Chống phá nhà nước, cựu nữ nhà báo lãnh 8 năm tù
Trần Thị Tuyết Diệu đã đăng tải, phát tán, tuyên truyền trên mạng xã hội nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc hoạt động tư pháp, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 23/4, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai đối với Trần Thị Tuyết Diệu (SN 1988, trú xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Khoản 1, Điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Bị cáo Trần Thị Tuyết Diệu.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Trần Thị Tuyết Diệu 8 năm tù giam. Thời hạn phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên nêu rõ, từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020, Trần Thị Tuyết Diệu có hành vi sử dụng máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị quay phim để làm, tàng trữ 25 bài viết và 9 video có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sau đó, Trần Thị Tuyết Diệu đăng tải, phát tán, tuyên truyền trên tài khoản mạng xã hội facebook “Tuyết Babel” và kênh Youtube “Tuyết Diệu Trần” do mình tạo lập, quản lý, sử dụng.
Video đang HOT
Trước đó, từ tháng 7/2011 đến tháng 12/2017, Trần Thị Tuyết Diệu đã nhiều lần đăng tải bài viết có nội dung xuyên tạc hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật; ủng hộ đối tượng “Dũng Phi Hổ” (Nguyễn Viết Dũng, sinh năm 1986, đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 6 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”).
Theo hồ sơ, Trần Thị Tuyết Diệu từng là phóng viên báo Phú Yên và đã bị buộc thôi việc hồi tháng 12/2017 do có nhiều hành vi vi phạm. Tháng 1/2018, Diệu đã bị thu hồi thẻ nhà báo.
Tranh luận về 'tỷ lệ án oan sai'
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng băn khoăn về tỷ lệ án oan sai nhưng đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Nguyễn Hữu Chính cho rằng ông hiểu không đúng.
Sáng 30/3, nghe Quốc hội thảo luận về báo cáo công tác nhiệm kỳ của Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Phó ban Dân nguyện) nêu bốn băn khoăn liên quan hoạt động tư pháp.
Đầu tiên là vấn đề bảo đảm "độc lập tư pháp". Theo ông, trong hoạt động tư pháp lâu nay vẫn tồn tại khái niệm ngành, chẳng hạn "ngành tòa án". Trong khi đó, mỗi tòa án phải là một cơ quan hoàn toàn độc lập chứ không có khái niệm tòa án cấp trên, cấp dưới. Các thẩm phán cũng phải độc lập, không được can thiệp bất kỳ hoạt động nào của nhau.
Vấn đề thứ hai, vị đại biểu tỉnh Bến Tre băn khoăn về những cuộc làm việc liên ngành giữa các cơ quan tư pháp tại mỗi vụ án. Vấn đề thứ ba là "chỉ tiêu" trong hoạt động của các cơ quan tư pháp. Theo ông, kế hoạch làm việc cần có nhưng kế hoạch xét xử cần nghiên cứu lại vì có những phiên tòa ở một số số nước có thể kéo dài hàng năm để tìm công lý.
"Trước đây có lãnh đạo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp có nói với tôi là công lý không bao giờ có giá rẻ, thậm chí nó được đổi không chỉ bằng tiền mà bằng cả xương máu. Không có công lý giá rẻ nên phải mất rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí xương máu mới có thể tìm ra", ông Nhưỡng nói.
Việc xác định tỷ lệ oan sai cũng được Phó Ban Dân nguyện cho là "nguy hiểm" vì ảnh hưởng tới tâm lý người dân. "Có tỷ lệ oan sai thì có hay không tỷ lệ công lý? Và công lý làm sao có tỷ lệ?", ông nói.
"Công lý là thứ gì đó vĩ đại, thiêng liêng, hoàn hảo, tròn trịa. Làm sao có tỷ lệ công lý được. Cho nên tôi đề nghị Quốc hội khóa 15 xem xét vấn đề này", ông Nhưỡng nêu quan điểm.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Phó ban Dân nguyện) phát biểu tại nghị trường. Ảnh: Quochoi.vn
Ý kiến của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã châm ngòi cho cuộc tranh luận gay gắt tại nghị trường. Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh) cho rằng, cách tiếp cận của ông Nhưỡng về chỉ tiêu oan sai là "chưa hợp lý". Trong thực tế, không chỉ Việt Nam có oan sai. Việc đưa ra giải pháp, chỉ tiêu, mục tiêu để phấn đấu chứ "không phải đưa ra chỉ tiêu để thừa nhận nền tư pháp chúng ta có oan sai".
"Việc ông Nhưỡng lấy thời gian xét xử vụ án để đánh giá giá trị công lý là không toàn diện, không chính xác", ông Hồng nói, nhấn mạnh "không thể lấy thời gian xét xử một năm để cho rằng đó là giá trị công lý vì nó không biện chứng".
Ví dụ của đại biểu Nhưỡng về phối hợp liên ngành, theo ông Hồng cũng chỉ là "cá biệt". Ông nói, họp liên ngành để thống nhất nhận thức pháp luật, đưa ra quan điểm để giải quyết, đảm bảo yêu cầu chính trị, yêu cầu pháp luật, thực tiễn.
"Phối hợp ở đây không có nghĩa là làm giảm tính độc lập của xét xử. Ngược lại, nó đúng với nguyên tắc các cơ quan nhà nước độc lập, phân công phân quyền và có phối hợp", ông Hồng khẳng định.
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Ảnh: Quochoi.vn
Cũng tranh luận với ông Nhưỡng, đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, trong các báo cáo của TAND Tối cao không có chỉ tiêu oan sai mà chỉ nêu tỷ lệ án hủy, án phải sửa theo quy định của pháp luật. Do đó, "việc ông Nhưỡng đề cập tỷ lệ oan sai và phân tích dẫn đến hiểu nhầm".
Theo Chánh án, những vụ án phải họp liên ngành đều là vụ phức tạp, khó. "Họp liên ngành là để tìm ra giải pháp, tình tiết buộc tội, nếu không đủ thì phải điều chỉnh. Họp liên ngành không phải để bàn nhau thống nhất truy tố, xét xử", ông Chính khẳng định.
Không đồng ý, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tiếp tục tranh luận lại. "Trong báo cáo, nghị quyết không có chỉ tiêu oan sai nhưng khi anh nói chỉ tiêu xét xử đúng thì phần còn lại là cái gì? Tất cả cử tri đều hiểu đó là oan sai", ông Nhưỡng nhấn mạnh.
Theo Phó Ban Dân nguyện, vấn đề ông muốn nói là không đặt "chỉ tiêu" xét xử đúng mà chỉ nên đặt ra "yêu cầu" xét xử đúng, không để oan sai.
Ông Nhưỡng giải thích "không nói họp liên ngành là xấu" song trên thế giới không công nhận các cơ quan tư pháp ngồi lại với nhau để xem xét một vụ án. Ở Đức, chỉ cần chánh án hỏi thẩm phán vụ ấy đã xử chưa là đã xâm phạm nguyên tắc độc lập xét xử.
"Các vị hiểu về tính độc lập xét xử chưa thấu đáo nên mới hình dung rằng liên ngành là cần thiết. Chỉ riêng hình thức hoạt động liên ngành thôi là không cần thiết rồi, chưa cần biết có bàn hay không bàn vấn đề gì. Biết đâu ông bàn là dứt khoát trường hợp này phải kết tội, trường hợp kia phải bỏ tù... Dư luận băn khoăn có hay không có câu chuyện án bỏ túi là thế", ông Nhưỡng nói.
Đình chỉ công tác trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội Đại tá Phùng Anh Lê , Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra. Ngày 22/2, lãnh đạo Công an TP Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với Đại tá Phùng Anh Lê, Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội. Đại...