Chồng phát khổ vì vợ quá cầu toàn
Nhiều phụ nữ luôn muốn hoàn thành mọi việc một cách hoàn hảo, họ cầu toàn trong mọi thứ từ công việc cho đến gia đình, chồng con.
Nếu mọi thứ đều hoàn hảo, về lý thuyết sẽ thật tuyệt vời, nhưng trên thực tế, không ít những ông chồng khổ sở vì lấy được một cô vợ lúc nào cũng muốn cầu toàn, hoàn hảo.
Khi “một nửa” quá cầu toàn
Trong cuộc sống, ai mà chẳng thích mọi việc hoàn hảo theo ý mình, nhưng thế nào mới đủ tiêu chuẩn để được gắn mác “hoàn hảo”? Điều đó tùy theo yêu cầu và cách đánh giá của mỗi cá nhân, chẳng hạn, đối với một học sinh khá thì mức điểm tám có thể coi là tuyệt đối, nhưng một học sinh xuất sắc thì sẽ không hài lòng với điểm số đó. Tương tự như vậy, với một người cầu toàn thì yêu cầu của họ trong công việc hay gia đình đều phải vượt qua giới hạn “tốt”.
Những tưởng, bà vợ cầu toàn sẽ mang đến sự hoàn hảo cho cuộc sống gia đình
Đã khá lâu từ khi kết hôn với chị Tuyết Ly, anh Văn Dũng chưa có một ngày nào thật sự hạnh phúc chỉ vì cái tính quá “hoàn hảo” của vợ, vốn xinh đẹp lại giỏi giang, chị luôn là niềm tự hào của anh khi hai người còn hẹn hò.
Bản tính tươm tất, chu đáo của chị làm anh càng thêm yêu, nhưng anh nào biết rằng chính điểm đáng yêu đó lại trở thành nỗi “ác mộng” trong đời sống hôn nhân của hai người. Anh tâm sự: “Có lần mẹ tôi ở dưới quê lên chơi, các cụ nhà quê nên chế biến món gì cũng ào ào cho xong bữa, nhưng vợ tôi không bằng lòng. Món nào cô ấy cũng kêu: “Nhà con không ăn thế này mẹ ạ”, “Mẹ làm thế này chưa chín kỹ, ăn không an toàn”… đến nỗi mẹ tôi chỉ còn biết thở dài để mặc cho cô con dâu tung hoành với cái bếp”.
Cần phải phân biệt người cầu toàn với người cố gắng phấn đấu để cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người biết phấn đấu luôn mong muốn mọi thứ tốt lên, nhưng không vượt quá khả năng của họ, và cái quan trọng nhất là họ biết chấp nhận tình trạng hiện tại. Ngược lại, người cầu toàn lại có những mong muốn vượt quá khả năng hoàn cảnh thực tế cho phép, cái họ cần là sự hoàn hảo tuyệt đối.
Video đang HOT
“Tính anh như vậy đó, em không chịu thì thôi, đừng so sánh anh với người khác!”, anh Minh Hùng bực bội hét lên với vợ sau khi bị chỉ trích là không lãng mạn, ga lăng như những đồng nghiệp nam cùng công ty. “Tôi vốn rất cộc tính, quen ăn to nói lớn, càng không biết nói những lời “có cánh” để nịnh vợ. Sau nhiều lần được vợ “cải tạo”, tôi cũng đã rất cố gắng làm đủ cách, nào là tặng hoa, tự tay nấu những món ngon để vợ thưởng thức… nhưng kết quả cũng chỉ nhận được những lời càu nhàu, chê tới chê lui. Nào là: “Hoa gì héo queo mà lại mắc thế…”, “Anh có biết phân biệt đường với muối không? Gì mà mặn chát sao ăn nổi?…” Tôi làm gì cũng không vừa ý cô ấy”, anh Hùng buồn bã than thở.
Nhưng không ít ông chồng cảm thấy đau khổ vì có được vợ ưa cầu toàn
Sự cầu toàn trong tình yêu và hôn nhân như con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ giúp vợ chồng khắc phục được nhược điểm, ngày càng hoàn thiện hơn trong mắt nhau. Ngược lại, nó có thể làm phát sinh mâu thuẫn, dẫn đến đổ vỡ gia đình. Sự đòi hỏi và buộc người bạn đời phải hoàn thiện theo mẫu mình đặt ra vô tình làm cho người bạn đời cảm thấy phải chịu áp lực quá lớn và không được trân trọng. Nếu yêu cầu người bạn đời hoàn thiện hơn thì phải xét đến hoàn cảnh, năng lực, tố chất của họ xem có phù hợp không. Và, bản thân những người cầu toàn phải biết chia sẻ, động viên, giảm tải áp lực và tạo điều kiện cho người bạn đời hoàn thành việc đó.
Nỗi khổ của những người cầu toàn
Nếu “một nửa” của bạn quá cầu toàn, chắc chắn bạn sẽ gặp không ít điều phiền muộn, nhưng không phải riêng bạn, mà chính bản thân họ cũng có những nỗi khổ “không tên”.
Những người luôn mong muốn mình hoàn thiện hoặc mong muốn mọi việc hoàn thiện – mà chúng ta thường gọi là những người thích sự hoàn hảo – có thể đạt được kết quả rất tốt trong nhiều cuộc phỏng vấn tìm việc. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu của Canada, những người này lại thường gặp thất bại trong quan hệ riêng tư, đặc biệt là những mối quan hệ hôn nhân, gia đình.
Những người vợ cầu toàn cũng không hề sung sướng
Chính vì muốn mọi thứ đều phải theo ý mình, nên chị Ly ôm đồm tất cả việc nhà. Cộng thêm việc cơ quan dồn dập nên chị thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, ức chế. Có lúc chị không kiềm chế nổi, chị quát con, cằn nhằn chồng ầm ỹ cả nhà. Tệ nhất là mọi bức xúc đều dồn vào bữa cơm tối khiến thời gian sum họp của gia đình chẳng lúc nào được vui vẻ. Chị Ly tâm sự: “Tôi cũng biết tính mình nên đã rất cố gắng tiết chế, nhưng sao nhìn đâu cũng thấy mọi việc không như ý. Nhiều lúc tôi thấy mọi người như dần xa lánh mình…”
Vợ anh Hùng cũng luôn cảm thấy căng thẳng, buồn phiền vì chồng con. Chị muốn chồng phải hoàn hảo như mẫu hình đàn ông lý tưởng nhưng anh phải ứng khá gay gắt với những đòi hỏi đó của chị. Chính vì thế mà vợ chồng thường xuyên lục đục, cãi vã, căng thẳng. Anh Hùng nhiều khi còn bóng gió nói đến việc anh hết chịu nổi vợ khiến vợ anh càng căng thẳng. Nhiều lần chị cũng muốn hạ thấp bớt các tiêu chuẩn của mình và ít càm ràm chồng hơn nhưng rồi thói nào tật ấy, chỉ được vài hôm là chị lại “bệnh cũ tái phát”.
Chĩnh những người vợ yêu sự cầu toàn cũng nhận thấy, đặt ra những yêu cầu quá cao khiến họ luôn cảm thấy mọi việc chưa vừa ý, dù chúng đã khá hoàn hảo và điều này vô hình chung khiến họ rất mệt mỏi. Các nhà khoa học cho biết thêm: “Những cuộc nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, khi người phụ nữ đặt mong ước hoàn hảo vào người bạn đời của mình, hầu như chắc chắn họ sẽ thất vọng. Đơn giản bởi vì người bạn đời của họ sẽ không bao giờ chịu đựng nổi một sức ép như vậy”.
Họ thường xuyên bị thất vọng và dễ mắc các bệnh tâm lý
Nguy hiểm hơn, một cuộc nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, người cầu toàn thường bị rối loạn về tâm lý và thể chất. Người cầu toàn luôn có sự thôi thúc phải hoàn hảo, không sống thực với mình mà tuân theo một ý tưởng phi thực tế, do vậy họ hay rơi vào tâm trạng bất mãn và lo lắng.
Họ dễ mắc các bệnh như: trầm cảm, rối loạn lo âu (trong đó có rối loạn ám ảnh cưỡng chế), rối loạn ăn uống. Các rối nhiễu này một phần cũng xuất phát từ sự bất ổn trong các mối quan hệ cá nhân. Ngoài ra, họ cũng dễ mắc các bệnh về thể chất hơn, do thường xuyên đẩy cơ thể vào tình trạng vượt quá sức chịu đựng.
Chính vì thế, các bà vợ yêu sự cầu toàn hãy hạn chế lại mình để mọi chuyện trong gia đình luôn tốt đẹp và hạnh phúc nhé!
Theo VNE
Khi "yêu", đàn ông chưa chắc đã thành thật
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng đàn ông có xu hướng không thật lòng khi nói "Anh yêu em" vào thời điểm "hành sự".
Nghiên cứu cho thấy 25,4% hay 1/4 nam giới nói dối về cảm xúc của họ khi "yêu", cao hơn hẳn tỷ lệ 6,1% ở phụ nữ. Cuộc khảo sát mới đây của The Sunday Telegraph đã cho kết quả bất ngờ này.
Ảnh minh hoạ
Thế nhưng cả hai giới đều có tỷ lệ cân bằng nhau về việc giả vờ khóc khi gần gũi trong những trường hợp bị ép buộc quan hệ mà sau này họ cảm thấy hối hận.
Các đối tượng tham gia khảo sát tiết lộ đa số nam giới biết đến sex lần đầu tiên ở độ tuổi 17. Số người từng có tình một đêm là 40,3% và một nửa trong số đó không hề cảm thấy phiền toái gì. Tuy nhiên, cũng có người nói rằng sự cố đó đã dẫn đến một mối quan hệ nghiêm túc về sau.
Một điều đáng chú ý là tỷ lệ phái mạnh sẵn sàng tiết lộ chi tiết về cuộc sống riêng tư của họ rất cao, lên tới 78,5% số người tham gia khảo sát.
Hơn một nửa hoặc 52,4% số người được hỏi cho biết họ từng giả vờ "ham muốn" khi phản hồi trước những tiến bộ đối tác nữ.
Theo VNE
Những ý tưởng sex khiến chàng điên đảo vì bạn Hãy cùng sưởi ấm chuyện "yêu" bằng những ý tưởng thú vị sau đây nhé. Hương thơm trên cơ thể. Hương thơm cơ thể là yếu tố tuyệt vời khơi dậy ham muốn "yêu" ở chàng. Đó có thể là mùi nước hoa mà bạn yêu thích, mùi dầu gội đầu bạn mà bạn thường dùng... Tất cả tạo nên một mùi rất...