Chồng quen thói ăn ngủ với gái, kiếm tiền “nhơ nhớp”
Giờ đây, như một người không còn lương tâm, anh ta chỉ biết đến tiền và gái, những đồng tiền anh ta kiếm được từ sự “nhơ nhớp”.
Bước sang tuổi 40, sống ly thân với chồng đã 6 năm nay nhưng chị Nguyễn Thị Hà, thị trấn Diễn Châu, Nghệ An vẫn giữ được nét tươi trẻ tuổi đôi mươi. Bí quyết của chị chính là tình yêu với con cái và luôn sống lạc quan, yêu đời.
Sinh năm 1970 nhưng mãi đến năm 2000 chị mới lập gia đình. Quê ở Thành phố Vinh, tốt nghiệp trường Đại học Vinh, chị được nhận ngay vào làm tại một cơ quan nhà nước. Tuy mức lương không cao nhưng bù lại chị có thời gian rảnh rỗi để vui chơi với bạn bè. Là người thích giao tiếp, lại năng nổ, nhanh nhẹn nên chị là đối tượng theo đuổi của nhiều chàng trai quê biển Diễn Châu, Nghệ An. Sau nhiều lời tỏ tình, chị đã nhận lời lấy anh, một người cao to, đẹp trai, làm nghề lái xe, nghề mà rất được nhiều người ưa chuộng lúc bấy giờ.
Chị vẫn nhớ như in những ngày đó. Nhà gần sông Bùng, con sông uốn lượn, đẹp trữ tình, đã đi vào thơ ca, nhạc họa như là hồn cốt của người dân Diễn Châu. Mỗi buổi chiều anh, chị và các con vẫn ra bờ sông hóng mát. Anh kể cho chị và các con nghe câu chuyện cổ tích nghịch ngượm, vất vả thủa ấu thơ, những câu chuyện ly kỳ, huyền bí từ con sông Bùng. Mỗi ngày một câu chuyện, chị càng hiểu thêm cuộc sống của anh, của gia đình và những người dân thôn quê. Và dường như cũng từ đó, con sông quê hương đã gắn liền với cuộc đời chị, là nơi chứng kiến mọi buồn, vui và hạnh phúc của cả gia đình.
Từ khi đứa con thứ hai ra đời, cuộc sống của gia đình chị như đảo lộn. Bao nhiêu chi phí từ tiền sữa, tiền ăn, điện nước… cứ tăng vọt chóng mặt. Với đồng lương ít ỏi, anh chị không thể bù nổi những khoản còn thiếu hụt. Anh bàn với chị chuyển sang lái xe đường dài để có tiền chăm lo cho gia đình. Sau một hồi suy tính, chị gật đầu đồng ý. Thời gian đầu, công việc trôi chảy, anh đều đặn mang lương về cho chị. Mặc dù chưa phải là dư dả nhưng cuộc sống của mẹ con cũng đỡ túng quẫn hơn.
Sau hai năm lái xe đường dài, anh ít về với gia đình hơn. Chị bắt đầu linh tính có sự đổi khác trong anh. Những cuộc gọi điện thoại thưa hơn. Anh ít quan tâm vợ con và số tiền anh đưa cho chị cũng ít dần. Chị gặng hỏi, anh tỏ ra cáu gắt, thậm chị chửi bới to tiếng, điều mà trước đây chị chưa bao giờ phải nghe từ anh.
Video đang HOT
Anh ta chỉ biết đến tiền và gái, những đồng tiền anh ta kiếm được từ sự “nhơ nhớp”. Ảnh minh họa.
Rồi người ta bắt gặp anh đi với người phụ nữ khác. Thậm chí sống với nhau từ rất lâu tại một căn hộ chung cư ở Thành phố Vinh. Khi mọi thứ rõ ràng, anh đã về công khai với chị. Chị càng đau lòng hơn khi anh bảo: “Cô ấy rất đáng thương, chồng đã chết, một mình nuôi con, không còn người thân thích, anh không thể bỏ được vì anh là chỗ dựa tinh thần duy nhất của cô ấy”.
Chị ra bờ sông, khóc một mình, chị nghĩ đến hạnh phúc ngày xưa, chị nghĩ đến chồng, chị lại nghĩ đến con. Tất cả như xát muối vào lòng chị. Những cơn đau cứ quặn thắt. Chị quyết tâm thay đổi để giữ chồng. Mỗi lần trở về nhà, chị nhẹ nhàng hỏi han anh, chị mạnh bạo cảm thông hỏi sức khỏe của cả mẹ con người đàn bà đó. Chị chú tâm nấu những món ăn anh ưa thích. Như được gợi về quá khứ, anh chỉ biết khóc, chị cũng khóc.
Rồi một ngày, sau khi đi làm tại cơ quan về, anh mỏi mệt trở về đòi ly hôn với chị. Chị lặng im không nói gì. Anh to tiếng chửi bới, đánh chị. Như “tức nước vỡ bờ”, chị nói với anh: Hãy đánh chết tôi đi, tôi thà chết chứ không bao giờ bỏ anh. Con cái rồi sẽ như thế nào”. Không suy chuyển được, anh đành bỏ đi.
Chị đã tìm đến cơ quan pháp lý để được tư vấn. Chị nhờ bạn bè và cả người thân tìm mọi cách khuyên nhủ anh và người đàn bà đó bỏ anh. Sau một năm cố gắng, mong muốn của chị đã thành hiện thực. Anh rời bỏ người đàn bà đó và trở về bên chị.
Nhưng gia đình quây quần bên nhau chưa được 2 tháng, anh lại tiếp tục tìm đến người đàn bà khác. Như một thói quen, sau đó anh còn sống chung với nhiều phụ nữ khác nữa. Có người là cán bộ nhà nước, người làm kinh doanh, thậm chí có cả người làm gái mại dâm, nghề trộm cắp vặt…
Anh từ bỏ nghề lái xe vì cho rằng vất vả mà thu nhập thấp. Một thời gian dài, anh cặp kè với những phụ nữ và chờ họ bao ăn mặc, đi trên những chiếc xe đắt tiền, sang trọng. Lối sống tùy tiện, đồi bại đã hình thành, ngấm sâu trong con người anh ta mặc cho mọi người khuyên nhủ, can ngăn.
Giờ đây, như một người không còn lương tâm, anh ta chỉ biết đến tiền và gái, những đồng tiền anh ta kiếm được từ sự “nhơ nhớp”. Anh ta thay đổi nhanh đến chóng mặt làm cho chị không còn hiểu vì sao.
Sau nhiều thời gian tìm cách nối lại tình cảm nhưng không hiệu quả, tâm hồn chị như chai sạn. Người đời có kẻ quở trách chị không biết giữ chồng, có người lại cảm thông chia sẻ trước người chồng vô nhân tính. Chị bỏ ngoài tai tất cả. Sau nhiều đêm suy nghĩ, chị quyết định sống ly thân. Chị cứ gắng gồng chịu đựng một mình. Hai con đã đến tuổi ăn, tuổi lớn, chúng cũng hiểu vì sao bố không về nhà. Chị cố gắng nuôi dạy con, xem anh ta vẫn như một người tốt, không để các con lệch lạc trong suy nghĩ về bố.
Sau 5 năm sống trong đau khổ, dày vò vì hạnh phúc gia đình, giờ chị đã được giải thoát. Chị lấy lại thăng bằng để trở về với thời vui vẻ, hoạt bát ngày xưa. Thay cho việc chỉ nghĩ đến chồng và người tình, xấu hổ cho hoàn cảnh thì giờ chị chị chỉ nghĩ làm thế nào để làm tốt công việc của mình và tìm giải pháp nuôi dạy con tốt nhất.
Chị nghĩ đến những nơi, những thầy cô giáo giúp ích cho con mình và nhờ họ kèm cặp. Chị cởi mở tấm lòng, tìm đến những người bạn tri kỷ, trao đổi cho nhau cách nuôi dạy con và làm việc tốt nhất. Nhờ vậy, chị đã trở thành một trong những cá nhân điển hình của cơ quan, với nhiều sáng kiến kinh nghiệm áp dụng hiệu quả vào công việc. Cuối năm 2013, chị được công nhận danh hiệu người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Thay cho cái nhìn thương hại trước đây thì giờ, mọi người đã nhìn chị với con mắt khâm phục, yêu mến.
Quên đi quá khứ, giờ chị đã trở thành người phụ nữ hiện đại. Ăn mặc đẹp, làm việc nhanh nhẹn, hiệu quả. Hai con đã lớn khôn, giờ đã biết quan tâm, chia sẽ vui buồn với chị. Sau bao năm sống trong bất hạnh, chị đã tự lấy lại thăng bằng, vượt qua khó khăn từ nghị lực và lòng quyết tâm của bản thân.
Mỗi buổi chiều 3 mẹ con vẫn ra bờ sông Bùng hóng mát. Nhưng giờ đây, tất cả đã đổi khác. Không còn bóng dáng của người bố nhưng bù lại hình ảnh kiên cường của người mẹ luôn là niềm tự hào của 2 con. Tiếng cười của gia đình sau bao năm buồn đau giờ lại đã giòn tan vào dòng sông quê hương như sự sẽ chia từ máu thịt, từ tình yêu thương sâu thẳm.
Theo ĐSPL
Đàn ông tốt thì đừng làm khổ vợ
Anh em bạn bè cần giúp đỡ anh ấy chẳng bao giờ nỡ chối từ,từ vay tiền, mượn xe, đến xin việc hộ cho con, cứ làm được là anh ấy giúp. Bạn bè gọi anh ấy là đàn ông tốt.
Anh em bạn bè cần giúp đỡ anh ấy chẳng bao giờ nỡ chối từ, từ vay tiền, mượn xe, đến xin việc hộ cho con, cứ làm được là anh ấy giúp. Bạn bè gọi anh ấy là đàn ông tốt.
Thế nhưng, lần lượt 3 bà vợ của anh ấy, bà nào cũng thương yêu rồi ở được một thời gian, là dứt áo ra đi. Bà vợ cả buộc tội anh ấy chỉ biết đòi hỏi mà không được tích sự gì. Công to việc lớn trong nhà đều dồn vào tay bà ấy cả, ông chồng suốt ngày đi nhậu, múa mép với bạn bè. Lo việc nhà chưa xong, bà ấy còn phải lo thêm việc thiên hạ cho chồng mát mặt. Số là bà ấy cũng có chút vị trí trong một công ty nhà nước, cho nên ông chồng cứ nhận lời xin việccho con nhà ai thì "đá bóng" luôn cho vợ. Ban đầu vì nể chồng, lại cũng quan hệ rộng nên bà vợ không nỡ từ chối, sau thấy mệt thân mà còn ấm ức vì chẳng được lời cảm ơn. Ai đặt vấn đề cảm ơn ông chồng cũng phẩy tay "chuyện nhỏ như con thỏ". Thế là bà ấy giải tán. Anh bạn tôi chê vợ ích kỷ, không giữ thể diện cho chồng, rốt cuộc đường ai nấy đi.
Bà vợ thứ hai buộc tội anh ấy bo bo với vợ con, nhưng ra ngoài lại tỏ ra mình hào phóng. "Nói thì bảo nhỏ nhen, nhưng ông ấy sống không thật" - chị bức xúc. Quả là chướng mắt khi tiền tháng anh chẳng đưa nổi cho chị nhưng tiền mang đi làm... từ thiện thì bao nhiêu cũng không vừa. Như hôm có ông bạn mượn ô tô về quê, anh nhiệt tình đánh xe đưa về tận nơi, tiền xăng xe cò nhăng hái trả. Đến nơi chả biết được tung hô thế nào mà vung ra cả tiền triệu mua quà quê, chia cho cả đoàn mỗi người một ít. Thế nhưng con có xin tiền học thì lại chỉ tay "sang mẹ". Anh luôn mồm bảo "đời còn nhiều người nghèo, giúp được ai thì giúp...". Nhưng nghe đến lần thứ n thì vợ hai quắc mắt: "Thế tôi giàu à? Ai cho tôi tiền đâu?" rồi dứt áo ra đi.
Bà vợ ba bỏ anh ấy vì lý do khó nói hơn. Già rồi, lấy vợ trẻ hơn nhiều tuổi, lại hay chè chén tối ngày, nên anh ấy thường rơi vào cảnh "xìu xìu ển ển". Mới có ngoài ba mươi, tưởng vớ được ông chồng vừa già vừa giàu, lại phong độ, ai ngờ chỉ được cái mẽ, cô vợ quá chán bỏ của chạy lấy người. Hôm gặp tôi cùng nhậu, anh ấy còn chán nản: "Cái loại đàn bà, chẳng đứa nào có tình, chẳng đứa nào chung được chí lớn với thằng đàn ông".
Tôi thì nghĩ đơn giản, đàn ông có chí khí vẫy vùng, tung hoành dọc ngang ở đâu đi chăng nữa, vẫn phải là đàn ông lo được cho vợ con, đối tốt với người thân trước khi đối tốt với người ngoài, mới thực là đàn ông tốt. Đừng tin lời bạn bè nói: "Anh có thể là bạn tốt nhưng là một ông chồng tồi". Đó chỉ là cách nói khéo léo nhằm né tránh một sự thật rằng, anh chưa phải người đàn ông tốt mà thôi.
Theo VNE
Hết yêu, trở thành... kẻ thù Khi yêu, nhiều người thường dành cho nhau những lời hoa mỹ nhưng lúc chia tay, mọi thứ quay ngoắt 180 độ. "Trời ơi, mới chia tay mình chưa đầy 1 tháng mà "nó" đã cặp kè với con khác. Mình có nên đánh ghen một trận cho hả giận không?" - ý kiến của N., sinh viên ngành ngoại ngữ một trường...