Chồng lên giường với người khác khi du học
Trong thời gian ở nước ngoài, anh đã có quan hệ với cô cùng đoàn, là người của đơn vị khác cử đi học. Tôi hỏi lại chồng và anh thú nhận khi mới sang mọi thứ rất bỡ ngỡ, rất buồn và nhớ vợ con nên đã sai lầm.
Chúng tôi từng là gia đình hạnh phúc, quen nhau từ lúc còn là sinh viên, 6 năm yêu nhau, 7 năm gắn bó vợ chồng, anh luôn thương yêu và lo lắng cho gia đình. Cuộc sống tuy không giàu, cũng tạm ổn, vợ chồng đều có công việc làm ổn định. Tôi làm y sĩ ở bệnh viện, chồng làm kỹ sư ở một tập đoàn lớn. Mọi vấn đề kinh tế trong gia đình do chồng gánh vác, lương tôi chỉ phụ thêm để chi tiêu hàng ngày, còn lại mọi việc lớn nhỏ đều do anh lo liệu.
Tôi có hai đứa con gái xinh xắn, ngoan ngoãn nên rất hài lòng với gia đình mình, tự hào về hạnh phúc đang có cũng như về người chồng yêu quý nếu gần đây không phát hiện ra một chuyện tày trời, anh đã ngoại tình. Đầu năm vừa qua, cơ quan anh có đợt học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài thời gian 6 tháng, anh được cử đi học. Tôi rất tin tưởng và động viên chồng tham gia, mong muốn anh được bằng bạn bằng bè.
Ảnh minh họa
Anh lúc đầu không muốn tham gia vì công việc hiện tại rất tốt, lo tôi ở nhà vất vả chăm sóc hai con. Tôi động viên anh đi, nghĩ thời gian ngắn như vậy không ảnh hưởng gì nhiều đến công việc hiện tại, đi học về sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn, việc gia đình con cái, một mình tôi có thể đảm đương được.
Tôi tiễn chồng đi trong niềm vui, tự hào vì mình làm được một việc có ý nghĩa cho chồng. Suốt thời gian xa cách, vợ chồng tôi thường xuyên liên lạc qua điện thoại, và chat. Anh luôn nói nhớ thương vợ con, còn tôi cố gắng chu toàn mọi việc và mong ngóng chồng trở về. Ngày đó cũng tới, anh trở về, gia đình viên mãn.
Sau đó một vài ngày, vô tình dùng máy tính của chồng, tôi vào hộp chat của anh và phát hiện một sự thật. Trong thời gian ở nước ngoài, anh đã có quan hệ với cô cùng đoàn, là người của đơn vị khác cử đi học. Tôi hỏi lại chồng và anh thú nhận khi mới sang mọi thứ rất bỡ ngỡ, rất buồn và nhớ vợ con. Người phụ nữ kia luôn ở bên cạnh động viên chia sẻ nên trong một lần không tỉnh táo, anh đã sai lầm, đánh mất chính mình. Rồi họ thống nhất chỉ dừng lại ở đó và khi nào về Việt Nam sự việc sẽ kết thúc bởi cô gái kia cũng có gia đình rồi, thực sự không yêu thương gì cả, chỉ là tình cảm nhất thời thôi.
Video đang HOT
Mọi thứ đến với tôi quá bất ngờ, không thể hình dung tại sao một người như chồng tôi lại có thể suy nghĩ và hành động tồi tệ đến thế. Anh luôn mẫu mực, thương yêu vợ con hết lòng, đứng đắn trong mọi quan hệ lại có thể sa ngã một cách dễ dàng như thế, trong khoảng thời gian quá ngắn, khi tình cảm vợ chồng còn rất mặn nồng. Anh rất hối hận, sự việc xảy ra do không kiểm soát được mình, để xảy ra sự việc đã sai rồi, sau đó lại tiếp tục như vậy càng sai lầm hơn nhưng không hiểu sao không dừng lại được. Anh cũng không thể nói với tôi vì sự việc này có giải thích bằng cách nào cũng là điều sai trái, không một người vợ nào có thể tha thứ, chấp nhận được.
Giờ tôi đã biết rồi nên anh không giấu nữa, anh nói tôi muốn trừng phạt bằng cách nào cũng được, anh chấp nhận hết nhưng xin cho anh được ở lại với mẹ con tôi. Tôi đau đớn và thất vọng, muốn phá tan mọi thứ, gia đình này, hạnh phúc này, tất cả chỉ là giả dối. Tôi không còn muốn nhìn mặt người chồng bội bạc này nữa nhưng không làm được như vậy, tôi thương hai đứa con gái bé bỏng, chúng không có tội. Chồng tôi rất yêu các con và các cháu cũng vậy, thực lòng dù giận chồng lắm nhưng tôi vẫn còn tình cảm với anh.
Tôi nói chuyện với người phụ nữ kia, cô ta cũng nói đúng như chồng tôi nói, rằng không biết sao lúc ở bên đó lại làm như vậy và bây giờ về Việt Nam, gặp lại chồng con cũng cảm thấy rất xẩu hổ, mặc cảm tội lỗi vô cùng. Cô ta nói yêu chồng con và không muốn mất gia đình, chồng cô ta không biết gì cả nên mong tôi tha thứ. Chồng tôi cũng thực sự hối hận, nhìn anh khổ sở và tội nghiệp nên tôi biết. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định bỏ qua cho chồng lỗi lầm này. Nhưng nói thì dễ còn để thực sự tha thứ được không dễ chút nào, tôi giờ lại đang khổ sở với chính suy nghĩ của mình.
Lúc nào trong đầu cũng có suy nghĩ chồng mình đã phản bội, từng ôm ấp người phụ nữ khác để rồi tôi lại dằn vặt chồng, lại làm khổ chính mình. Anh biết tôi sẽ cần có thời gian để quên đi mọi chuyện nên sẵn sàng chấp nhận hết mọi thứ, kể cả các cơn nóng giận của tôi. Anh mong tôi hãy tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm này. Tôi không biết phải làm gì để cho mọi chuyện được qua đi, để gia đình bình yên trở lại. Việc tôi tha thứ cho chồng có phải là việc làm đúng? Liệu anh còn có thể phản bội tôi lần nữa không? Thực sự tôi cũng không biết khi nào mới có thể vui vẻ trở lại được. Tôi viết lên câu chuyện của mình, mong được các bạn chia sẻ và giúp tôi, xin cảm ơn.
Theo VNE
Bảo mẫu đi học
Sau hàng loạt sự cố đáng tiếc xảy ra tại các nhóm trẻ gia đình tự phát, nhiều lớp học dành cho các cô bảo mẫu "tay ngang" được mở ra ở một số địa bàn đông dân nhập cư của TP.HCM như quận 12, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân...
Học viên lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ bảo mẫu do Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM tổ chức thí điểm tại Q.Bình Tân - Ảnh: L.Trang
Tốt nghiệp lớp 9 ở quê, bươn chải lên TP kiếm sống, làm thử nhiều nghề rồi "đậu" lại với nghề "giữ em bé". Đó là hành trang nghề nghiệp của nhiều cô gái trẻ đang làm nghề bảo mẫu, trông giữ trẻ tại các nhóm trẻ gia đình ở TP.HCM. Vì là "tay ngang" nên kiến thức về chăm sóc, dạy dỗ trẻ của các cô phần lớn là kinh nghiệm bản thân (nhờ nuôi con, cháu) hoặc được các đàn chị đi trước dạy nghề bằng phương thức... truyền miệng.
Muôn nẻo đường vào nghề
Càng về cuối năm, nhu cầu giữ trẻ tăng cao, những "nhà trẻ" tự phát mọc lên như nấm trong các con hẻm nhỏ, nơi mà không có bảo mẫu, giáo viên nào được đào tạo để giữ trẻ. Với các bảo mẫu tay ngang đơn giản chỉ là "ai cần thì tui giữ!" chứ không cần bằng cấp, kiến thức.
Nhóm trẻ của chị H. ở khu phố 3, phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM, bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2012, hiện nay giữ tám trẻ, nhỏ nhất 10 tháng tuổi, lớn nhất 3 tuổi, học phí trẻ dưới 1 tuổi là 1,6 triệu đồng/tháng, trẻ lớn hơn 1,4 triệu đồng/tháng. Vợ chồng chị H. trước đều là công nhân làm việc ở Thủ Đức, do sức khỏe yếu, con còn nhỏ chị xin nghỉ ở nhà chăm con rồi nhận trẻ con trong xóm giữ tại nhà. "Mấy bé ở đây toàn con của công nhân, tiền ít, hoàn cảnh khó khăn. Ai cần thì tui giữ. Chờ con lớn một chút thì đi làm nghề khác, không tính làm lâu dài nên không cần đi học".
Cô bảo mẫu Đặng Hoài T. 26 tuổi, quê Thanh Hóa. Học xong lớp 9, T. theo gia đình vào TP.HCM làm ăn, ban đầu phụ giúp cha mẹ buôn bán rồi làm đủ nghề như đi bán cà phê, phụ việc trong quán ăn, làm công nhân công ty may mặc. Đến năm 2000 được người quen giới thiệu, T. vào làm bảo mẫu một nhóm trẻ gia đình tại quận 12. Làm được gần hai năm thì bỏ việc vì lương thấp, công việc áp lực, T. thuê nhà và cùng mẹ nhận giữ trẻ tại nhà. Hiện nay nhóm trẻ của T. có 12 trẻ từ 1-4 tuổi. Gần đây muốn mở rộng nhóm trẻ, T. quyết định đi học trở lại và tìm đến Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM đăng ký học lớp đào tạo cô nuôi dạy trẻ.
T. kể: "Trước đây mình nghĩ nghề này chỉ cần thích chơi với trẻ con, cẩn thận, sạch sẽ, quen việc thì làm được thôi. Mấy năm qua mình vẫn mở lớp mà đâu cần bằng cấp gì. Nhưng khi đi học mới thấy có nhiều kiến thức nuôi dạy trẻ mình chưa biết hoặc trước nay làm sai mà không biết. Đi học có chứng nhận rồi thì khi nói chuyện với phụ huynh cũng dễ dàng hơn".
Miệt mài đến lớp
Đại học Sài Gòn, Đại học Sư phạm TP.HCM, Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM, Trường trung cấp Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn... là những địa chỉ tại TP.HCM thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo mẫu với các hình thức dạy tại chỗ hoặc phối hợp với các quận, huyện mở lớp nhằm phục vụ nhu cầu "học để trở thành bảo mẫu chuyên nghiệp" của không ít chị em.
Đều đặn 18g mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu, gần 100 học viên là người trực tiếp nuôi, giữ trẻ tại các nhóm trẻ gia đình trên địa bàn phường Tân Tạo, quận Bình Tân, lại có mặt ở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bảo mẫu do Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM tổ chức. Trước đó một giờ, họ vẫn còn quay quắt với những đứa trẻ ở những nhóm lớp mầm non. Sau một ngày tất bật với trẻ, thời gian ít ỏi buổi tối được dành cho lớp học nghề.
Những kiến thức vỡ lòng của nghề bảo mẫu như cho trẻ ăn, ngủ, ứng xử với trẻ biếng ăn, vệ sinh cho trẻ, xử lý tai nạn... được chuyển tải thông qua các câu chuyện nghề nghiệp. Nghề bảo mẫu không được tô hồng mà qua mỗi buổi học, học viên phải hiểu được rằng chỉ có tình thương trẻ và lòng yêu nghề thật sự mới có thể trụ lại với công việc đầy áp lực, đầy thách thức lòng kiên nhẫn và sức khỏe của người làm nghề, lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả cô và trẻ này.
Chị Lan Phương, 25 tuổi, ở khu phố 4, phường Tân Tạo, cho biết: "Được sự động viên của chủ nhóm lớp, tôi dành thời gian đi học để trang bị thêm các kiến thức cần thiết cho việc giữ trẻ. Hồi trước ai làm nghề này cũng được, nhưng bây giờ các nhóm trẻ gia đình cũng bị kiểm tra rất gắt gao, không thể cứ đi làm mà không có tấm bằng lận lưng, nên mệt thì mệt vẫn phải tranh thủ đến lớp học". Phường Tân Tạo, quận Bình Tân là địa bàn phần lớn dân nhập cư, đối tượng phụ nữ là công nhân và có con nhỏ đông, các nhóm trẻ gia đình tự phát hoạt động phức tạp. Lớp học mở với số lượng ban đầu 80 học viên nữ, chỉ sau vài tuần số học viên đã tăng lên hơn 100 người. Nhiều chị em đã đi làm bảo mẫu lâu năm hoặc chỉ giữ một vài trẻ ở nhà cũng viết đơn xin học bởi không còn muốn làm bảo mẫu "tay ngang".
"Qua khảo sát nhu cầu có thật và rất bức xúc của phụ nữ phải đi làm, cần nơi nuôi giữ con, hội đã xây dựng kế hoạch liên tịch phối hợp nhiều ban, ngành và trình UBND TP.HCM để thực hiện mô hình thí điểm tại Bình Tân và Thủ Đức về phát triển lực lượng giữ trẻ gia đình, phổ biến kiến thức, pháp luật liên quan đến việc nuôi giữ trẻ. Sắp tới các lớp học này sẽ được mở rộng ở bảy quận, huyện khác để tạo điều kiện cho các cô nuôi dạy trẻ được đến lớp" - bà Đinh Thị Bạch Mai, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM, cho biết.
Đào tạo miễn phí
Lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ bảo mẫu do Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM tổ chức thí điểm tại quận Bình Tân với kinh phí do UBND TP.HCM hỗ trợ. Học viên là người giữ trẻ tại các nhóm trẻ có trình độ lớp 7 trở lên. Chương trình học kéo dài khoảng ba tháng, với 300 tiết học về đặc điểm cơ thể trẻ, vệ sinh chăm sóc trẻ, dinh dưỡng cho trẻ, tâm lý học, sơ cấp cứu, giao tiếp với trẻ, dạy trẻ tạo hình, làm quen với toán, âm nhạc... Sau Bình Tân, lớp học sẽ được mở ở các địa bàn đông dân nhập cư và tập trung tại các khu công nghiệp như Thủ Đức, quận 7, Nhà Bè, Tân Bình và quận 12. Sau khóa học, học viên được cấp giấy chứng nhận đào tạo cô nuôi dạy trẻ của Trường cao đẳng Sư phạm mẫu giáo trung ương TP.HCM.
Tăng nội dung "đạo đức nghề nghiệp"
Tiến sĩ Phạm Thu Hương, giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng khoa học giáo dục của Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM, đơn vị giảng dạy tại lớp học, cho biết: "Sau nhiều tai nạn nghề nghiệp của các cô nuôi dạy trẻ thời gian qua, chúng tôi đã tăng thêm 12 tiết nói về "đạo đức nghề nghiệp" trong tổng số 300 tiết của chương trình đào tạo. Người làm nghề phải xác định động cơ theo nghề này, phải thực tâm yêu trẻ thì hãy theo cái nghề vất vả, thu nhập thấp mà thời gian nhiều và trách nhiệm nặng nề này. Phải yêu trẻ mới có thể vượt qua những áp lực đó".
Theo Tuoitre
Bao giờ con lớn... Buổi sáng thằng nhỏ nì nèo không muốn đi học. "Con chỉ thích ở nhà thôi. Bao giờ con không phải đi học thế này nữa hả mẹ?". "À... thì bao giờ con lớn như mẹ". - Thế bao giờ con mới lớn hả mẹ? - Thì khi nào mẹ già, con sẽ lớn bằng mẹ. - Không, con không muốn mẹ già...