Chồng ra ngoài gái gú rước họa về làm khổ đời tôi
Tôi vốn là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. 2 anh em tôi cùng ông bà nội sống trong căn nhà bố mẹ để lại với số tiền tiết kiệm 100 triệu.
ảnh minh họa
Năm tôi hết cấp 3 cả ông bà nội đều qua đời, còn anh trai đã vào Nam sinh sống và có gia đình cùng 1 cháu nhỏ.
Ngày anh đón tôi vào sống, anh đã bán ngôi nhà với giá 300 triệu đồng và cho tôi góp vào cuốn sổ tiết kiệm của bố mẹ. Anh nói “Anh không lấy một đồng nào cả, em dành dụm làm vốn, kiếm nghề mà sống”. Tôi vì thương anh cũng vất vả nên đưa anh 100 triệu, nhưng anh không cầm, tôi đưa cho chị dâu gọi là quà cho cháu nhỏ.
Những ngày ở miền Nam, anh chị chăm sóc cưng chiều tôi nhiều. Chị dâu còn kiếm việc cho tôi đi làm. Tuy vất vả một chút, nhưng mỗi tháng tôi cũng kiếm được 5 triệu đồng. Rồi tôi gặp Th, và đem lòng yêu thương Th. Th cũng là công nhân cùng xưởng với tôi. Hơn 1 năm sau tôi kết hôn cùng người đàn ông đó.
Th. quê ở Nam Định, kết hôn được 3 năm chúng tôi về quê sống. Nhưng tôi không ngờ từ đây, chuỗi đời đau khổ tủi nhục khiến tôi trở thành người phụ nữ đáng thương tội nghiệp.
Ở cùng mẹ chồng tôi mới biết bà ghê gớm biết nhường nào. Biết tôi mồ côi cha mẹ, nhưng bà không một chút cảm thương, bà tìm mọi cách hắt hủi chì chiết đứa con dâu như tôi. Từ ngày về làm dâu tôi chưa bao giờ nhận được sự tôn trọng từ mẹ chồng.
Video đang HOT
Nhà chồng tôi có 2 người con trai, chồng tôi là con thứ 2.Chị dâu anh chồng sống cùng nhà, nhưng bà chị trọng mỗi dâu cả. Bữa cơm cả gia đình cùng ăn, miếng ngon bà gắp cho chị dâu hết, còn tôi dù đang bụng mang dạ chửa thai đôi, bà chẳng bao giờ đoái hoài đến.
Tôi nhớ cảnh, nhiều hôm khi tôi đang làm thì trong nhà gia đình chồng cơm nước xong xuôi. Vào nhìn thấy cảnh còn vài miếng đậu, cọng rau còn lại trên mâm mà nước mắt lưng tròng. Chồng tôi thấy vậy lại quát “Cứ làm cái gì ngoài không vào mà ăn lại còn, chậm thì chết đói thôi”. Tôi nghĩ mà tủi thân, cũng là phận làm dâu sao đời tôi cơ cực vậy.
Tôi nhớ cảnh nhiều hôm vất vả trên đồng về tới nhà bị mẹ chồng chửi té tát, thậm chí hất cả cốc nước chè vào mặt vì “mày ngủ ngoài đồng à, giờ này mới vác cái mặt về”, “mày định đẻ còn rồi ấn cho thân già này nuôi sao”. Rồi những hôm chẳng may canh mặn, cơm nhão bà sẵn sàng bê cả nồi cơm hất ra sân chửi ầm ĩ xóm làng khiến tôi không biết chui mặt vào đâu.
Nhiều năm sau, khi mẹ chồng mất, tôi không hề có một giọt nước mắt xót thương nào cho bà. Dù tôi tự nhủ, bà là bà của hai đứa con tôi nhưng tôi không khóc nổi. Tôi cứ nghĩ bà đi rồi cuộc sống của tôi sẽ yên bình, nhưng trong chính ngôi nhà đấy, một cuộc đời cơ cực khác đang đợi tôi.
Cuộc sống vất vả, nhưng các con tôi sớm trưởng thành và học hành nên người. Nhưng kể từ ngày con tôi ra Hà Nội, chồng tôi bỗng dưng đổ đốn. Anh vốn lười biếng sống ỷ vào vợ, nay sinh nghiện rượu chơi bạc.
Nhiều lần công an xóm nhắc nhớ khiển trách nhưng anh đâu có chừa. Tuy chồng tôi đổ đốn như vậy, nhưng tôi vẫn một mực giấu các con, vì tôi không muốn chúng phải suy nghĩ buồn phiền. Bởi thế trong mắt con tôi, bố nó vẫn là người tốt.
Rồi chồng tôi cặp với cô gái cắt tóc gội đầu hơn các con tôi 2 tuổi. Không chỉ cặp mà anh còn bán bò, bán đất cho cô ta vốn liếng mở rộng cơ ngơi. Khi tôi biết chuyện lên tiếng can ngăn, anh còn nói “mày thử động vào nó xem, tao tống cổ mày ra khỏi nhà. Tao cưới nó luôn, còn mày im lặng tao chỉ cặp với nó, mày vẫn có chồng, con vẫn có bố”.
Tôi nghe người ta đồn ả nhân tình của chồng tôi vốn là gái từng kiếm sống ở thành phố nay hết thời về quê kiếm ăn. Cô ta đâu cặp với mỗi chồng tôi mà ngủ với nhiều tay đàn ông nơi tôi sống, mỗi chồng tôi mụ mị không biết gì nên vẫn bị ả lừa cho một vố đau đời.
4 tháng sau, anh ta trở về khi mang trong mình một số chứng bệnh lạ ở vùng kín, đi khám thì bác sĩ bảo chồng tôi bị bệnh sùi mào gà. Vài hôm sau, tôi cũng thấy mình có biểu hiện chảy máu vùng kín, tôi đoán tôi đã bị nhiễm bệnh từ chồng.
Cũng kể từ hôm bị nhân tình đá, lại thêm bệnh tật, chồng tôi như một con thú, anh điên cuồng chửi bới vợ, đập phá đồ đạc trong nhà. Đã thế đêm đêm còn mon men tới giường bắt tôi “chiều chuộng”. Tôi nghĩ, mình không thể cố gắng chịu đựng thêm nữa nên đã im lặng bỏ lên Hà Nội sống với con.
Cũng nhờ khéo tay, lại có duyên bán hàng nên tôi cũng có thêm đôi chút đồng tiền từ việc bán hoa quả dạo (Ảnh minh họa). Khi nghe tin tôi ở Hà Nội, cả hai đứa bất ngờ, chúng nghe chuyện rồi khóc theo tôi. Con tôi là thế, chúng thương mẹ vô cùng, tôi cũng dặn con đừng nói với bố nó, tới lúc cần thiết tôi sẽ gọi.
Trong lúc cuộc sống cơ cực, tôi nghĩ tới cuốn sổ tiết kiệm. Tôi đã trích một ít để mua xe cho con trai đi thực tập. Một ít tôi đi chữa bệnh và làm vốn làm ăn. Cũng nhờ khéo tay, lại có duyên bán hàng nên tôi cũng có thêm đôi chút đồng tiền từ việc bán hoa quả dạo.
Mới hôm qua, chồng tôi gọi cho con trai, anh ta tha thiết nói rằng đã ân hận và muốn tôi quay về sống cùng, nhưng tôi sợ lắm. Các con tôi cũng khuyên tôi nên ở lại đừng về với con người bội bạc đó. Tôi thực sự vẫn còn thương yêu chồng nhiều.
Tôi muốn con tôi có cả cha lẫn mẹ, nhiều lúc tôi muốn đón chồng lên Hà Nội để gia đình đoàn viên. Tuy vậy, tôi vẫn lo lắng rằng, biết đâu chồng tôi vẫn không tu tỉnh mà anh chỉ giả vờ để gặp được tôi, khi sống cùng anh ta lại đối xử như trước. Mong mọi người hãy cho tôi một lời khuyên liệu tôi có nên quay về và chấp nhận tha thứ cho anh ta hay không?
Theo ĐSPL
Hẫng
Nhiều người bạn lâu ngày gặp lại đã không nhận ra vì sự thay đổi quá nhiều của chị. Không phải hình dáng, diện mạo, điều khác biệt rõ rệt nhất là ở thần thái và phong cách. Chị chán chường và gần như chẳng thiết bất cứ chuyện gì.
Là phụ nữ gốc Huế, lâu nay, chị nổi danh trong làng ngoài xóm là người khéo léo, đảm đang quán xuyến trong ngoài. Nói về chị trước mặt mọi người, bao giờ anh cũng tự hào vì tài nội trợ không thể chê vào đâu của bà xã. Thế mà giờ, anh phải mệt mỏi thú nhận, có những bữa, anh gắng gượng ăn cho xong bữa vì chị, người đầu bếp xuất sắc, chẳng thiết đến ăn nữa, nói gì nấu.
Tất cả những biểu hiện đó là di chứng còn rất sâu sắc từ sau sự cố kinh hoàng của một tai nạn xe máy không quá lớn cách đây 4 năm. Lần đó, chị bị gãy tay, phải bó bột mấy tháng trời. Sau tai nạn, cứ tưởng mọi việc sẽ trở lại bình thường, nhưng không phải. Trước tai nạn, chị nổi tiếng là người giỏi nghề trang điểm. Sau sự cố, cùng với áp lực cạnh tranh, tin đồn tới tai nhiều người, họ bảo nhau, giờ chị đau rồi, không còn hành nghề được nữa. Một đồn mười, mười đồn trăm, khách hàng cứ thế thưa dần. Cộng thêm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, chị không còn kiếm được nhiều tiền như trước, cú sốc cuộc đời bỗng trở thành quá lớn. Lâu nay ở thành phố này, nhắc tới tên chị, ai cũng biết. Người nào cũng bảo, chị là người mà chỉ cần nói không thôi đã có người đem tiền đến cho. Chị đảm đang, tháo vát và rất khéo tổ chức công việc làm ăn. Nhưng giờ đây, chị thấy mình vô dụng. Chị rơi vào trạng thái trầm cảm, không thiết nói chuyện, không thiết ra khỏi nhà đi chơi hay thăm nom ai, kể cả anh em, bạn bè thân thiết. Ngay cả anh, chị cũng chỉ ơ thờ vài ba câu giao tiếp khi cần.
Cú hẫng cuộc đời với chị trở thành cú hẫng với cả anh. Dù làm đủ mọi cách, anh vẫn không thể kéo chị lại với cuộc sống bình thường trước kia. Anh chỉ tự trách mình đã để chị lấn quá sâu vào vòng xoáy của tiền bạc và công việc làm ăn. Lực cuốn của vòng xoáy ấy quá mạnh, nên khi bị văng ra khỏi nó, chị gần như không thể lấy lại được thăng bằng.
Đã hơn bốn năm anh một mình bươn chải, vực dậy cuộc sống của gia đình. Anh biết, nếu giờ đây, anh có thể kiếm được một khoản tiền thật lớn, chắc chắn chị sẽ khỏi bệnh. Nhưng nghề nghiệp lương thiện không có cách nào giúp anh thực hiện giấc mơ đó. Nghe thì có vẻ hài hước, nhưng khoảng gần một năm qua anh thường xuyên mua vé số. Mỗi ngày, anh cho đi hai ba chục ngàn để mua về những hy vọng lớn. Anh tin, chỉ cần anh trúng độc đắc, cuộc sống của anh, và vợ anh, sẽ hoàn toàn thay đổi.
Cuộc đời luôn có những cú "hẫng" rất bất ngờ như thế. Sẽ càng nhiều cú hẫng hơn nếu con người không biết tự chủ, biết chấp nhận, biết nhìn ra những thời điểm khó khăn trong từng chặng đời. Thường thì phần lớn những người giàu năng lực, rất tự tin vào bản thân lại bị hẫng nhiều hơn những người kém cỏi và yếu thế. Có cảm giác, họ cũng giống như quán tính của những cỗ máy lớn đang trên đà vận tốc lớn. Sự thật, trong cuộc đời, cũng rất cần những khoảng lặng để mình tự tìm lại "tốc độ ổn định" cho mình. Nhưng điều đó bây giờ, dường như anh không thể nói cho chị hiểu nữa rồi.
Theo VNE
Nhường chồng Trăm người nghe chuyện là chừng ấy người kêu chị khùng điên. Chồng mình đó, không chống nạnh lên mà giữ thì thôi, còn đi nhường cho người ta. Chẳng hiểu là chị cao thượng hay ngốc nghếch quá chừng. Đứa con gái lớn nhìn đôi mắt trũng sâu của mẹ rồi không nói gì thêm. Nó đã đủ lớn để hiểu hết...