Chồng lấy người mới, vợ chiến đấu với ung thư một mình nuôi con
Đối diện với căn bệnh ung thư cổ tử cung, Thành Ngân vẫn bình tĩnh ’ sống vì con trai’.
Thành Ngân sinh năm 1985 tại Hà Nội. Năm 21 tuổi, cô bỏ mặc mọi lời khuyên can của bố mẹ, bỏ dở việc học hành, theo chồng về làm dâu ở Bắc Giang.
Khi Ngân vừa sinh con được 2 tháng, chồng cô trở lại Đức làm việc với mơ ước dư dả ‘của ăn của để’ và sớm đón hai mẹ con sang.
Trong 2 năm đầu, tình cảm của cặp vợ chồng trẻ vẫn mặn nồng như thuở mới yêu.
Các cuộc điện thoại của Ngân và chồng bao giờ cũng đầy ắp những lời hỏi han ân cần, nỗi nhớ nhung da diết và mơ ước về ngày đoàn tụ.
Nhưng ‘cuộc đời không ai biết trước chữ ‘ngờ’, ở nơi đất khách quê người, chồng cô ngã vào vòng tay của người phụ nữ khác.
Năm 2011, anh bắt đầu xây dựng tổ ấm mới, Thành Ngân bỗng chốc trở thành mẹ đơn thân.
Nỗi trống trải tình cảm còn chưa nguôi ngoai, Thành Ngân phải đối diện với sự khó khăn về kinh tế.
Ngày nào cô cũng dằn vặt bản thân mình khi không đủ điều kiện lo cho con bằng bạn bằng bè.
Cô buộc phải gửi con trai về ông bà nội, một mình bươn chải mưu sinh.
Cách đây hơn 1 năm, Thành Ngân được một người bạn đề nghị sang Australia làm ăn.
Đứng trước cơ hội ấy, Ngân đã suy nghĩ rất nhiều. Cô nhớ đến những lời ‘cha đứa trẻ’ từng hứa với mẹ con cô, những lời hứa dang dở anh chưa thực hiện được.
Thành Ngân quyết định lên đường sang Australia với mong muốn có thể mang lại cuộc sống tốt hơn cho con trai.
Ở Australia được 3 tháng, nỗi nhớ nhà, nhớ con thúc giục Thành Ngân về Việt Nam thăm gia đình. Cuộc đời cô đã thay đổi hoàn toàn trong lần trở về ấy.
Video đang HOT
Vẻ xinh đẹp, trẻ trung của bà mẹ 8X Thành Ngân
Một lần, bạn của Thành Ngân rủ cô đi lấy sinh thiết cổ tử cung. Lúc ấy, Thành Ngân cho rằng cô là người hoàn toàn khỏe mạnh bình thường nên đã không đi.
Một tuần sau, Ngân bị ra huyết bất thường ở vùng kín. Tình trạng trên lặp lại 3-4 lần khiến cô không khỏi hoang mang, sợ hãi.
Sau khi đi khám phụ khoa, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết Ngân mắc chứng loạn sản tế bào giai đoạn 3, một giai đoạn tiền ung thư.
Sau đó, Ngân đến bệnh viện C xin hội chẩn và thăm khám. Vị giáo sư nổi tiếng cho biết cô bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2.
Cho đến bây giờ, Thành Ngân không thể tin nổi những gì đang diễn ra. Cô không tin mình mắc phải căn bệnh quái ác ấy.
Thành Ngân nghẹn ngào: ‘Biết mình bị bệnh, nỗi sợ hãi vì bệnh tật thì ít mà nỗi lo cho con thì nhiều. Con trai tôi sẽ ra sao khi không có bàn tay chăm sóc của mẹ?
Ai sẽ là người nuôi dạy con nên người? Ai sẽ là người chăm con khi con ốm đau? Ai sẽ là người bên con khi con vấp ngã trên đường đời?
Con trai tôi đã quá thiệt thòi khi không có tình thương yêu của bố từ nhỏ. Nếu không còn bàn tay chăm sóc của người mẹ nữa, con trai tôi sẽ ra sao. Nghĩ đến con, nghị lực sống trong tôi bùng lên mạnh mẽ’.
Sau khi tham khảo nhiều ý kiến, Thành Ngân quyết định xạ trị trước khi làm phẫu thuật.
Cô tâm sự: ‘Tôi chưa có kiến thức về ung thư, tôi sợ hãi và gần như không có định hướng, chỉ biết chờ và chờ, phó mặc cho các bác sĩ và bệnh viện’.
Sau phẫu thuật, Ngân nhận được kết quả âm tính và ra viện nhưng tháng nào Thành Ngân cũng thăm khám đều đặn.
Cô chia sẻ: ‘Ung thư tái phát là nỗi ám ảnh của tất cả những người bệnh. Tái khám cũng chỉ để biết bao giờ ung thư quay trở lại’.
Ngày 21/2/2016, Thành Ngân bị biến chứng đại tràng, tác dụng phụ của trị xạ áp sát liều cao.
Đại tràng của cô bị nghi ngờ có khối u. Cô sút 7kg, còn 43kg. Các bác sĩ tại bệnh viện K hội chẩn cô cần mổ, cắt một đoạn đại tràng, nối lại hậu môn ra bên sườn.
Cô quyết định không thực hiện phương pháp đau đớn ấy mà tự tìm cách điều trị khác.
Thành Ngân chia sẻ, con trai chính là động lực sống của cô
Khác với lần trước, lần này, Thành Ngân không phó mặc cho số phận mà chủ động trở thành ‘bác sĩ cho chính mình’.
Cô dành hết thời gian và tâm trí đọc, tìm hiểu các tài liệu về ung thư.
‘Các bác sĩ chuyên khoa rất ít khi để ý đến vấn đề phục hồi hệ miễn dịch cho bệnh nhân hoặc thuyết phục bệnh nhân thay đổi lối sống.
Vì vậy, bệnh nhân sau khi trải qua quá trình trị xạ, hóa trị, phẫu thuật có vẻ khá lên nhưng sau một thời gian, ung thư quay trở lại và tái phát rất nhanh, thậm chí dữ dội hơn.
Hệ miễn dịch của bạn là tối quan trọng trong điều trị ung thư. Miễn dịch kém, bạn sẽ chết bởi bệnh cơ hội, biến chứng của phương pháp điều trị chứ không phải chết bởi ung thư!’, Thành Ngân chia sẻ.
Cô lựa chọn liệu pháp miễn dịch để chữa lành các biến chứng do hóa xạ trị gây ra, đồng thời ngăn ngừa ung thư quay trở lại.
Liệu pháp miễn dịch bao gồm: tập luyện thể dục để tăng oxy cho tế bào; giải độc cơ thể, giải độc gan; thực hiện chế độ dinh dưỡng để kiềm hóa, chống dị ứng; cung cấp đầy đủ enzyme cho cơ thể; ăn đồ ăn có tính ấm để thực hiện biện pháp tăng thân nhiệt; giảm stress.
Sau hơn 3 tháng kiên trì thực hiện các giải pháp đồng bộ, Ngân đã thoát khỏi các biến chứng của căn bệnh ung thư.
Thành Ngân hào hứng: ‘Giờ đây, tôi cảm thấy khỏe mạnh, tự tin và hạnh phúc. Tôi tin với kiến thức của mình, tôi có thể chiến đấu và vượt qua được căn bệnh này’.
Không chỉ chữa bệnh cho bản thân, Thành Ngân còn tích cực chia sẻ các thông tin về quá trình chiến đấu với ung thư, các kiến thức của cô về căn bệnh ‘tử thần’ này với cộng đồng, tạo động lực và niềm tin cho những người mắc căn bệnh hiểm nghèo này chiến đấu.
Nhìn lại quá khứ, Thành Ngân nhẹ nhàng trải lòng: ‘Trước đây, tôi cứ nghĩ có tiền, có cuộc sống giàu sang thì mẹ con tôi sẽ hạnh phúc.
Nhưng khi đứng giữa sự sống và cái chết, những điều đó trở nên không còn ý nghĩa gì nữa. Giờ điều ước duy nhất của tôi là sống khỏe mạnh cùng con trai mình và lo cho con trưởng thành’ .
Theo VNE
Tìm thấy dấu vết tế bào ung thư trong hóa thạch một triệu tuổi
Một phát hiện mới cho thấy ung thư xuất hiện trên đoạn chân 1,7 triệu tuổi và đốt sống 2 triệu tuổi của tổ tiên loài người.
Ung thư có lẽ không phải một căn bệnh thời hiện đại. Mặc dù chúng ta vẫn nghĩ rằng nó xuất phát từ thói quen xấu, tuổi thọ kéo dài hoặc do kém may mắn, các nhà khoa học đã khám phá ra dấu vết ung thư trên tổ tiên loài người cách đây hàng triệu năm. Trước đó, khối u "già" nhất được tìm thấy mới chỉ 120.000 năm tuổi.
Mẩu xương sống cổ đại 2 triệu tuổi bị ung thư (phần màu hồng). Ảnh: sajs.co.za.
Theo CNN, nhóm khoa học từ Đại học Witwatersrand và Trung tâm Khoa học Nam Phi đã có phát hiện đột phá trên. "Chúng tôi so sánh mẩu xương chân từ thời tiền sử với xương chân người hiện đại và chúng giống hệt nhau", Edward John Odes từ Đại học Witwatersrand cho biết. "Hàng triệu năm đã trải qua mà bạn không hề thấy sự khác biệt".
Câu hỏi đặt ra là suốt thời gian đó, tại sao ung thư lại không thay đổi theo quá trình tiến hóa sinh học? Các nhà nghiên cứu chưa thể đưa ra câu trả lời. "Những gì chúng tôi biết là ung thư đã tồn tại từ rất lâu", Odes giải thích.
Giới khoa học vốn ngầm giả định rằng tổ tiên loài người không bị ung thư. Giờ đây, với bằng chứng vừa được khai quật, hiểu biết về nguồn gốc cũng như diễn tiến của ung thư đã hoàn toàn thay đổi. "Nghiên cứu này đã đem đến cái nhìn mới về ung thư", Patrick Randolph-Quinney từ Đại học Central Lancashire nhận định. "Ung thư là một vấn đề lớn, kéo dài. Kể cả khi vô cùng khỏe mạnh với lối sống khoa học, chúng ta vẫn có nguy cơ mắc ung thư. Đó là một phần trong quá trình tiến hóa của nhân loại".
Đội ngũ chuyên gia tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu quá trình phát triển của ung thư thời cổ đại với hy vọng áp dụng vào điều trị ngày nay.
Theo Minh Nguyên (vnexpress)
Cắt bỏ buồng trứng: Những điều đặc biệt chú ý Bác sĩ khuyến cáo rằng nếu như phụ nữ có ý định cắt bỏ buồng trứng thì ít nhất cũng nên đợi tới gần thời kỳ mãn kinh, khi ở độ tuổi 50 hoặc 51. Mỗi năm, có hàng triệu chị em phải đối mặt với nguy cơ phải cắt bỏ buồng trứng vì các lí do khác nhau. Nhưng trước khi quyết...