Chống lãng phí: Phải quy được trách nhiệm cá nhân
Hôm qua, 18-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Nhiều ĐBQH cho rằng, chế tài đưa ra phải đủ mạnh mới có thể ngăn chặn được nạn lãng phí đang lan rộng trong xã hội.
Các khu đô thị bỏ hoang, đất hoang là thực trạng lãng phí nghiêm trọng hiện nay
Ảnh: Nguyên Vũ
Nguy hiểm không kém tham nhũng
Đánh giá lãng phí gây hại không kém gì tham nhũng, ĐB Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận) nêu ví dụ: “Lễ lạt, hội hè, ngày kỷ niệm, ngày truyền thống… làm linh đình quá, tốn kém quá. Họp một buổi trực tuyến có khi tiết kiệm được chi phí xây được bao nhiêu nhà tình nghĩa cho người nghèo, cho đối tượng chính sách”. ĐB Huỳnh Thế Kỳ cho rằng, phải xác định được trách nhiệm người đứng đầu mới mong chống được lãng phí. Ông nói: “Mình phải làm gương, xăng, xe phải sử dụng như thế nào, kinh phí chi ra sao… để cấp dưới noi theo.” Ông cũng cho rằng, nên nghiên cứu bố trí lại hệ thống bộ máy và tổ chức bởi “bộ máy bây giờ phình ra quá, ở trên còn phình hơn ở dưới”…
Nhận xét một số quy định còn chung chung, chồng chéo, khó khả thi, ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) kiến nghị, phải làm rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền trong một số lĩnh vực đang có nhiều hành vi gây lãng phí về tiền bạc, tài sản của Nhà nước, của nhân dân. “Bất động sản, nhà máy, bến cảng, các trường đại học, cao đẳng… phát triển theo phong trào, không cân đối cung cầu xã hội, gây lãng phí rất lớn. Có hậu quả này là do chưa quy được trách nhiệm cho người có thẩm quyền, chưa kiểm soát được những đối tượng cơ hội, lợi ích nhóm…”.
“Bức tranh ảm đạm của các khu đô thị bỏ hoang, đô thị ma – đó chính là thực trạng lãng phí nghiêm trọng nhất hiện nay”. ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) thẳng thắn: “Sự lãng phí này đều bắt nguồn từ người quyết định đầu tư sai trái. Không ít trường hợp đằng sau đó là những động cơ vụ lợi nhưng luật pháp hiện hành chưa bóc tách được và chưa cụ thể hóa trách nhiệm của cá nhân gây ra sự lãng phí”. Bà nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung lần này phải quy định cho được trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu khi đưa ra quyết định gây lãng phí.
ĐB Lê Văn Tân (Hà Nam) cùng nhận xét: “Quy hoạch đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu dân cư như hiện nay gần như không có sự kiểm soát gây lãng phí rất lớn về đất đai, tiền vốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Do đó, nhất thiết phải bổ sung những quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc lập quy hoạch, kế hoạch về kinh tế-xã hội”.
Video đang HOT
Phải có quy định cụ thể
Ghi nhận Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa tròn 7 tuổi, song ĐB Trương Thái Hiền (Kiên Giang) cho rằng, luật chỉ mang tính khẩu hiệu, hô hào, khó thực hiện. Kết quả, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, mà còn diễn ra rộng hơn, trầm trọng hơn. ĐB Trương Thái Hiền mong quy định về chống lãng phí phải giống một phong trào như cấm đốt pháo, sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông… dần trở thành nếp sống văn hóa thường nhật trong đời sống xã hội. Kiến nghị phải áp dụng chế tài nghiêm khắc hơn, ĐB Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) than: “Chống lãng phí ở ta, phần lớn là khuyến khích, động viên và cổ vũ còn chưa xử phạt ai, chưa bắt ai, chưa truy tố ai lãng phí bao giờ, mà chỉ có nhắc nhở nên tôi nghĩ chưa được…”.
Không chỉ quan tâm tới chế tài, nhiều ĐBQH còn đề nghị, phải có quy định về chống lãng phí trong ban hành cơ chế chính sách. ĐB Nguyễn Minh Lâm (Long An) nêu quan điểm: “Cơ quan soạn thảo, tham mưu, đề xuất và cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách, quyết định đầu tư gây lãng phí thì phải bồi thường. Phải có quy định cụ thể nhằm định lượng mức độ vi phạm nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì truy cứu trách nhiệm hình sự!”. Nhiều ý kiến ĐBQH cho rằng, ở các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, phải khắc phục cho được tình trạng “cha chung không ai khóc”. Muốn vậy, phải nhanh chóng tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước để đồng vốn của Nhà nước được quản lý và giám sát chặt chẽ hơn. Ở mỗi cơ quan, tập thể cán bộ công nhân viên chức phải thực sự là người làm chủ quyết định theo một cơ chế công khai, minh bạch mới dần ngăn chặn được lãng phí tràn lan.
Theo ANTD
Gây lãng phí: Phải bị xử lý hình sự
"Khi để xảy ra lãng phí, thất thoát... người đứng đầu phải bị truy cứu trách nhiệm, thậm chí cả trách nhiệm hình sự".
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) phát biểu như vậy trong phiên thảo luận ngày 18/6 của Quốc hội thảo về Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
"Lãng phí không kém gì tham nhũng"
Đại biểu Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận) cho rằng, lãng phí ở nước ta hiện nay không kém gì tham nhũng.
"Lãng phí ghê gớm lắm!. Tham nhũng có con người cụ thể, bỏ tù được. Rồi quy ra bao nhiêu điều, từ thanh tra, điều tra, truy tố đến xét xử, thu hồi được... còn lãng phí thì vô cùng không định lượng được", đại biểu Kỳ nói.
Ông Kỳ dẫn chứng, ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống làm linh đình... gần đây lại thêm hội chứng Festival rất tốn kém.
Nhưng đại biểu Kỳ cho rằng, lãng phí cuối cùng cần phải tính là lãng phí về thời gian làm việc không quy ra tiền được.
"Bây giờ nhiều bộ, nhiều ban, ngành, nhiều hội làm không hết việc nhưng ngược lại cũng có những ban, những hội không thể viết được báo cáo công tác ngày vì có làm gì đâu".
Đồng quan điểm trên, đại biểu Thân Đức Nam (TP Đà Nẵng) cho rằng, lãng phí thời gian cũng nghiêm trọng không kém lãng phí tiền bạc, tài nguyên. Trong nhiều trường hợp, yếu tố thời gian quan trọng hơn tiền bạc.
Ví dụ trong xây dựng, nhiều công trình có thể thi công 3 ca để rút ngắn thời gian mang lại hiệu quả. Nhưng quy chế đấu thầu không xem thời gian là yếu tố quan trọng, do quá chú trọng đến yếu tố giá cả, nên xảy ra tình trạng bỏ thầu thấp để được dự án, sau đó kéo dài thi công, xin điều chỉnh mức kinh phí.
Đại biểu Trương Thái Hiền (Kiên Giang) cũng cho rằng, tình trạng lãng phí hiện nay diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhất là sử dụng lao động và thời gian lao động. Trong ma chay; cưới hỏi; sinh nhật; mừng thọ... mọi người đua nhau khuếch trương, quảng bá thương hiệu, thể hiện phong cách ga lăng, sành điệu.
"Mặc dù dư luận xã hội luôn lên án, nhân dân bất bình, phẫn nộ nhưng trong thực tế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, mà còn diễn ra rộng hơn, trầm trọng hơn", đại biểu Hiền nói.
Nhiều đại biểu cho rằng, khi để xảy ra lãng phí, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm
Trách nhiệm người đứng đầu?
Theo đại biểu Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ), dự thảo luật cần quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có quyết định gây lãng phí. Đồng thời có chế tài xử lý nghiêm minh, phù hợp, vừa mang tính răn đe, vừa mang tính giáo dục, thuyết phục trong trường hợp vi phạm do chủ quan.
Đại biểu Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận) cho rằng cần xác định trách nhiệm người đứng đầu. Ông Kỳ nói: "Xăng, xe, kinh phí... sử dụng như thế nào? Người đứng đầu phải làm gương để cấp dưới noi theo".
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) nhấn mạnh trách nhiệm của cá nhân. Bà Xuân cho rằng, bức tranh ảm đạm của các khu đô thị bỏ hoang, đô thị ma... là thực trạng lãng phí nghiêm trọng nhất hiện nay.
Sự lãng phí này đều bắt nguồn từ người quyết định quy hoạch, quyết định đầu tư sai trái và không ít trường hợp đằng sau đó là những động cơ vụ lợi. Nhưng luật pháp hiện hành chưa bóc tách được và chưa cụ thể hóa được trách nhiệm của cá nhân gây ra sự lãng phí.
Theo bà Xuân, thực chất người quyết định chính là cá nhân, nhưng khi hậu quả xảy ra được núp bóng an toàn trong các chủ trương của tập thể, hoặc vô can vì pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang còn quy định rất chung chung.
Cần phải quy định cho được người đứng đầu quyết định gây ra lãng phí do các quyết định đầu tư, sử dụng tài sản quốc gia. "Cá nhân khi để xảy ra lãng phí, thất thoát phải bị truy cứu trách nhiệm hành chính, dân sự và thậm chí trách nhiệm hình sự", bà Xuân nói.
Theo 24h
Đầu tư 700 nghìn USD cho nhà máy nước sạch "câm lặng" Chính phủ Ý vừa ký kết gói tài trợ dự án cấp nước sạch cho các xã vùng nam của huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), gói tài trợ có tổng trị giá 700.000 USD. Thông tin trên được ông Nguyễn Viết Ánh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cung cấp cho PV Dân trí sáng 15/6. Theo ông Ánh, gói tài...