Chồng là mỏ đào vàng của nhà nội
Ngày vừa ra trường, chồng chị bạc mặt xoay tiền để hàng tháng gửi về cho ông bà ở quê và nuôi 2 em nhưng đến khi lấy vợ, có gia đình mới anh vẫn chẳng khác gì cái thẻ ATM của nhà nội.
Chị lấy chồng đã được gần 7 năm mà vẫn phải chịu cảnh thuê nhà sống ở đất Hà Nội. Chị thở dài: “7 năm hay 70 năm nữa chắc chị cũng chả có lấy tấc đất cắm dùi ở cái thành phố này”.
Ai nghe được cũng tưởng nhà chị nghèo, ăn bữa trưa lo bữa tối không dư dả được đồng nào nhưng thực chất thu nhập 2 vợ chồng chị cũng không tệ, vậy mà…
Chị đi làm kế toán cho công ty tư nhân với mức lương 7 triệu/tháng. Trong khi đó chồng chị là người rất chịu khó, thông minh, anh đã mở công ty riêng và làm ăn khấm khá. Tuy nhiên, đã bao lâu nay chị chưa một lần thấy chồng đưa tiền để lo cho gia đình nhỏ.
Hàng tháng anh đóng tiền nhà cũng là tiền thuê mặt bằng công ty là xong trách nhiệm. Việc ăn uống, chi tiêu sinh hoạt cho chị, chồng và con trai 3 tuổi đều do chị rút lương ra chi trả. Nhiều lúc hết tiền chị hỏi chồng thì anh miễn cưỡng đưa, lâu dần chị thấy phiền nên quay ra mượn đồng nghiệp cùng công ty đến tháng sau nhận lương lại đi trả.
“Ai nghe chuyện cũng tưởng chồng mình làm được bao nhiêu thì dành để mua nhà, mua xe nhưng ai ngờ anh ấy chỉ chăm chăm đưa tiền về cho bố mẹ chồng ở quê”, chị nói thêm.
Từ thời còn yêu nhau chị biết n hà anh cũng không khá giả gì. 2 ông bà không có lương hưu, việc học cho 2 em chồng đều do chồng chị đảm nhiệm. Chồng chị bạc mặt xoay tiền để hàng tháng gửi về cho ông bà ở quê và nuôi 2 em. Càng nghĩ chị càng thương anh nhưng đến khi lấy vợ, có gia đình mới anh vẫn chẳng khác gì cái thẻ ATM của nhà nội.
Video đang HOT
Em gái thứ 2 của anh học xong đại học nhưng chưa xin được việc vẫn ở lại Hà Nội nửa năm để xin việc. Trong thời gian ấy mọi chi phí ăn ở, đi lại xin việc vẫn một tay anh lo. Khi chị xin cho cô em chồng việc làm thêm buổi tối để có đồng ra đồng vào thì cô lại chê bai làm mệt, lương thấp đi làm thì bữa có bữa nghỉ. Sau nửa năm không xin được việc, cô nàng nộp đơn học cao học và từ đó nghỉ hẳn việc làm thêm với lý do đi học mệt không còn thời gian đi làm. Ai chẳng biết cô ỷ lại có anh trai nuôi.
Em trai thứ 3 cũng tương tự. Từ quê lên thành phố đi học đại học nhưng ăn chơi chẳng kém bạn bè nào ở Hà Nội. Điện thoại, laptop, quần áo… phải loại “ngon lành”. Tất nhiên mọi thứ đều xin anh trai chứ bố mẹ chồng chị ở quê lấy đâu ra tiền.
Tháng trước chú em còn gọi điện xin chồng chị mua xe máy với lý do sắp ra trường phải đi lại nhiều. Chị biết được là nhờ một hôm vô tình đọc tin nhắn trong máy chồng. Càng buồn hơn khi thấy chồng chị không cương quyết còn nhắn lại “Từ từ để anh tính, đợt này đang kẹt”.
Ở Hà Nội, 2 vợ chồng chị thuê một căn nhà 3 tầng nho nhỏ, cả nhà sinh hoạt ở tầng 3 còn 2 tầng dưới dùng làm văn phòng công ty của chồng chị và để xe. Ở tầng 3, mùa đông thì rét mùa hè thì nóng bức, chật chội, dù thế anh cũng chẳng quan tâm gì.
Năm ngoái anh dồn hết tiền xây nhà cho bố mẹ chồng khiến ở quê ai nhìn vào cũng phải tấm tắc. Mỗi lần bố mẹ chồng gọi điện lên kể: “Bà A., ông B. đến khen nhà mình đẹp nhà mình to…” là anh sướng âm ỉ cả ngày còn vợ con anh có nóng có mệt anh cũng chả để tâm. Xây nhà cho bố mẹ chồng xong thấy ông bà làm ruộng vất vả, anh lại bỏ tiền ra xây kiot và mua hàng về để mở cửa hàng tạp hóa cho ông bà bán. Anh nói: “Tạo cho ông bà công việc nắng không đến mặt mưa không đến đầu mà vẫn có đồng ra đồng vào”. Anh nói là anh làm chứ nếu chị phản đối cũng chẳng thay đổi được gì.
Tiền mở cửa hàng tạp hóa bao nhiêu chị cũng chẳng rõ nhưng chỉ được thời gian ngắn hàng hóa bán không được phải thanh lý, đóng cửa. Giờ quầy tạp hóa bỏ không, bọn trẻ con trong làng có chỗ để chơi đồ hàng. Ông bà mới ngoài tuổi 55 ở nhà nghỉ ngơi chờ con trai gửi tiền về nuôi hàng tháng. Trong khi đó bố mẹ chị đã nghỉ hưu vẫn tìm việc làm thêm để đỡ đần con cái. Bởi sau chị vẫn còn một em trai đang đi học. Nhiều lúc chị cảm thấy có lỗi khi học xong là đi lấy chồng không báo hiếu được bố mẹ ngày nào. Thỉnh thoảng hết tiền chi tiêu còn phải nhận tiền bố mẹ đẻ cho.
Nhưng những chuyện đó chồng chị đâu quan tâm. Mỗi lần chị tâm sự , chồng chị đều cho rằng, ông bà ngoại còn đi làm, có lương hưu nên không phải lo, chỉ có ông bà nội là không có lương cũng không có việc làm nên anh phải báo hiếu.
Có lần chị nói thẳng thì anh bức xúc lý luận, anh lo cho bố mẹ anh là do anh làm được, nếu chị cũng kiếm được thì chị cứ thoải mái lo cho bố mẹ chị anh không cấm.
Sau trận cãi nhau nảy lửa, anh ra tối hậu thư từ nay hàng tháng anh sẽ đưa số tiền bằng lương chị (7 triệu) chị liệu mà chi tiêu còn số tiền của anh làm được anh muốn dùng vào việc gì chị không có quyền can thiệp. Những lời nói của chồng như xát muối vào lòng chị.
Tối qua mẹ chồng chị gọi điện lên cho con trai. Hình như bà lại yêu cầu gì đó, chị chỉ nghe thấy chồng chị ngọt ngào: “Mẹ cứ để con lo…”. Chán nản chị bỏ ra ngoài…
Theo MASK
Lo đủ cho nhà nội rồi mới đến nhà ngoại
Đàn bà đi lấy chồng trách nhiệm chính là phải lo lắng cho nhà chồng trước đã, rồi mới lo lắng cho nhà ngoại.
Đàn bà hay thật đấy, đã nói đến như thế rồi mà cứ mở mồm ra là đòi bình đẳng với bình quyền. Tôi khẳng định luôn, không bao giờ có sự bình đẳng giữa đàn ông, đàn bà, cũng như không bao giờ có sự công bằng giữa bên nội và bên ngoại. Còn chị nào muốn có sự công bằng thì bỏ chồng về sống với bố mẹ mình xem có sự công bằng hay không?.
Tôi nhớ hồi còn bé, nhà tôi có hai anh em, nhưng ăn cơm xong bao giờ em gái tôi cũng là người phải rửa bát, bố mẹ tôi coi đó là việc của đàn bà chứ không bao giờ bắt tôi phải rửa bát. Nấu cơm hay đi chợ cũng vậy, hai anh em ở nhà không bao giờ bố mẹ giao cho tôi trách nhiệm nấu cơm và đi chợ. Thế nhưng những việc như sửa đồ điện trong nhà, hay khuôn vác nặng nhọc thì bố tôi chỉ gọi đến tôi chứ không bao giờ gọi đến con gái.
Nói như vậy để thấy rằng, đàn ông, đàn bà đã có sự phân định rõ ràng, đừng bao giờ đòi hỏi công bằng ở đây. Bên nội và bên ngoại cũng vậy, không bao giờ có sự công bằng, nội là nội mà ngoại là ngoại, người ta dùng từ nội và ngoại cũng đã thấy rõ tầm quan trọng của bên nào hơn bên nào rồi.
Đàn bà đi lấy chồng thì trách nhiệm chính là phải lo lắng cho nhà chồng, lo lắng cho bố mẹ và anh em nhà chồng trước đã, sau rồi mới đến việc lo lắng cho nhà ngoại. Còn nhà chồng còn chưa lo được, chưa hoàn thành trách nhiệm với nhà chồng thì đừng bao giờ có tư tưởng đòi lo lắng cho nhà ngoại.
Đi lấy chồng mà lúc nào cũng đòi hỏi quyền bình đằng giữ bên nội, bên ngoại thì về "nơi sản xuất" mà ở, về đó tha hồ mà có điều kiện lo lắng cho bên ngoại, cho bố mẹ, và anh em. Không ai cấm cản.
Còn ở nhà chồng mà đầu lúc nào cũng nghĩ về bố mẹ ở nhà thì người phụ nữ ấy chưa hoàn thành trách nhiệm với nhà chồng. Vô lý hơn nữa là, chồng thu nhập gấp 3-4 lần vợ nhưng báo hiếu bố mẹ mình và giúp đỡ anh em nhà mình lại phải được sự đồng ý của vợ, nếu không sẽ tị nạnh, đòi hỏi sự công bằng bên nội- bên ngoại. Nếu muốn bên nội- bên ngoại đều nhau, sau phụ nữ không tự đi kiếm tiền mà lo cho bố mẹ mình mà lại phải lấy tiền của chồng làm ra?.
Đúng là đồ đàn bà, miệng lúc nào cũng chỉ kêu tiền tiền!
Theo Đất Việt
Biếu Tết nhà ngoại gấp đôi nhà nội có sao đâu Tôi thấy việc vợ chồng tôi biếu Tết nhà ngoại hơn nhà nội, thậm chí gấp đôi là hoàn toàn bình thường. Tôi làm việc đó trong lòng rất thoải mái bởi tôi nghĩ mình kiếm được tiền thì mình nên rộng rãi trong việc biếu bố mẹ vợ, đó cũng là cách làm đẹp lòng vợ mình và gia đình vợ. Hôm...