Chồng ‘quên’ biếu tết nhà ngoại còn nói lời cay đắng
Dù tết đầu tiên sau khi cưới nhưng chồng tôi “lơ” luôn việc biếu tết cho nhà ngoại. Tôi mở miệng nhắc thì anh lại nói những lời cay đắng…
Tôi mới lấy chồng gần một năm và sinh con được vài tháng. Hiện hai vợ chồng đang ở trọ tại Long An. Chồng chung vốn với bạn mở xưởng lắp đặt nhôm kính còn tôi từ khi có bầu xin nghỉ việc để dưỡng thai.
Chồng là người có trách nhiệm và luôn lo lắng chu toàn cho vợ con. Do tôi không đi làm nên kinh tế gia đình chỉ dựa vào nguồn thu nhập của chồng. Cả hai bên nội ngoại đều khó khăn nên không giúp đỡ được gì thêm.
Tết đầu tiên làm rể nhưng chồng “quên” việc biếu tết nhà vợ. Ảnh minh họa
Tết năm nay là cái tết đầu tiên tôi không về quê. Lúc còn độc thân, dù đi làm công nhân nhưng tôi cũng cố gắng dành dụm để lo tết đầy đủ cho gia đình. Nhà tôi nghèo khổ, mọi năm, ba mẹ luôn trông chờ vào số tiền tôi đem về để lo tết.
Nhưng năm nay, tôi không có thu nhập và đã đi lấy chồng nên không biết ba mẹ sẽ đón tết ra sao. Vì con còn nhỏ nên hai vợ chồng cũng không về nội. Những ngày giáp tết, nghe mẹ gọi điện vào hỏi thăm mà giọng buồn buồn khiến tôi nôn nao lòng dạ.
Nhưng bản thân ở nhà nội trợ chăm con nhỏ, tất cả phụ thuộc vào chồng tôi cũng không biết phải làm sao. Đắn đo mãi, đến cận tết, không thấy chồng đề cập gì đến chuyện gửi tiền về biếu bên ngoại trong khi bên nội đã đưa về từ tháng trước.
Tôi mới mở miệng nhắc chồng gửi tiền về quê giúp đỡ ông bà ngoại lo tết. Tôi cứ nghĩ chồng quên chứ không phải túng thiếu vì anh mới nhận tiền mấy công trình thanh toán cuối năm.
Nhưng không ngờ, chồng tỏ vẻ khó chịu, anh bảo: “Khi nào em làm ra tiền thì hãy nghĩ đến chuyện biếu tết nhà ngoại”. Vậy là, anh không quên mà cố tình như thế. Anh giảng giải, hai vợ chồng chưa có nhà cửa ở thành phố, phải tích lũy mới mua được nên phải biết tính toán.
Video đang HOT
Nghe những lời chồng nói, tôi tủi thân trào nước mắt. Ảnh minh họa
Anh còn dẫn chuyện em gái mình ra để so sánh với tôi. Em gái lấy chồng xa, điều kiện kinh tế cũng khá nhưng hiếm khi gửi tiền cho ba mẹ. Tết năm nào có về thì lì xì vài trăm nghìn cho ba mẹ, còn lại lo tết nhà chồng mà ba mẹ anh có ý kiến gì đâu.
Trong khi tôi mới lấy chồng, chỉ ở nhà nuôi con mà còn đòi xin tiền lo tết lo nhà ngoại. Anh lấy vợ chỉ lo cho vợ con là đủ, sao lại phải đèo bồng thêm một gia đình, vừa lo cho bên nội vừa lo cho bên ngoại gánh sao nổi.
Nghe chồng nói, tôi tủi thân vô cùng. Chẳng lẽ tôi đi lấy chồng là không còn trách nhiệm với gia đình. Lúc còn yêu, anh quá hiểu về hoàn cảnh nhà tôi. Ba mẹ đau ốm bệnh tật quanh năm, mấy đứa em còn nhỏ, tất cả dựa vào tôi. Có năm, anh về chơi, còn rộng rãi sắm áo quần và lì xì cho các em tôi. Vậy mà bây giờ, anh lại nói những lời ích kỷ đó.
Biết ý chồng như thế nên tôi cũng không nói gì thêm để khỏi ồn ào. Tôi âm thầm đem bán sợi dây chuyền vàng được 5 triệu. Món quà này ba mẹ tặng tôi vào ngày cưới nhưng do tôi mua bằng tiền của mình. Tôi gửi số tiền đó về quê cho ba mẹ lo tết.
Tôi tự hứa với mình, khi con cứng cáp sẽ đi làm trở lại để tự chủ về kinh tế. Tôi không thể đứng nhìn ba mẹ mình cực khổ mà không thể giúp được. Nếu tôi không gửi tiền về, chắc chắn nhà tôi sẽ không tết.
Ngọc Bích
Theo phunuonline.com.vn
Màu của tết: Màu của những sớm tinh mơ
Bó đuốc lá dừa của những cô, những dì đi chợ sớm hay sắc cam của vạn thọ hoà vào màu xanh đen mờ nhạt của bầu trời lúc hừng đông cứ hiện hữu trong tâm trí của người con xa quê luôn mong ngày trở về.
Không thể phủ nhận Sài Gòn trong những ngày giáp tết này đẹp vô vàn và dễ khiến người ta say đắm với đèn, hoa, ánh sáng rực rỡ. Nhưng có lẽ những sắc xanh đỏ, tím, vàng ấy cũng không thể nào thay thế được cái tết miền quê yên bình trong lòng người con xa quê khi ký ức ngày xưa vẫn cứ chờ khoảnh khắc giao mùa để thức giấc.
Sài Gòn vào xuân luôn rực rỡ với nhiều màu sắc, ánh sắc lung linh
Miền tây thanh bình, yên ả và những mùa tết cũng đi qua trong những dư vị ấy. Cứ độ 20 tháng Chạp đổ đi, khi mùi kiệu bắt đầu thơm nồng trước những khoảng sân đầy nắng hay cành mai được lặt trụi lá người ta lại kháo nhau: "Tết về". Và có lẽ đây cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt nhất. Ngày sẽ trong xanh, đầy nắng và thoảng những cơn gió đủ làm lòng người nôn nao đón tết. Trong khi đó, đêm về sẽ có chút se lạnh để người ta chờ sự đoàn viên bên bếp lửa hồng với mùi bánh tráng, bánh phồng hay đôi ba con khô được nướng thơm nức mũi.
Mùi kiệu thoảng vào trong gió báo hiệu mùa xuân đang về
Người sẽ thích tết với cảnh chợ hoa, chợ dưa đủ đầy màu sắc tươi tắn. Người lại mê cái không khí chộn rộn gói bánh, làm mứt để chờ xuân về. Kẻ lại hạnh phúc lâng lâng khi được ướm thử, được ngửi mùi vải mới còn thơm phức của những bộ đồ tết. Cứ như vậy, tết về trong lòng mỗi người, mỗi nhà.
Duy với tôi, tết lại về theo một cách khác. Chúng nằm trong những buổi sáng tinh mơ khi gà vừa gáy, mọi màu sắc đều còn mờ ảo trong màn sương sớm và cảnh vật vẫn còn nhoè nhoẹt trong cơn ngáy ngủ của đứa trẻ đương tuổi ăn tuổi lớn. Mỗi lần ngắm Sài Gòn lung linh trong ánh sáng, bức tranh của ngày xưa cũ ấy lại hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết. Con người ta đôi khi cứ khó hiểu lắm, sống ở hiện tại nhưng lòng lúc nào cũng nhớ về quá khứ
Dịp tết, người ở quê hay tranh thủ đi những phiên chợ sớm để kịp giờ về nhà làm nốt mấy công việc vườn tược rồi lau dọn, quét tước cho thật sạch sẽ. Chuyện thuê người làm xa lạ lắm, mà phần nhiều người ta cứ muốn tự làm hết thảy. Cứ như thế, độ ba giờ sáng trở đi những người bán hàng sẽ canh ra chợ để dọn cho kịp. Xóm tôi có một hội bạn hàng như thế.
Khi gà còn chưa kịp gáy sáng, những bó đuốc lá dừa hay ánh sáng le lói từ chiếc đèn pin cứ nối đuôi nhau trên con đường phía trước nhà. Trong cái ánh sáng nhoè nhoẹt ấy, cố nhìn mấy cũng không rõ mặt người. Tiếng nói, tiếng cười nho nhỏ về bó rau, con cá... hoà lẫn vào trong cái không khí còn tĩnh mịch của màn đêm cùng tiếng chó sủa đôi khi khiến người ta tỉnh giấc. Nhưng có lẽ cũng chẳng ai lấy làm phiền lòng bởi họ hiểu: À, xuân đang ở trong những điều bình dị như thế.
Màu của tết với tôi là màu của những sớm tinh mơ, khi bình minh chưa ló dạng
Bốn giờ sáng - khi những tiếng gà bắt đầu rộn dần cũng là lúc nhà tôi bắt đầu một ngày mới. Với gia đình nhà nông ở quê, nếp sinh hoạt này đã thành thói quen, mà đôi khi kể lại cho những đứa bạn ở thị thành nghe, chúng chỉ biết trố mắt nhìn. Tiếng gọi của cha tôi cũng đủ làm cho hai chị em tỉnh giấc. Mấy bước đi còn loạng choạng vì chưa tỉnh hẳn, tôi ngáp lấy ngáp để mấy cái cho đã thèm. Ấy vậy mà cái mùi sương sớm, mùi cỏ cây cứ quyện vào nhau khiến lòng người trở nên nhẹ tênh và tỉnh táo hẳn.
Tiếng nổ lách tách của mấy khúc củi nhãn khô đang cháy rừng rực trong lò cùng hơi ấm toả ra đủ khiến cái se lạnh của những ngày cuối năm bị xua đi. Tôi xoa vội hai lòng bàn tay vào nhau đặt trước miệng lò (cái cảm giác mà chỉ trẻ con miền quê mới đủ thấm) và nhìn những dòng khói đang bốc lên từ ấm nước đang sôi sùng sục như một kẻ bị thôi miên. Rồi đâu đó, mùi trà, mùi ly cà phê sớm bốc lên nhè nhẹ, chỉ ngửi thôi cũng đủ khoan khoái trong lòng.
Tôi và chị gái bắt tay vào việc ngay trên mảnh đất sau nhà, đang được phủ sắc vàng cam rực rỡ của hoa vạn thọ cùng sắc xanh mơn mởn của đám cải tùa xại (cải làm dưa) được cha trồng từ giữa tháng 10 âm lịch. Hai chị em sẽ cùng nhổ rồi bó chúng lại để kịp mang ra chợ sớm nhờ thím tôi bán dùm. Trong cả họ nhà nội tôi chỉ có thím là duyên buôn bán nhất. Thực chất, hoa và cải đã có thể nhổ và chuẩn bị từ chiều hôm trước nhưng làm vậy chúng dễ mất sức bán không được giá.
Mùi hăng nồng của vạn thọ và đám cải cứ lẫn vào trong mùi sương sớm mà với riêng tôi đó là một trong những vị đậm đà nhất của mùa tết phương nam. Sắc vàng cam của hoa vẫn còn mờ mờ trong cái sắc xanh đen của bầu trời nhưng vẫn đủ khiến tôi hình dung chúng sẽ rực rỡ ra sao khi đến chợ vào buổi sớm mai khi đặt cạnh những đoá hoa cúc vàng hay hoa huệ đỏ. Hoa và cải buổi sớm rất giòn nên khi nhổ lúc nào cũng phải nhẹ nhàng. Cứ như thế, từng giọt sương đọng trên hoa, trên lá cứ chảy vào kẻ tay mang đến cảm giác mát lạnh, mềm mại khó thể diễn tả thành lời. Rồi mùi đất cũng theo đó mà quyện vào tay người.
Vạn thọ, màu tết đặc trưng của phương nam
Khi nhổ xong lượng hoa, cải đủ cho buổi chợ sớm mai cũng là lúc bình minh dần ló dạng với những tia sáng màu vàng pha cam, đỏ bắt đầu ló dạng ở rặng tre sát bên mảnh vườn nhà. Con trẻ thì hời hợt nên tôi cũng chẳng bận tâm mấy đến mấy cảnh bình minh như vậy. Nhưng đến khi xa quê, xa nhà, trời vào xuân mới biết nhớ, biết thương da diết. Cái loa phát thanh sẽ inh ỏi cả một góc trời với hàng loạt tin tức địa phương rồi sau đó có cả thế giới, đôi lúc xen vào những giai điệu mùa xuân êm tai, dễ chịu. Mà có lẽ cũng đã lâu rồi tôi chưa được sống lại những giờ phút như thế.
Rửa sạch mớ bùn đất còn vương trên rễ, trên lá, tôi và chị xếp gọn gàng cải vào chiếc xe đẩy, chừa một khoảng đủ rộng để chất hoa vào. Sau đó, cha tôi dùng tấm lưới mỏng rồi gàng chặt lại để khi đẩy đi không bị rung lắc, gãy cành, gãy lá. Tôi và chị khoác vội cái áo tay dài đã cũ màu rồi vơ vội cái nón lá của mẹ để đội lên. Từng vòng xe quay cũng là từng nhịp chân chị em tôi bước trên con đường với tre, trúc rồi cả một hàng mít, cà na phủ bóng.
Chúng tôi mải mê nói về chuyện nồi thịt kho của mẹ, cái áo mới còn chưa giặt rồi đống bài vở sẽ phải làm sau khi đi học trở lại... Con đường quê bỗng đông đúc hơn và tôi lại đang mang niềm vui được ra chợ, được nhìn thấy người ta mua bán, mặc cả xôn xao. Con nít cũng chẳng biết buôn bán lời lỗ ra sao, chỉ mong hoa, cải được giá vì đây cũng là tiền lì xì mà cha dành cho hai chị em. Mấy mùa tết cứ nối nhau đi qua những sớm tinh mơ như thế, tôi càng lớn và cũng càng hiểu hơn về cái nỗi buồn lênh đênh theo con nước của đời làm nông, dù chỉ đôi phần.
Bức tranh ngày tết của tôi chỉ gói gọn trong đôi điều mộc mạc như thế, có lẽ không đủ khiến người khác thích thú bởi sự rực rỡ nhưng luôn đủ giúp lòng tôi nhẹ nhàng, bình an khi sống lại những ngày trong quá khứ giữ nhịp sống vội vã của nơi Sài thành phồn hoa, đô hội. Nay đã 25 tết rồi, tôi vẫn đang đếm từng giờ để được với một thuở bình yên.
Trung Sơn
Theo phunuonline.com.vn
Chồng tuyên bố sốc "cắt" biếu Tết nhà ngoại vì vợ cả năm ở nhà trông con "ăn bám" Hoài bèn cười hỏi: "Bố mẹ vợ thì sao hả anh?". Chồng Hoài nhìn cô bằng ánh mắt đầy ngạc nhiên: "Sao em lại hỏi thế? Anh nghĩ em phải tự biết chứ?". "Năm nay anh sẽ mua cho ông bà nội chiếc ti vi mới để ông bà xem cho sướng mắt. Biếu ông bà ít sâm anh gửi bạn mua từ...