Chồng ném dao… dọa, vợ thương tật 12%
Nghĩ mình không sinh được con trai nên chồng chán nản, đi “tìm vui” ở nơi khác, chị Trần Thị Trâm Anh (sinh năm 1981, trú tại Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng) quyết tâm sinh đứa con thứ ba.
Tưởng như cuộc sống gia đình sẽ êm ấm khi có con trai, thế nhưng chồng chị không những không chí thú với vợ con mà còn công khai qua lại với một người phụ nữ trẻ khác, đánh đập chị.
Chị bảo, cực chẳng đã mới phải viết đơn khiếu nại chồng. Từ lúc ở viện về, chị phải sống trong những cơn đau vì vết thương trên cơ thể giày vò sau những trận đòn của chồng. Gạt nước mắt, chị ấm ức:
“Người ta đi ngoài đường va quệt còn có lời xin lỗi nhau, đằng này vợ chồng “đầu gối tay ấp” đã nhiều năm, đến khi xảy ra chuyện thì cả chồng và gia đình chồng lại chẳng một lời xin lỗi.
Từ khi về làm dâu, năm nào cũng bị những trận đòn tím mặt, chỉ đến gần đây khi mâu thuẫn không thể cứu vãn, dẫn đến thương tật 12%, tôi đành phải kêu cứu”.
Câu chuyện của chị xoay quanh sự thiếu chung thủy của người chồng. Chị lập gia đình năm 20 tuổi, hơn chồng hai tuổi. Cuộc sống gia đình tưởng như hạnh phúc khi đứa con gái đầu lòng ra đời.
Video đang HOT
Bốn năm sau, chị sinh thêm cô con gái thứ hai kháu khỉnh, bụ bẫm. Thế nhưng: “Chồng tôi có tính trăng hoa. Từ lúc cưới nhau, không năm nào anh ấy không trải qua những cuộc tình ngoài hôn nhân, có những cuộc tình còn công khai như thách thức tôi”, chị bức xúc.
Nghĩ rằng, vì mình không có con trai nên chồng chán nản, đi “tìm vui” ở nơi khác, chị Trâm Anh quyết tâm sinh đứa con thứ ba.
Tưởng như cuộc sống gia đình sẽ êm ấm khi có con trai, nhưng chồng chị – anh Trần Quốc Thanh không những không chí thú với vợ con, mà còn công khai qua lại với một người phụ nữ trẻ khác. “Một nách 3 đứa con, có những đêm con ốm phải thức trắng, còn chồng cứ tự do đi vui thú tới tận sáng sớm mới về.
Tôi nhịn vì nghĩ rằng thời gian trôi đi và chồng tôi sẽ hiểu ra mà quay về với vợ con. Thế nhưng, càng nhịn anh ấy càng lấn tới”, chị nghẹn ngào, hai hàng nước mắt lã chã.
Chị Trần Thị Trâm Anh tại bệnh viện với 12% thương tật.
Ném dao… dọa vợ (?!)
Chị bảo, từ ngày về làm vợ đến giờ, bị bao nhiêu trận đòn, chị không nhớ nữa. Nhưng điển hình là hai trận đòn mà chị không thể quên.
“Đó là ngày 4/7/2011, tôi bị chồng đánh vào đầu phải khâu 18 mũi. Gần đây nhất, vào ngày 16/11/2011, trong khi tôi đang ôm con và cho con bú, anh Thanh về gây sự đánh tôi thâm tím mặt mũi. Chưa dừng ở đó, anh Thanh đã dùng hai con dao phi vào chân tôi làm đứt hai gân ở chân trái.
Tôi được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Việt Tiệp, bác sĩ kết luận tôi bị mất 12% sức khoẻ. Từ khi tôi nằm viện, phía nhà chồng cũng không mảy may hỏi thăm một lời”, chị Trâm Anh không giấu được bức xúc.
Với tình trạng thương tật của mình, chị Trâm Anh hiện phải ở nhờ nhà mẹ đẻ.
Từ đó đến nay, đứa con trai hơn bốn tháng tuổi của chị được nhà chồng chăm sóc. “Nhưng trẻ mới sinh không thể không gần mẹ. Nhiều lần tôi gọi điện cho gia đình chồng xin lại con thì chỉ nhận được sự thờ ơ không hồi đáp”, chị kể.
Từ lá đơn kêu cứu của chị Trâm Anh, chúng tôi đã đến gặp những người liên quan. Tiếp xúc với chúng tôi, anh Thanh thừa nhận trong lúc nóng nảy đã có những hành vi tát và đánh vợ.
Anh giải thích, do anh chị em nhà vợ kéo đến đòi đánh anh buộc anh phải tự vệ, chỉ có ý ném dao để… dọa, không ngờ dao văng xuống đất và bật vào chân vợ mình.
Ông Vũ Trọng Bằng, phó chủ tịch UBND phường Dư Hàng Kênh xác nhận: “Sau khi vợ chồng xảy ra cãi vã, chị Trâm Anh có gọi điện cho gia đình nhà vợ đến và hai bên xảy ra xô xát. Công an (CA) phường đã làm hồ sơ đề nghị CA quận Lê Chân giải quyết. Hiện nay, hồ sơ đang nằm ở CA quận”.
Ai đúng – ai sai, cơ quan chức năng sẽ phân định. Chỉ thương cho ba đứa con của anh chị giờ đây chịu cảnh chia lìa.
Theo Bee.net.vn
Chấn thương cổ chân dễ bị di chứng
Có phải chấn thương cổ chân không được điều trị thì sẽ để lại di chứng và thương tật suốt đời không thưa bác sĩ?
Chấn thương cổ chân rất hay xảy ra, nhưng thường không được điều trị đúng mức, vì vậy, rất nhiều người đã phải gánh chịu những di chứng gây cản trở cho sinh hoạt suốt cuộc đời. Mọi trường hợp đều có thể dẫn tới chấn thương khớp cổ chân. Chẳng hạn, bước hụt, đi hay chạy trên một mặt không được bằng phẳng... Nhưng chấn thương hay gặp hơn cả là ở những người lao động tay chân, chơi thể thao. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh hay bị loãng xương cũng dễ bị chấn thương khớp cổ chân. Chấn thương khớp cổ chân có nhiều mức độ khác nhau.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Thông thường, những trường hợp chấn thương nặng khiến xương gãy hoặc khớp cổ chân mất cân bằng sẽ được giải phẫu, hoặc bó bột để chỉnh cho xương ngay lại. Những trường hợp nhẹ hơn, chỉ có các sợi dây chằng bị dãn hoặc rách, song khớp vẫn còn vững, không mất cân bằng sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau, chườm đá, gác chân lên cao, quấn băng thun để cổ chân bớt sưng... Trong vòng tuần đầu, ngay khi cổ chân bớt sưng và đau, bệnh nhân có thể đi đứng lại. Việc hoạt động ít hay nhiều phụ thuộc vào sự tiến triển của bệnh. Nếu không sớm cử động và tập luyện khớp cổ chân, chân bạn sẽ bị cứng, việc hồi phục sau chấn thương sẽ khó khăn và lâu hơn.
Theo SK&ĐS
Hiệu trưởng lĩnh án chung thân vì cứa cổ thuộc cấp Cho rằng bị cán bộ văn thư chê bai, xúc phạm, vị hiệu trưởng ngồi nhậu chung bàn liền cứa cổ chết thuộc cấp. Chủ tịch công đoàn can ngăn cũng bị người này sát hại, nhưng thoát chết. Ngày 28/12, TAND tỉnh Bạc Liêu đã tuyên phạt Nguyễn Thanh An (36 tuổi, nguyên hiệu trưởng trường Tiểu học C xã Phước Long)...