Chồng lừa lấy phôi lưu nghi cho bồ mang thai: rắc rối đủ chuyện
Vợ là đồng chủ sở hữu phôi hợp pháp nhưng bị chồng “qua mặt”, lấy các giấy tờ chứng minh nhân thân để lấy phôi gửi tại bệnh viện, trường hợp thai kỳ thành công thì em bé sinh ra là con ai, quyền nuôi dưỡng, quyền thừa kế tài sản… như thế nào?
Pháp luật quy định không phải trường hợp nào cũng được mang thai hộ – Ảnh: T.T.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang cho biết hôm nay 14-10 sẽ cùng ông Nguyễn Đức Vinh, vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm việc với Bệnh viện Bưu Điện, về trường hợp hi hữu “chồng lừa lấy phôi lưu nghi cho bồ mang thai”. Theo ông Quang, có rất nhiều vấn đề pháp lý vì chưa có tiền lệ xung quanh vụ việc này, trong đó có lỗi của bệnh viện, của người chồng, của người được cho là “bồ” của người chồng.
Nhiều rắc rối pháp lý
Theo bà Nguyễn Thị Nhã – trưởng đơn vị hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu Điện, nơi xảy ra vụ việc, hai vợ chồng ở Bắc Ninh đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện cuối năm 2017 và được 2 phôi. Trong 2 phôi này, 1 phôi đã chuyển vào cho người vợ và người vợ đã sinh 1 con trai vào tháng 9-2018. Phôi còn lại lưu trữ tại Bệnh viện Bưu Điện.
Trong đợt đăng ký trữ phôi mới, người chồng đã đến báo mất thẻ gửi phôi và chúng tôi đã làm thẻ mới, giao cho người chồng. Sau đó, trước tháng 4-2019, hai vợ chồng này lại mang hồ sơ đầy đủ (chứng minh thư, đăng ký kết hôn gốc, sổ hộ khẩu gốc), trả lời được các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi của bệnh viện. Đây là các thủ tục để được chuyển phôi và “người vợ” đã được chuyển phôi ngày 2-4-2019.
Tuy nhiên người được chuyển phôi lại… không phải là người vợ thực tế, đồng chủ sở hữu phôi gửi tại Bệnh viện Bưu Điện, mà là người bị nghi là bồ của ông chồng. Bệnh viện chỉ phát hiện ra vụ việc 3 tuần sau khi đã chuyển phôi – sau khi gọi điện lại cho người vợ và là chủ sở hữu hợp pháp của phôi.
Theo ông Quang, có nhiều vấn đề pháp lý rắc rối nảy sinh trong vụ việc này: người vợ là đồng chủ sở hữu phôi hợp pháp nhưng bị chồng “qua mặt”, lấy các giấy tờ chứng minh nhân thân để lấy phôi gửi tại bệnh viện, trường hợp thai kỳ thành công thì em bé sinh ra là con ai, quyền nuôi dưỡng, quyền thừa kế tài sản… như thế nào, nhất là khi bố mẹ thực của phôi đã ly dị gần một tháng nay.
Ông Quang cũng cho rằng có những dấu hiệu người chồng và người thứ 3 (nghi là bồ của chồng, 45 tuổi, hiện là giáo viên ở tỉnh Bắc Giang) lừa đảo người vợ và bệnh viện. Bệnh viện cũng có lỗi, không phải đơn thuần là “bị lừa” – theo nhận định của ông Quang.
Video đang HOT
“Vì sao lại chuyển phôi tiếp khi con trước đó mới hơn 7 tháng tuổi, vì sao lại không phân biệt được người gửi phôi thực tế và “người thứ 3″, thông qua ảnh và các giấy tờ tùy thân đã lưu…” – ông Quang đặt vấn đề.
Thay đổi để tránh các rắc rối tương tự
Trả lời Tuổi Trẻ, bà Nhã cho biết do ảnh chụp trên chứng minh thư rất nhỏ, vợ (49 tuổi) và “người thứ 3″ (45 tuổi) gần tương tự tuổi tác nên nhầm lẫn. “Từng có chuyện tráo người để mang thai hộ và đã bị chúng tôi phát hiện. Như có trường hợp ảnh chứng minh thư và người thật khác hẳn nhau, khi so sánh trước khi chuyển phôi chúng tôi phát hiện ra không đúng người trong hồ sơ lưu” – bà Nhã cho biết.
Theo bà Nhã, đã có một số trường hợp đánh tráo người tương tự nhằm mang thai hộ bị phát hiện trước khi thực hiện kỹ thuật. Nhưng trường hợp “lừa lấy phôi” này thì người thứ 3 đã được hoàn tất chuyển phôi và mang thai. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ.
Hiện Bệnh viện Bưu Điện đang hoàn thiện phần mềm nhận diện người đến chuyển phôi, người hiến tặng trứng, tinh trùng, người làm thụ tinh ống nghiệm… bằng khuôn mặt và vân tay.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc hi hữu này vào hôm nay 14-10.
Thiếu sự kết nối
Theo một khảo sát công bố gần đây, chỉ 1/3 cơ sở hỗ trợ sinh sản đang hoạt động có phần mềm nhận diện thông qua vân tay, số còn lại tiếp nhận người đến hiến trứng, tinh trùng thông qua các hồ sơ bằng giấy.
Ngoài ra, các trung tâm cũng không kết nối với nhau, dẫn đến có chuyện một người có thể hiến tinh trùng nhiều lần, trái quy định hiện hành, có nguy cơ dẫn đến các vấn đề về huyết thống, hôn nhân gia đình sau này.
Theo tuoitre
Chồng lừa lấy phôi thai đông lạnh của vợ cấy cho người phụ nữ khác
HÀ NỘI - Đang chăm con trai 7 tháng tuổi, bà Nhân bất ngờ nhận được điện thoại của Bệnh viện Bưu điện hỏi tình hình mang thai sau chuyển phôi.
Bà Nhân sống ở Bắc Ninh, kết hôn năm 1990. Hai vợ chồng có 4 con, lớn nhất đã 29 tuổi, bé trai nhỏ nhất mới sinh năm ngoái nhờ thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội.
Năm 2017, vợ chồng bà Nhân đã sàng lọc được hai phôi và chuyển một phôi vào tử cung vợ cuối tháng 12. Tháng 9/2018, bà sinh bé trai. Phôi còn lại, hai vợ chồng quyết định gửi lại Trung tâm để cấp đông lưu trữ.
Tháng 4, bà Nhân bất ngờ nhận được cuộc gọi của Bệnh viện Bưu Điện hỏi về tình hình sức khỏe thai nhi. Bà Nhân nói mình vừa sinh xong, còn bệnh viện thì khẳng định bà vừa được chuyển phôi vào ngày 2/4, và chồng bà mới báo bệnh viện biết "vợ đã đậu thai".
Nghi ngờ phôi bị đánh cắp, bà Nhân làm việc với bệnh viện và tra hỏi chồng. Lúc này, ông chồng thừa nhận lấy phôi của vợ cho một người phụ nữ 45 tuổi ở Bắc Giang mang thai.
Theo xác minh của bệnh viện, hồi tháng 2, chồng bà Nhân đưa một người phụ nữ đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện để làm thủ tục lấy phôi vợ đang lưu giữ tại đây.
Đại diện bệnh viện cho biết chồng bà Nhân trình giấy ủy quyền của vợ, lấy chứng minh thư và giấy tờ cần thiết tên bà Nhân. Khi nhân viên của bệnh viện rà soát thông tin trước khi chuyển phôi, người phụ nữ cung cấp toàn bộ dữ liệu, nhận mình là bà Nhân và trả lời đúng hết các câu hỏi của nhân viên y tế về ngày đăng ký kết hôn, tên các con...
Bà Nhân cho biết không hề làm các giấy tờ này, cũng không thực hiện chuyển phôi còn lại.
Ngày 11/10, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, cho biết khi nhận được phản ánh của bà Nhân, Trung tâm đã rà soát.
Quy trình làm thụ tinh ống nghiệm ở trung tâm rất chặt chẽ. Để làm thủ tục lọc trứng, chuyển phôi, gửi phôi đều phải có CMND, giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng bản gốc và có chữ ký của cả hai.
Mỗi ngày trung tâm chuyển phôi cho 10-20 trường hợp. Khi rà soát, chia thành 4 lớp, lớp đầu tiên rà soát giấy tờ, lớp thứ 2 rà soát khi thay quần áo, bước 3 là trước khi cắm chuyền và lần cuối là trước khi chuyển phôi.
"Chúng tôi có ngân hàng câu hỏi để kiểm tra như tên chồng, tên con, ngày đăng ký kết hôn, nơi đăng ký kết hôn. Nếu trả lời sai, bệnh viện sẽ yêu cầu phải check lại vân tay", bà Nhã nói.
Trường hợp này, chồng bà Nhân và người phụ nữ kia có đủ hết giấy tờ bản gốc. Cô ta trả lời khớp tất cả các câu hỏi của nhân viên y tế, đặc biệt lại ngang tầm tuổi bà Nhân nên bệnh viện không phát hiện ra sai sót nào.
"Ảnh trên CMND cách đây hàng chục năm lại mờ nhòe thì rất khó để phát hiện ra không phải cùng một người", bà Nhã nói.
Bà Nhã thông tin thêm, chồng bà Nhân đã tính toán rất kỹ để có thêm được một cáp phôi. Cáp này ghi chi tiết tạo được bao nhiêu phôi, đã chuyển phôi ngày nào, còn lại bao nhiêu phôi. Phải có cáp này mới có thể làm thủ tục chuyển phôi.
Khi vợ ở nhà chăm con, ông chồng đã bảo vợ đưa tiền đến bệnh viện đóng tiền cáp lưu phôi. Vài ngày sau, người chồng quay lại bệnh viện báo bị mất cáp trên đường về và làm đơn xin cấp lại cáp mới nên bệnh viện đã đồng ý cấp lại.
Do toàn bộ hồ sơ chuyển phôi lần hai đều mang tên bà Nhân, số điện thoại của hai vợ chồng, nên theo quy định, sau 14 ngày chuyển phôi, bệnh viện gọi gia đình để hỏi xem đã mang thai chưa. Lần đầu gọi, bà Nhân không nghe máy, khi bệnh viện gọi cho ông chồng thì được thông báo vợ đã đậu thai. Lần thứ hai, bệnh viện gọi điện sau khi phôi đậu 21 ngày để hỏi tình hình tim thai, lần này bà Nhân nghe máy nên vụ việc mới vỡ lở.
Qua trường hợp này, bà Nhã cho biết bệnh viện đang lắp hệ thống nhận diện vân tay và mống mắt, mỗi trường hợp sẽ có mã số riêng. Trước khi chuyển phôi sẽ yêu cầu kiểm tra cả hai vợ chồng, chính xác mới được lấy phôi.
* Tên người vợ đã được thay đổi.
Lê Nga
Theo VNE
Làm thụ tinh ống nghiệm, cần chuẩn bị những gì? Thông tin cụ thể về những điều cần lưu ý khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) vừa được chia sẻ tại "Ngày hội Tư vấn vô sinh, hiếm muộn" do Bệnh viện Bưu điện tổ chức sáng 2/8 ở Hà Nội. Theo các bác sĩ, làm thụ tinh ống nghiệm, cần chuẩn bị sức khỏe, thời gian và khoảng 100...