Chống nắng, chống nhiệt cho tóc
Tóc hư tổn do ánh nắng hay tệ hơn là những hư tổn từ máy sấy tóc, máy ép tóc thẳng hay uốn quăn, tạo kiểu… rất khó phục hồi.
Rất nhiều phụ nữ có thói quen chống nắng cho da nhưng lại bỏ qua mái tóc. Tóc hư tổn do ánh nắng hay tệ hơn là những hư tổn từ máy sấy tóc, máy ép tóc thẳng hay uốn quăn, tạo kiểu… rất khó phục hồi.
Nhiệt độ cao từ mặt trời làm suy yếu lớp bảo vệ bên ngoài sợi tóc, làm tóc khô, dễ gãy, dễ quăn queo và chẻ ngọn.
Để bảo vệ mái tóc khi ra nắng, chuyên gia Nelson Chan của salon làm đẹp Nelson J ở Beverly Hills, California (Mỹ) – người chuyên tạo mẫu tóc cho các ngôi sao, khuyên bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có tác dụng chống lại sự phá cấu trúc protein và chống làm tóc mất màu. Nên tìm sản phẩm có các từ sau trên vỏ hộp: “color extending” hoặc “anti-breakage” để bảo vệ tóc khỏi tổn hại của ánh mặt trời.
Các sản phẩm điều trị tóc có chứa vitamin A, C, E cũng có tác dụng chống lại gốc tự do có thể làm hư hại tóc. Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia Nelson Chan, một số sản phẩm sẽ không có tác dụng bảo vệ như ý.
Ảnh minh họa: Internet
Sản phẩm chống nắng cho tóc dạng xịt: Sản phẩm dạng xịt sẽ đưa chất bảo vệ bọc bên ngoài sợi tóc chứ không được hấp thụ vào các lớp biểu bì. Độ chống nắng của các sản phẩm này chỉ tương đối, nhưng có thể giúp bạn ở ngoài nắng trong thời gian dài nếu bạn thường xuyên xịt lại.
Dầu gội và dầu xả chống nắng: Trên thị trường có một số sản phẩm dầu gội và dầu xả có ghi chống tia UV, giữ màu với các chữ như “UVprotection”, “UV filter”, “color extending” hoặc “anti-breakage” nhưng tác dụng của chúng rất yếu, vì khi bạn xả sạch dầu gội bằng nước, các chất bảo vệ sẽ trôi hết.
Video đang HOT
Hãy phân biệt loại dầu gội có tính chất phục hồi hư tổn sau khi bạn ra nắng và chống nắng thực sự. Ví như dầu gội có chứa dầu olive, keratin và avobenzone chỉ giúp tóc khỏi khô và rối, hỗ trợ chống mất màu tóc.
Bảo vệ tóc lâu dài: Tốt nhất, bạn cần che kín tóc khi ra nắng, dùng sản phẩm ủ tóc phục hồi một lần mỗi tuần để tóc chắc, khỏe, giữ màu. Đối với những người thường xuyên dùng máy sấy tóc tạo kiểu bằng nhiệt, việc ủ tóc phục hồi sâu rất quan trọng, bởi tóc thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ quá cao nên mức hư tổn còn hơn cả ra nắng.
Theo Alobacsi
Các kiểu máy sấy tóc qua 100 năm
Dụng cụ làm đẹp, tạo kiểu tóc của phái nữ ra đời cách đây gần một thế kỷ, lấy cảm hứng từ máy hút bụi.
Thế kỷ 19, phái đẹp chỉ có cách đợi hong khô tóc tự nhiên. Đến năm 1890, khi mốt tóc ngắn bồng bềnh dần lên ngôi thì nhu cầu sấy tóc mới được chú ý. Người đầu tiên phát minh ra công cụ giống máy sấy tóc l nhà tạo mẫu tóc kiêm chủ thẩm mỹ viện người Pháp Alexandre-Ferdinand Godefroy. Vì có nhu cầu làm khô tóc nhanh cho khách hàng, ông đã sáng chế ra một thiết bị lấy cảm hứng từ máy... hút bụi: kết hợp giữa ghế ngồi với một ống xả hơi dài được nối từ bếp lò ra. Khi ấy, người ngồi bên dưới ống xả sẽ sử dụng một chiếc tay quay để thổi hơi nóng trực tiếp từ bếp lò lên tóc. Phát minh này của Godefroy tuy cồng kềnh nhưng nhanh chóng được các salon tóc bắt chước rộng rãi để rồi trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của dịch vụ này thời đó.
Đến năm 1911, bằng sáng chế máy sấy tóc cầm tay đầu tiên được cấp cho một người Mỹ gốc Armenia tên là Gabriel Kazanjian. Đó là một ý tưởng sáng tạo và hữu dụng, nhưng vẫn gặp phải vấn đề trọng lượng quá nặng. Sau đó, nhiều mẫu máy sấy gọn nhẹ hơn lần lượt ra đời. Chúng là một cuộc cách mạng về tính tiện lợi trong chăm sóc tóc, tuy còn gặp phải một số vấn đề như luồng khí thổi ra quá nóng nhưng thời gian sấy tóc vẫn lâu hay thậm chí gây nguy cơ giật điện cho người dùng.
Trong ảnh là máy sấy tóc những năm đầu thập niên 1920 vẫn cồng kềnh.
Máy sấy tóc năm 1928 có bước cải tiến gọn nhẹ hơn.
Giai đoạn 1930 - 1940 đánh dấu nhiều sự thay đổi của dụng cụ làm đẹp này trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây.
Từ những chiếc mũ sấy mạ chrome đơn giản ban đầu, lần lượt biến thể của máy sấy tóc sơ khai ra đời, bổ sung nhiều tính năng mới như uốn tóc tạo kiểu, kèm vòi nước nóng, thay mũ sấy bằng những cuộn dây gia nhiệt hoặc những tấm thủy tinh phát nhiệt... Các mẫu thiết kế cũng gọn nhẹ, dễ cầm di chuyển trong salon, sấy được cùng lúc cho nhiều người.
Chiếc máy sấy tóc thời kỳ 1937 được đánh giá là một bước tiến lớn trong công nghệ làm đẹp, tạo thành cơn sốt lôi kéo thêm nhiều phụ nữ đến với các salon tạo mẫu tóc. Nó cũng hình thành nên trào lưu thời thượng trong giới quý tộc lúc bấy giờ: ngồi làm tóc trong các salon sang trọng, thong thả đọc báo, uống trà, nói chuyện phiếm trong lúc làm đẹp.
Máy sấy tóc những năm cuối thập niên 1940 có hình dáng gần giống các máy làm tóc thời nay.
Công cụ làm đẹp này tiếp tục được cải tiến vào năm 1963, tiện dụng hơn khi gọn nhẹ và có thể di chuyển theo ý muốn.
Máy sấy tóc thập niên 1970.
Ngày nay, những máy sấy tóc cỡ lớn trong các salon dường như giữ nguyên thiết kế từ những năm 1940 nhưng hoàn thiện về vẻ thẩm mỹ, mức độ an toàn điện cũng như cách thức dễ sử dụng.
Các máy sấy cầm tay cũng ngày càng cải tiến để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn, biến chúng trở thành vật dụng làm đẹp không thể thiếu của mỗi chị em.
Theo Alobacsi
Làm đẹp và bảo vệ tóc cùng chuyên gia Không chỉ đơn giản là tạo kiểu tóc, rất nhiều ngôi sao chi ra số tiền lớn để hưởng trọn dịch vụ hoàn hảo dành cho tóc. Ngay như một việc tưởng chừng nhỏ thôi - là sấy tóc - cũng phải đúng chuẩn. Và câu chuyện về một chiếc máy sấy tóc đúng điệu cũng được nhiều người quan tâm hơn từ...