Chồng nói mẹ của tôi không biết dạy con
Tôi đã tự nhủ, nếu anh không xin lỗi tôi và mẹ, tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho hành động của anh ngày hôm nay.
Chồng xưng ‘mày-tao’ khi cãi nhau với vợ
Lần đầu tiên tôi thấy anh thốt ra những lời lẽ ấy, tôi như chết lặng. Người chồng mà bao lâu nay tôi kính trọng, tôn thờ và lúc nào cũng cho anh là chuẩn mực mà giờ đây anh lại thay đổi thế này sao?
Gần đây, anh hay cau có, tôi cũng hiểu những va chạm trong cuộc sống vợ chồng là không thể tránh. Nhưng chỉ là sự tức giận nhất thời rồi anh lại thôi hoặc là tôi nín nhịn không nói gì. Thế mà, lần này chỉ có mỗi việc tôi đi công tác vài ngày, rồi tiêu pha hết tiền, về hạch toán chi tiêu mất quá nhiều anh mới kêu than. Anh nói tôi làm phụ nữ mà không biết tiết kiệm, rồi hay lại mang tiền đi đán đúm. Anh nói tôi này nọ tôi bực lắm, anh còn nghi ngờ tôi có quan hệ bất chính hay chơi bời vớ vẩn nên mới tiêu nhiều tiền.
Bình thường tôi không cãi anh vì nghĩ đàn ông nhiều người nóng tính. Nhưng hôm nay thật sự tôi không chịu được và tôi &’bật’ lại anh. Tôi nói anh đừng có quy chụp, đừng có vu oan cho tôi. Rồi có một câu nói của tôi có lẽ đã khiến anh sôi máu. Tôi bảo: “Tiền có phải anh kiếm ra nhiều đâu mà đòi giữ’. Vì thực tình trong nhà này tôi kiếm tiền nhiều hơn anh.
Bình thường tôi không cãi anh vì nghĩ đàn ông nhiều người nóng tính. Nhưng hôm nay thật sự tôi không chịu được và tôi &’bật’ lại anh. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Thế là anh bốc hỏa lên bảo tôi: “Mày đừng có khinh tao, mày tưởng vài đồng mày kiếm ra là quý giá à, mày khinh chồng mày không kiếm được tiền nên mày mới theo trai chứ gì? Tao mà bắt được mày léng phéng với thằng nào thì mày chết với tao, đừng có nghĩ có tí tiền mà mạnh mồm”.
Mắng mẹ vợ không biết dạy con gái
Tôi như chết lặng. Điều khiến tôi đau khổ hơn là anh chửi tôi trước mặt mẹ. Mấy hôm nay vì nhà bận việc nên mẹ lên chăm cháu cho tôi. Thân làm mẹ vợ ở nhà anh mà anh không tôn trọng, lại còn bày đặt cãi nhau, còn chửi rủa vợ con. Mẹ tôi nhìn cảnh ấy không nói một lời nhưng có lẽ xót xa lắm. Chưa bao giờ anh như thế, tôi không hiểu anh ức chế, bức bối gì mà lại có thể văng ra những lời như vậy.
Thấy anh định tát tôi, mẹ chạy vào can ngăn, nói vài lời bảo hai đứa có gì bảo ban nhau, không nên thượng cẳng chân hạ cẳng tay với phụ nữ thì anh quay sang lườm nguýt. Dù buông tay xuống nhưng anh vẫn không quên một câu: “Tại mẹ không biết dạy con”.
Tôi choáng hoàn toàn. Nói thật, tôi không còn mặt mũi nào nhìn mẹ, ngay mẹ vợ mà anh còn dám xúc phạm, dám nói lời đó thì không biết anh thành ra cái loại gì. Phải chăng bản chất của anh là như vậy nhưng bao lâu nay cứ cố kìm nén. Tôi cay đắng lắm, thấy tội nghiệp và thương mẹ vô cùng.
Tôi đã tự nhủ, nếu anh không xin lỗi tôi và mẹ, tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho hành động của anh ngày hôm nay. Cũng có thể tôi sẽ không tiếp tục chung sống với người chồng này nữa. Anh có thể làm gì nhưng chuyện xúc phạm bố mẹ tôi thì là điều không thể.
Theo VNE
5 bài học bất cứ ai làm cha mẹ cũng nên biết
Trước và sau khi con chào đời, cha mẹ nào cũng tham gia một loạt các lớp tiền sản, kỹ năng làm cha mẹ... để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng đã nắm được 5 bài học dưới đây.
1. Kiềm chế cơn tức giận với Lego
Trò chơi xếp hình luôn hấp dẫn và là món đồ chơi yêu thích của mọi đứa trẻ, nhưng với cha mẹ chúng thì không! (Ảnh minh họa)
Trò chơi Lego có thể khiến bọn trẻ con phát điên lên vì thích thú và sung sướng khi nhận được nó, và nó có thể khiến các bậc phụ huynh phát điên lên khi phải tìm kiếm trong hàng trăm, hàng nghìn miếng ghép nhỏ xíu một chi tiết bị thiếu để cậu con trai hay cô con gái hoàn thành tác phẩm của mình. Cũng có lúc, bạn lại phải kiềm chế cơn tức giận của mình để xin lỗi các con và sửa chữa lỗi lầm của mình nếu chẳng may bạn làm đổ vỡ công trình của chúng và chúng thì lăn ra khóc lóc ăn vạ nếu bạn loay hoay tìm cách lắp ráp các miếng ghép lại với nhau mà mãi không xong. Món đồ chơi này đúng là một công cụ tuyệt vời để bất cứ ai làm cha mẹ học cái kiểm soát cơn tức giận của mình.
2. Học hỏi những phụ huynh khác
Hầu hết các bậc cha mẹ ai cũng gặp rắc rối với vị trí vô cùng mới mẻ này của mình. Việc lên chức cha mẹ có thể gây sốc với bạn, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên. Vì thế, hãy luôn lắng nghe và học hỏi từ những chia sẻ của các phụ huynh khác, câu chuyện của họ có thể không giúp ích được cho bạn lúc này nhưng rất có thể sẽ lại phát huy tác dụng một cách bất ngờ vào lúc nào đó, hoặc ít ra, nó cũng khiến bạn cảm thấy được đồng cảm hay được truyền cảm hứng hơn với vai trò làm cha mẹ của mình.
3. Tìm hiểu ngôn ngữ tuổi teen
Đến tuổi teen, lũ trẻ sẽ thường giao tiếp bằng một ngôn ngữ của riêng chúng Để có thể hiểu được thế giới của con, tại sao bạn không tham gia lớp học về ngôn ngữ mà giới trẻ hay dùng nhỉ? Nếu bạn biết được các ký hiệu, chữ viết dùng trong Facebook, Twitter hay các mạng xã hội khác... bạn sẽ có thể giao tiếp, kiểm soát và hiểu hơn về đứa con đang trong "độ tuổi ẩm ương" của mình.
4. Học sửa chữa đồ chơi
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích đồ chơi. Nhưng chỉ sau 5 phút chơi đùa, chúng nhanh chóng phá vỡ món đồ chơi ấy. Đồ chơi bị hỏng thường được ném vào hộp đồ chơi hoặc đẩy xuống gầm giường. Vai trò của cha mẹ sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều nếu bạn học cách tự sửa chữa những đồ chơi bị hỏng hóc cho con, việc làm vừa giúp bạn tiết kiệm, vừa có thể dạy con rất nhiều trong quá trình "cứu sống" các món đồ chơi của con.
5. Học cách mỉm cười
Đây là một bài học mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên đạt điểm 10, bởi vì, nụ cười mang đến rất nhiều điều tuyệt vời cho chính bạn và cả các con của bạn nữa. Đừng luôn nghiêm trọng hóa mọi thứ mà hãy học cách hài hước, vui nhộn và tích cực ngay cả trong những tình thế tréo ngoe nhất, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn những điều tuyệt vời trong cuộc hành trình làm cha mẹ của mình.
Theo Mask Online
11 tips giúp bé thông minh từ khi lọt lòng Việc giao tiếp, cho trẻ nghe nhạc, bú mẹ đều rất có lợi cho sự phát triển trí thông minh của bé. Sinh con ra ai cũng mong muốn con mình được thông minh, tài giỏi nhưng không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho trí thông minh hơn người. Tuy nhiên dưới đây là 11 cách đơn giản giúp trẻ...