Chống ô nhiễm và lệch chuẩn văn hóa
Hai từ “ô nhiễm” không chỉ tìm thấy ở môi trường vật chất, không gian sống, đường phố, sông ngòi, thực phẩm; thực tế lâu nay, vấn đề ô nhiễm môi trường văn hóa đã được nhiều người cảnh báo. Thế nhưng, sự ngăn chặn và thanh lọc rác bẩn văn hóa bắt đầu từ đâu?
Ô nhiễm tràn lan
Một buổi họp phụ huynh lớp 8, nhiều ý kiến của các bậc cha mẹ đã lên tiếng lo ngại về chuyện nghiện game của con cái. Vài phụ huynh khác tỏ ra bức xúc hơn về bọn trẻ. Họ cảnh báo, chẳng những không dừng lại ở những trò chơi đánh đấm của những người hùng, các cô cậu còn vào các trang web đen, blog bạn bè để “tám chuyện” hot boy, hot girl. Rồi cũng từ những hình ảnh ảo trên mạng, lớp học có lúc đã tự dấy lên sóng gió, gây sự với nhau. Có em đầy tự hào, ra vẻ dân chơi khi được bạn bè gọi là hot boy nhưng cũng có em hết sức bực bội, phản ứng khi bị trêu chọc là hot girl.
Tạm ngừa bệnh cho con cái, có phụ huynh đã đặt máy tính ở khu trung tâm gia đình, để tất cả mọi người trong nhà đi qua, đi lại có thể kiểm soát tầm nhanh những vi phạm của các em. Thế nhưng, lúc các em lén đến các cửa hàng game online, liệu ai có thể để mắt ngăn ngừa được. Tại buổi tọa đàm khác, liên quan về đề tài phụ nữ và nữ quyền, một giáo viên trường T.V.Ơ. đã nêu lên khía cạnh giáo dục giới tính. Đôi khi các nhà xuất bản thiếu sự cẩn trọng khi dịch giới thiệu sách báo nước ngoài. Hiện tượng các em học sinh chuyền nhau quyển sách Rắn và khuyên lưỡi (nhà xuất bản Nhã Nam) đã được các thầy cô lên tiếng báo động, vì nội dung không phù hợp với đời sống văn hóa, giáo dục Việt Nam. Hơn thế nữa, nó có thể gây ô nhiễm môi trường văn hóa, tác hại xấu đến học sinh.
Bắt bệnh và giải pháp
Mổ xẻ nhiều trang web đen, phản cảm, làm lệch chuẩn văn hóa, có lẽ thời gian qua, nhiều báo, đài đã kịp thời lên tiếng phê phán. Các hội văn học, nghệ thuật TPHCM cũng tìm cách bắt bệnh sa sút chất lượng nghệ thuật, suy đồi đạo đức, ứng xử văn hóa quá tệ hại ở học đường, đường phố, lễ hội văn hóa, blog, thế giới ảo như một diễn đàn thư giãn, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống ở chiều hướng tích cực. Nhưng thật tác hại khi có người muốn bóp méo sự thật, chủ tâm sử dụng thế giới ảo thành công cụ thật, mượn dư luận công kích một cách vô tội vạ đối tượng mình thù ghét.
Phát triển âm nhạc dân tộc là yếu tố góp phần làm đẹp môi trường văn hóa Việt Nam. Ảnh: An Dung
Video đang HOT
Một số hiện tượng chẳng gì hay ho nhưng lại nổi đình đám trong dư luận thời gian qua: nhiều người thật “chối” với hình ảnh “mát mẻ” của hai sinh viên trường FPT biểu diễn trước công chúng hay sự việc quay video clip một ca sĩ ăn mặc phản cảm, mượn Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM làm bối cảnh nghệ thuật hồi đầu năm nay đã bị dư luận phê phán, chê trách. Một nhà lý luận, phê bình mỹ thuật nhận định “sự nhầm lẫn, hoặc cố tình hiểu sai chủ nghĩa hậu hiện đại là gây sốc như thế, thật tai hại!”.
Ở lãnh vực phim ảnh, hiện trạng phát triển quá đà của phim truyện truyền hình liên quan đến tình hình quảng cáo phát sóng trên màn ảnh nhỏ, vừa qua đã được Ban Lý luận phê bình Hội Điện ảnh TPHCM tổ chức hội thảo, “bắt bệnh” qua chuyên đề Chất lượng phim truyện truyền hình – thực trạng và giải pháp. Sự dễ dãi trong cơ chế duyệt phim, cung cách làm ăn “nhanh, rẻ, ẩu” đã gây ra tình trạng báo chí gọi là “thảm họa phim truyền hình”, được nhắc đến đầu bảng danh sách, có các phim Anh chàng vượt thời gian, Xin thề anh nói thật, Nợ đa tình…
Ở lĩnh vực âm nhạc, thảm họa rối loạn không kém với các ca khúc sáng tác khó nghe, phong cách ăn mặc hớ hênh, lập dị, phong cách biểu diễn quái chiêu xuất hiện nhan nhản ở các tụ điểm biểu diễn và trên một số kênh truyền hình! Theo ông Võ Trọng Nam, Phó GĐ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TPHCM thật đáng báo động, có trường hợp không được cấp phép lại xuất hiện trên một website âm nhạc, như ca khúc Người tôi yêu đồng tính với tôi!
Trước quá nhiều hiện tượng ô nhiễm đã báo động, những giải pháp để ngăn ngừa ô nhiễm văn hóa, ô nhiễm xã hội là cần tăng cường quản lý của các đơn vị có trách nhiệm; phải tôn trọng, tuân thủ pháp luật, có chế tài mạnh mẽ những vụ việc vi phạm… Nhưng có lẽ, trước tiên, điều đáng nói, cần có vai trò của những nhà phê bình, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà tâm lý – xã hội học, vai trò của báo chí trong việc định chuẩn, tuyên truyền, uốn nắn quan niệm lệch lạc về đạo đức, văn hóa.
Trong buổi họp báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và nêu phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011, Giáo sư – nhạc sĩ Ca Lê Thuần, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM, đã nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động lý luận phê bình ở các hội. Trên cơ sở này, nhà biên kịch Ngô Ngọc Ngũ Long, Trưởng ban Lý luận phê bình Liên hiệp các Hội VH-NT TPHCM, đã đưa ra đề án kết hợp cùng chương trình Tạp chí Văn nghệ HTV, thường xuyên mở diễn đàn bàn tròn; yêu cầu các Hội chuẩn bị kỹ đề tài, nêu những vấn đề bức xúc, để tạo sự thu hút, quan tâm, tham gia của nhiều ngành, nhiều giới cùng góp ý, xây dựng, chấn chỉnh, định hướng tốt cho công chúng về văn hóa, nghệ thuật. Đây cũng là một trong những hoạt động trước mắt, góp phần thanh lọc những ô nhiễm độc hại vào môi trường văn hóa Việt Nam.
Sài Gòn Giải Phóng
Thủy Tiên lên tiếng về vụ "clip uốn éo trong bảo tàng"
Sau khi clip "Em đã quên" bất ngờ bị "soi" một số cảnh vì cho rằng không phù hợp với địa điểm quay là Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM, Thủy Tiên đã có những chia sẻ về vụ ồn ào này.
Chào Thủy Tiên! Gần đây có những dư luận trái chiều đánh giá cho rằng những cảnh quay của bạn ở viện bảo tàng "phản cảm", bạn có phản hồi gì về việc này không?
Thật sự Tiên nghĩ là khi làm một việc gì đó thì không tránh khỏi việc dư luận khen chê trái chiều, không ai là được yêu thích hết hoặc là bị ghét bỏ hết mà. Trong công việc đôi lúc mình cũng không tránh khỏi những thiếu sót bởi vậy bản thân Tiên rất cố gắng để càng ngày càng hoàn thiện hơn. Nhưng dùng những thiếu sót đó như là một kẽ hở để chỉ trích về văn hóa đạo đức của một con người thì Tiên cảm thấy nó quá khắt khe và thiếu công bằng với Tiên. Tiên là một đứa trẻ mồ côi cha từ bé nên Tiên cũng có những mặc cảm của riêng mình, đôi khi Tiên nghĩ nếu là một ca sĩ khác có lẽ là sự việc sẽ không bị làm quá lên như thế.
Ban đầu ý tưởng kịch bản trong Tiên tưởng tượng nó là một tòa lâu đài hoành tráng lộng lẫy, nhưng thật sự để tìm địa điểm quay này ở Việt Nam thì vô phương. Rốt cuộc êkíp không thể tìm thấy được địa điểm nào tốt hơn Bảo tàng Mỹ thuật với những nét kiến trúc cổ của Pháp rất đẹp và tinh tế nên đành phải chọn. Tiên mong dư luận nên công tâm hơn, đừng vì những thiếu sót mà... bỏ qua sự cố gắng và thành quả lao động của Tiên và cả êkíp.
Tiên nghĩ là khi làm 1 việc gì đó thì không tránh khỏi việc dư luận khen chê trái chiều, không ai là được yêu thích hết hoặc là bị ghét bỏ hết mà.
Khi video clip được phát hành, bạn bè và các fan của Thủy Tiên có nhận xét gì không?
Tiên vẫn muốn nói thêm một chút về clip Em đã quên. Thú thật là để xin phép quay cũng là một quá trình khó khăn. Tuy nhiên, nhờ việc bảo tàng cũng có dịch vụ cho người ta quay phim, quay đám cưới, chụp ảnh... nên êkíp tương đối thoải mái trong việc thương thảo, khi Tiên làm việc với bảo tàng thì đều có hợp đồng với sự đồng ý cho quay. Tuy nhiên, trong viện bảo tàng rất hạn chế cảnh quay vì đụng chạm đến cổ vật cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến kịch bản clip. Vậy nên nếu các bạn để ý sẽ thấy Tiên và êkíp chỉ tận dụng tối đi hẹp ở hành lang và ngoài sân. Tiên và êkíp không có nhiều sự lựa chọn cho mình và vì quá hạn chế không gian nên trong lúc làm việc đôi khi không tránh khỏi những thiếu sót.
Sau khi clip phát hành, tôi thấy phản ứng dư luận xung quanh Tiên rất tốt, dĩ nhiên cũng có những góp ý nho nho để Tiên rút kinh nghiệm tốt hơn cho những sản phẩm sau. Những gì xảy ra ở clip Em đã quên là một sự sơ sót vô tình, vậy nên Tiên sẽ rút kinh nghiệm và mong sẽ được thông cảm.
Là người viết kịch bản cho clip, thông điệp của Thủy Tiên trong Em đã quên là gì?
Tiên muốn gửi đến một thông điệp về một cô gái tự tin mạnh mẽ và dám đối diện với mọi thử thách của cuộc sống. Không chỉ trong cuộc sống mà trong tình cảm cũng vậy, đôi lúc chúng ta có thể vấp ngã, nhưng đừng nên bi lụy khổ sở, vì hạnh phúc là do mình nghĩ mình quyết định chứ không ai khác. Trong kịch bản này, cô gái đã rũ bỏ sự yếu đuối và mặc cảm của bản thân trở nên rất tự tin và quyến rũ.
Thủy Tiên có ý kiến gì về nhận xét cho rằng bạn và êkip có "phông nền văn hóa thấp". Và qua đây, bạn có lời nhắn nào tới các fan của mình không?
Đối với Tiên đó là một câu quá nặng lời và phiến diện. Hãy nhìn cuộc sống nhân ái hơn một chút thì cuộc đời này sẽ tốt đẹp hơn nhiều lắm. Tiên nghĩ với những sơ sót đó không đáng để người ta phải dùng những câu quá nặng lời với nhau như vậy.
Tiên nói đó là một câu quá nặng lời là bởi trong công việc cũng như trong cuộc sống mỗi người chắc chắn không ai mà không có những thiếu sót. Nhưng dựa vào đó thì không thể đủ để đánh giá về văn hóa và đạo đức của 1 con người được.
Qua đây Tiên cũng muốn nói lời cảm ơn tới các fan của mình, những người luôn ở bên cạnh và ủng hộ Tiên trong thời gian qua dù có những chuyện không may đã xảy ra. Sự ủng hộ của các bạn khiến Tiên thấy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Theo dân trí
'Bừng sốt' trước dư luận về clip Thủy Tiên uốn éo trong bảo tàng Những ngày qua cộng đồng mạng xôn xao vì đoạn clip ca nhạc mới của ca sĩ Thủy Tiên. Cô ca sĩ này cùng ekip đã dùng phòng trưng bày các bức tượng chiến tích chiến tranh của Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM để trình diễn. Phản văn hóa hay yếu văn hóa? Gần như ngay lập tức, clip của Thủy Tiên nhận...