi như trẻ ra vài tuổi, nhưng có điều chiếc váy này có giá "hơi chát", giảm giá rồi vẫn còn 700 nghìn lận.
Nghĩ hôm nay là sinh nhật mình, tôi đã mua chiếc váy để tự thưởng cho bản thân. (Ảnh minh họa)
Tôi quả thật không còn gì để mặc nữa, đa phần quần áo đều cũ kỹ cả rồi. Hơn 2 năm qua tôi đã làm việc vất vả kiếm tiền, tự thưởng cho mình một chiếc váy mới thì đã sao. Hơn nữa đó lại là ngày sinh nhật của tôi, tôi chỉ muốn đối xử với bản thân tốt một chút. Suy nghĩ một lúc, tôi dứt khoát rút ví thanh toán cho chiếc váy này.
Nhưng không ngờ, vui vẻ đâu không thấy, chồng biết được đã nổi trận lôi đình. Thấy hóa đơn tôi vứt trong sọt rác, anh nổi giận đùng đùng mắng to:
- Sao cô lại phá nhà như vậy? Chi 700 nghìn chỉ để mua một chiếc váy? Cô đã hơn 30 tuổi rồi, mặc đẹp như vậy để làm gì, cho ai ngắm? Mỗi ngày tôi làm việc vất vả là để cô tiêu hoang như thế sao? 700 nghìn mà dùng để mua thức ăn thì có thể đủ cho cả nhà ăn trong 1 tuần đấy. Nhà đang nợ nần, cô thì tiêu xài hoang phí, cô có biết nghĩ không vậy?
Tôi ấm ức, tự bảo vệ bản thân:
- Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 năm qua em mới mua một chiếc váy mới. Hơn nữa hôm nay còn là sinh nhật em. Mỗi ngày anh đi làm vất vả, nhưng em cũng đi làm cơ mà? Em mua cho mình một chiếc váy mới là sai sao?
Càng nói càng thấy ức, nước mắt tôi chỉ trực trào ra. Nhưng chồng cơ bản không nghe giải thích, thậm chí còn trách móc tôi bằng những lời lẽ thậm tệ và đòi ly hôn. Lúc này, mẹ chồng từ trong phòng liền bước ra tát chồng một cái khiến cả tôi và anh kinh ngạc.
Tôi thật không ngờ vì một chiếc váy mà chồng lại mắng chửi tôi thậm tệ như vậy. (Ảnh minh họa)
- Anh còn mặt mũi trách vợ, anh không thấy xấu hổ à? Là đàn ông không cho vợ được cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy thì thôi đi đằng này vì một chiếc váy mà làm mình làm mẩy, chì chiết vợ. Anh có đáng mặt đàn ông không? Nếu anh không báo nợ về nhà thì cuộc sống bây giờ tốt hơn nhiều rồi.
Con bé gả vào đây đã là thiệt thòi cho nó, nhưng mấy năm nay nó có oán thán nửa lời không? Vừa đi làm vừa vun vén việc nhà cửa đâu ra đấy, còn anh ngoài đi làm về đưa tiền cho vợ thì còn làm được cái gì hả? Nếu không có vợ quản lý tiền bạc giúp thì đến bây giờ chắc gì anh đã trả được hơn nửa số nợ?
Có một người vợ tốt như vậy mà anh không biết quý trọng. Nếu anh đòi bỏ vợ thì anh hãy cút khỏi cái nhà này, còn con dâu sẽ là con gái tôi, sau này có mối nào tốt hơn tôi sẽ đứng ra gả nó đi.
Tôi sững sờ trước những lời mẹ chồng nói, nước mắt bất giác rơi. Làm dâu của mẹ hơn 2 năm, tuy sống chung dưới một mái nhà nhưng vì tôi đi làm sớm về khuya, tôi và mẹ chồng đều ít nói nên hai mẹ con chẳng mấy khi chuyện trò, tâm sự.
Bình thường mẹ chồng rất tiết kiệm. Tôi mua cho mẹ đôi dép vài chục ngàn bà cũng trách, nên thiết nghĩ khi biết con dâu mua chiếc váy 700 nghìn mẹ sẽ đứng về phía con trai mà trách móc tôi. Thật không ngờ mẹ lại đứng về phía tôi, nói những lời như vậy.
Tối hôm đó khi vào phòng ngủ, chồng lắp bắp xin lỗi, hứa sẽ thay đổi và bù đắp cho vợ. Tôi cũng chẳng chấp nhặt làm gì, trong lòng cảm thấy may mắn vì có một người mẹ chồng tốt, bởi nếu không có bà có khi vợ chồng tôi ly hôn mất rồi.
Phụ nữ sẽ hủy hoại hôn nhân nếu làm 5 điều này Hôn nhân là một quan hệ đối tác lâu dài , nhưng thực tế luôn tồn tại vài điều tế nhị có sức tàn phá khủng khiếp mà không phải ai cũng nhận ra . Giữ bí mật là một cuộc khủng hoảng hôn nhân lớn vì chính là nơi sinh sôi của sự không trung thực và phản bội. (Ảnh: ITN). Đó...