Chồng mất việc, vợ sĩ diện giấu kín nhưng lại bức xúc vì phải một mình lo toan
Tôi nghĩ điều dở nhất bạn đã làm là che giấu việc chồng mình mất việc, cứ ẩn nó dưới tấm thảm đỏ của lòng tự trọng hay sĩ diện rồi gồng lên xoay xở một mình, trong khi thực tế đây là việc có thể sẽ còn kéo dài chứ không dễ giải quyết trong ngày một ngày hai.
Nói bạn đừng giận chứ, chồng bạn có thái độ giải quyết sự việc tích cực hơn bạn. Anh ấy chắc chắn đang căng thẳng mệt mỏi không kém gì bạn. Anh ấy mới là người mất công việc cơ mà. Với đàn ông mà nói, chẳng gì tồi tệ hơn là mất năng lực tài chính, không thể nuôi sống vợ con. Chỉ là anh ấy đang cố gắng giữ một vẻ mặt bình tĩnh, thái độ tích cực mà thôi, và thật may là anh ấy vẫn muốn giao du với mọi người thay vì thu mình một chỗ, đóng cửa mọi cơ hội chỉ vì tự ti với tình cảnh hiện tại.
Tôi tự hỏi vì sao bạn lại phải giấu việc chồng vừa thất nghiệp. Trong khi khách quan mà nói, trong xã hội hiện nay, việc đó xảy ra khá phổ biến. Có việc rồi mất việc, thay đổi công việc, tự lựa chọn một đường hướng phát triển mới, là chuyện rất bình thường. Có thể bạn thấy bối rối và lo sẽ bị mọi người xì xào, nhưng không nên có cảm giác đó bạn ạ. Mình càng chia sẻ càng tăng thêm cho chính mình cơ hội được giúp đỡ. Những người bạn thực sự sẽ không phán xét, xì xào bạn vì chuyện này, họ sẽ trải qua khó khăn cùng bạn, hỗ trợ vợ chồng bạn.
Cho nên vợ chồng bạn nhất định phải ngồi lại nói chuyện được với nhau, bản thân bạn phải gạt bỏ được suy nghĩ mất việc là điều tồi tệ đáng xẩu hổ. Gặp khó khăn tài chính tất nhiên là đau đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là chồng bạn không thể kiếm được việc gì trong năm mới. Cùng giải quyết với nhau bao giờ cũng dễ dàng hơn mỗi người tự đối mặt. Hãy nghĩ về cảm giác của chồng, về những thời điểm anh ấy là chủ lực kinh tế để thông cảm hơn với chồng, để sẵn lòng gánh vác phần hơn trong giai đoạn này. Đằng nào hiện tại bạn cũng đang là người nuôi sống gia đình, nhưng với thái độ gắt gỏng khó chịu hay thái độ thông cảm chia sẻ sẽ đưa đến hai cục diện khác nhau.
Thêm nữa, khi bước qua chuyện này,hãy quản lý tốt hơn vấn đề tài chính. Luôn cần có một khoản kha khá để riêng ra, phòng cho những vấn đề phát sinh trong cuộc sống như khó khăn của vợ chồng bạn lúc này.
Chúc vợ chồng bạn gặp những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Video đang HOT
Phản hồi của độc giả K.C
Theo dantri.com.vn
Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình sẽ bị xét xử vào ngày 5-12
Theo kế hoạch, ngày 5-12, TAND cấp cao tại TP HCM sẽ mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) theo đơn kháng cáo của ông Đặng Thanh Bình (64 tuổi, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cùng 4 người khác.
Nguyên phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình bị tuyên án 3 năm tùNguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình không thừa nhận sai phạmNhững sai phạm của nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình
Theo nội dung bản án sơ thẩm, với chức vụ được giao, ông Đặng Thanh Bình được phân công phụ trách Cơ quan thanh tra giám sát NHNN, Vụ Pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo việc tái cơ cấu 6 ngân hàng (NH) yếu kém theo đề án 254 của Chính phủ, chỉ đạo công tác thanh tra giám sát trong đó có hoạt động tái cơ cấu, tham gia Ban chỉ đạo tái cơ cấu NH Đại Tín.
Ngày 15-8-2012, ông Bình đã ký Tờ trình số 597, trình Thủ tướng Chính phủ về phương án tái cơ cấu NH Đại Tín. Nội dung tờ trình nêu rõ: cần tiếp tục xác minh năng lực tài chính của nhóm nhà đầu tư mới để đảm bảo nguồn tiền đầu tư vào NH Đại Tín.
Bị cáo Đặng Thanh Bình (bìa phải) và các bị cáo tại tòa.
NHNN trình Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương NH Đại Tín tái cơ cấu theo phương án nêu trên trên cơ sở nhóm cổ đông mới có đủ năng lực tài chính để thực hiện phương án này.
Trên cơ sở đề nghị của NHNN, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Thông báo số 1350, trong đó có nêu: "NHNN chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tính đúng đắn, chính xác đối với thực trạng và năng lực tài chính của nhóm nhà đầu tư mới đầu tư vào NH Đại Tín...".
Thực hiện chủ trương trên của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4-9-2012, Cơ quan thanh tra giám sát NHNN có tờ trình về việc tái cơ cấu NH Đại Tín gửi Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình, kiến nghị Thống đốc cho phép áp dụng điều kiện tài chính đối với nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu NH như điều kiện đối với cổ đông sáng lập là cá nhân, tổ chức khi thành lập mới NH.
Cụ thể, có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập NH TMCP và cam kết không được dùng vốn uỷ thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.
Như vậy, yêu cầu trong phương án của NHNN, chỉ đạo của Thủ tướng và kiến nghị của Cơ quan thanh tra giám sát là để bảo đảm được năng lực tài chính thực sự của nhóm cổ đông tham gia tái cơ cấu NH Đại Tín nhưng ông Bình đã không thực hiện đúng yêu cầu trên. Ông Bình có bút phê vào tờ trình "việc kiểm tra vốn sẽ được thực hiện sau này...". Đến ngày 6-9-2012, ông Bình ký Công văn số 652, chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu NH Đại Tín.
Sau một thời gian cho nhà đầu tư mới tham gia tái cấu trúc NH Đại Tín, đến ngày 14-6-2013, chính ông Bình lại ký thông báo ý kiến kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo tái cơ cấu NH Đại Tín đã phải thừa nhận: "lộ trình triển khai phương án còn chậm chủ yếu do năng lực tài chính của nhà đầu tư mới tham gia tái cơ cấu hạn chế".
Mặc dù vậy nhưng sau đó ông Bình vẫn ký Công văn số 440 chấp thuận chính thức phương án tái cơ cấu NH Đại Tín.
Hậu quả của vụ án là, từ khi nhóm cổ đông Thiên Thanh điều hành, NH Đại Tín làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu tăng cao.
Vào thời điểm khởi tố vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm năm 2014, vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18.000 tỷ đồng, gấp 4 lần so với lúc chưa tái cơ cấu, nợ phải trả là hơn 38.000 tỷ đồng. Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã xác định thiệt hại là hơn 15.000 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án này, bản án sơ thẩm xác định, quá trình giám sát, cả 4 thành viên tổ giám sát gồm các ông Lê Văn Thanh (54 tuổi, nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An; Tổ trưởng giám sát VNCB), Hà Tấn Phước (55 tuổi, nguyên Phó giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Long An; nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát NH Đại Tín/ VNCB), Ngô Văn Thanh (41 tuổi, nguyên Tổ viên Tổ giám sát NH Đại Tín/ VNCB), Phạm Thế Tuân (62 tuổi, nguyên Tổ phó Tổ giám sát VNCB) khi phát hiện sai phạm của Phạm Công Danh và đồng phạm, đã không quyết liệt dùng biện pháp phù hợp, kiên quyết thu hồi tiền cho VNCB.
Với hành vi như trên, xử sơ thẩm, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt ông Đặng Thanh Bình mức án 3 năm tù. Các bị cáo còn lại cũng bị tuyên 1 năm đến 2 năm 6 tháng tù.
Sau phiên toà xử sơ thẩm, ông Bình kháng cáo toàn bộ bản án, trong đơn kháng cáo, ông Bình cho rằng, bản án sơ thẩm nhận định ông là người đứng đầu là không chính xác, chưa xem xét thấu đáo toàn bộ nội dung vụ án. Ngoài ra, các bị cáo còn lại cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt từ tù giam sang được hưởng án treo.
Được biết, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm, ông Bình không nhận tội mà cho rằng bản thân chỉ không hoàn thành nhiệm vụ chính trị(?).
A.Huy
Theo cand.com.vn
Ông Trần Bắc Hà bị bắt, cổ phiếu BIDV tăng giá Trong phiên giao dịch ngày 30-11, thị trường chứng khoán phản ứng khá tích cực với cổ phiếu BIDV. Ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Sau khi thông tin ông Trần Bắc Hà, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), bị bắt giam vì...