Chồng không gọi bố mẹ vợ là “bố – mẹ”, lên tiếng nhắc nhở anh đáp trả khiến tôi không nói nên lời
Tôi để ý chồng vẫn gọi bố mẹ tôi là “cô – chú” chứ không phải là “bố – mẹ” hay “bố vợ – mẹ vợ” trước mặt gia đình chồng.
Cuối năm ngoái tôi và anh tổ chức ăn hỏi, nhưng vì một vài lý do nên chưa làm đám cưới ngay, dự định cuối năm nay sẽ báo hỷ. Song, vì chúng tôi đã đăng ký kết hôn nên cả hai nhà cũng coi hai đứa như con cái trong nhà.
Thế nhưng, tôi để ý chồng vẫn gọi bố mẹ tôi là “cô – chú” chứ không phải là “bố – mẹ” hay “bố vợ – mẹ vợ” trước mặt gia đình chồng. Hôm qua tôi có ý nhắc nhở anh đổi cách xưng hô, chứ ai lại đi gọi bố mẹ vợ là cô chú thế kia, người ta nghe lại cười cho.
Ban đầu tôi nghĩ anh ngượng miệng nên chưa gọi được, vì lúc mới đăng ký kết hôn xong, thỉnh thoảng tôi cũng quên, gọi mẹ chồng là bác, nhưng vừa nói ra là biết sai nên chữa ngay. Nhưng tôi đã lầm, câu trả lời của anh khiến tôi sốc ngửa.
- Không phải anh quên. Anh không muốn gọi bố mẹ em là “bố – mẹ” trước mặt ông bà và bố mẹ anh. Bố mẹ nuôi dưỡng anh 30 năm trời, anh không muốn gia đình anh cảm thấy phải chia sẻ anh cho một gia đình khác.
Chồng không gọi bố mẹ tôi là bố mẹ trước mặt gia đình anh, hỏi nguyên nhân rồi tôi phải sốc nặng trước câu trả lời của anh. (Ảnh minh họa)
Tôi thật sự sốc và tức giận thay cho bố mẹ. Gia đình tôi có điều kiện hơn nhà anh, nên hai đứa được đằng ngoại hỗ trợ rất nhiều. Tiền thuê nhà hàng tháng bố mẹ tôi đều cho hai vợ chồng, đi ăn hay đi du lịch bố mẹ tôi đều bao hết, thỉnh thoảng ông bà còn hay cho tiền con rể…
Gia đình tôi yêu thương anh và coi con rể như con ruột, làm gì cũng nghĩ đến cả anh vậy mà anh lại đối xử với bố mẹ tôi như vậy đó, luôn không biết ơn. Anh chỉ biết nhận từ bố mẹ tôi, đem đồ từ nhà tôi về cho nhà anh.
Mẹ chồng ngoài mặt nói tôi bây giờ là con của hai nhà, cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm với cả hai bên nội ngoại, nhưng bà chỉ muốn giữ con trai ở bên cạnh mình, không muốn anh phải phụng dưỡng hay chăm lo cho nhà vợ.
Đã vậy, mẹ chồng còn thường xuyên chia rẽ tình cảm vợ chồng chúng tôi. Lúc mới gặp, tôi có ấn tượng cực tốt với mẹ chồng, bà cũng rất quý mến tôi nhưng không hiểu sao sau khi kết hôn bà lại như biến thành một con người khác. Có lẽ là mẹ chồng “ghen”, bà dần dần sợ mất đứa con trai yêu quý nên sinh ra nghi kỵ, ghét tôi.
Video đang HOT
Tôi luôn cố gắng lấy lòng mẹ chồng nhưng bà vẫn ghét tôi. (Ảnh minh họa)
Tôi chỉ nhận ra điều này khi hai đứa ở chung với mẹ chồng một thời gian ngắn trước đó. Khoảng thời gian ấy, cuộc sống gia đình với tôi vô cùng ngột ngạt và khó chịu. Mẹ chồng hay tự ý động vào đồ và dùng đồ của tôi còn hay bắt ép con dâu phải làm theo ý mẹ từ việc ăn uống đến chi tiêu, rồi thường xuyên bóng gió trước mặt chồng tôi.
Tuy không thích mẹ nhưng dù gì đó cũng là người sinh ra chồng mình nên tôi vẫn luôn cố gắng gần gũi với mẹ chồng. Tôi thường xuyên mua quà và đồ ăn về cho mẹ, nhưng đổi lại chỉ nhận về sự thờ ờ, lạnh nhạt.
Bố mẹ tôi biết chuyện nên luôn cố gắng vui vẻ, biếu quà cáp để mẹ chồng yêu quý tôi hơn, nhưng mẹ chồng chưa bao giờ biết nói lời cảm ơn hay trân trọng những món quà đó. Tôi cảm thấy bà coi những việc tôi và bố mẹ tôi làm là điều đương nhiên.
Càng ngày tôi càng cảm thấy mẹ chồng và chồng đều quá đáng. Tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng sau khi nghe lời chồng giải thích tại sao không gọi bố mẹ tôi là “bố mẹ”, tôi cảm thấy mọi nỗ lực đều như muối bỏ biển. Tôi thật sự rất muốn ly hôn nhưng sợ bố mẹ bị điều tiếng. Tôi có nên ly hôn khi chưa làm đám cưới để được giải thoát khỏi gia đình chồng như thế không, một gia đình chỉ biết đòi hỏi ở con dâu chứ không hề yêu thương và trân trọng tôi?
Mối quan hệ với mẹ chồng mâu thuẫn có thể do con dâu chưa biết những bí quyết này
Nhiều người sợ hãi khi nghĩ đến chuyện mẹ chồng nàng dâu song đối với vấn đề này, cũng có những bí quyết giúp hai bên hòa thuận với nhau hơn.
Trong đời sống vợ chồng, có một vấn đề khá khó để giải quyết và hòa hợp đó chính là chuyện giữa mẹ chồng - nàng dâu.
Nhiều gia đình bất hòa, thậm chí hôn nhân rạn nứt cũng vì vấn đề này. Những lúc như thế, người chồng hay thậm chí cả bố chồng cũng rất khó can thiệp và giải quyết được.
Có những câu chuyện xích mích giữa mẹ chồng nàng dâu gay gắt đến mức các cô gái trẻ chẳng dám lấy chồng vì sợ rơi vào hoàn cảnh đó.
Bởi vậy, muốn chung sống hòa thuận, không vướng vào mâu thuẫn với mẹ chồng thì các nàng dâu hãy học hỏi ở những bí quyết sau.
1. Nên biết cách chủ động nhận lỗi sau mâu thuẫn
Bình thường ai cũng có cái tôi nhất định. Cũng vì điều đó mà lúc xảy đến mâu thuẫn, cả mẹ chồng lẫn con dâu đều lựa chọn im lặng, chẳng ai muốn lên tiếng nhận lỗi. Đơn giản bởi ai cũng nghĩ rằng mình không sai và việc cúi đầu để làm lành thật sự rất xấu hổ.
Với con dâu, có lẽ sự chủ động trong vấn đề này sẽ giải quyết được chuyện đang xảy đến, tránh tạo nên không khí nặng nề đang hiển hiện trong nhà. Đối với mối quan hệ nào cũng thế, sự căng thẳng do nó tạo nên đôi khi còn dày vò hơn tất cả mọi thứ. Với các nàng dâu, kéo dài mâu thuẫn này thật sự không ổn chút nào.
Sau khi hai mẹ con có mâu thuẫn, bạn hãy thử nhường mẹ chồng một bước chủ động nhận lỗi về mình và xin lỗi, bà sẽ cho rằng bạn là người chí lí, thái độ hay suy nghĩ dành cho bạn cũng dần thay đổi. Đương nhiên, nếu bạn đúng hoàn toàn, bạn hãy xin lỗi và nhận lỗi về mặt thái độ và cũng nên nhẹ nhàng phân tích tại sao mình lại như thế.
Đó cũng là một phương pháp giúp giải quyết và hòa hoãn mối quan hệ của cả hai.
Ảnh minh họa.
2. Biết cách lấy lòng mẹ chồng một cách khéo léo
Nhiều nàng dâu luôn có suy nghĩ tính toán khi ứng xử với mẹ chồng. Họ luôn đòi hỏi được đối xử như con đẻ nhưng lại không nhìn nhận mình đã coi mẹ chồng như mẹ ruột hay chưa.
Thi thoảng, các con dâu nên tặng quà cho mẹ chồng bằng những món đồ mà bà thích. Điều này vừa thể hiện sự quan tâm săn sóc, vừa tinh tế nói lên rằng con dâu cũng biết nghĩ đến mẹ. Như thế thì mẹ chồng sẽ rất vui vẻ, đồng thời thái độ của bà dành cho bạn cũng dịu dàng hơn rất nhiều.
Bất cứ ai được tặng quà mà không thích thú và hào hứng, bạn hãy áp dụng điều này vào chính cuộc sống hôn nhân của mình nhé. Chỉ có điều, đối tượng để nghiên cứu về quà tặng đổi thành mẹ chồng mà thôi.
3. Hãy biết cách giao tiếp nhiều hơn
Khi gặp vấn đề trong cuộc sống, bạn hãy giao tiếp với mẹ chồng nhiều hơn. Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể nhờ bà giúp đỡ, lắng nghe những ý kiến, sự phân tích và quan điểm của mẹ. Điều này giúp mẹ chồng và nàng dâu có thể thấu hiểu với nhau hơn.
Vấn đề gì cũng vậy thôi, cần có sự chuyện trò, trao đổi thì hai bên mới nắm được tâm ý, hiểu rõ về nhau. Nếu như cả hai đều ít khi chuyện trò thì dần dần kiểu gì cũng tạo nên điều xa cách.
Bởi vậy, các nàng dâu đừng ngại ngần giao tiếp với mẹ chồng. Bà sẽ thấy bạn là người thật sự gần gũi, dần dần khoảng cách giữa cả hai cũng được kéo gần một cách thật sự tự nhiên.
Ảnh minh họa.
4. Đừng bao giờ cãi lại quan điểm của mẹ chồng ngay lập tức
Dù sao thì mẹ chồng và nàng dâu cũng không chung một thế hệ. Bởi vậy đôi khi quan điểm của hai bên vô cùng khác biệt.
Các nàng dâu nên nhớ, nếu như quan điểm của mẹ chồng không giống mình thì cũng đừng nóng giận. Bạn có thể không làm theo nhưng nên nghe ý kiến của bà chứ đừng vội vàng cãi lại, vội vàng bày tỏ ý kiến của bạn thân.
Thay vì chối bay chối biến và phản bác toàn bộ, bạn hãy thử ngẫm nghĩ xem mẹ chồng nói đúng hay sai. Nếu như từ đầu đến cuối nó thật sự không hợp lý, bạn hãy nhẹ nhàng mà bày tỏ quan điểm. Đừng vội vàng cãi cọ hay phủ định lời người khác ngay từ lúc ban đầu. Điều ấy sẽ chỉ càng khiến hai mẹ con có thêm khoảng cách thôi.
8 cách đơn giản lấy lòng mẹ chồng khó tính của nàng dâu thông minh Để gia đình thêm hạnh phúc, êm ấm, bạn không chỉ cần có mối quan hệ tốt đẹp với chồng mà còn phải biết cách lấy lòng mẹ chồng khó tính. Đôi khi, việc tạo mối quan hệ thân thiết với mẹ chồng có thể rất khó khăn. Các chuyên gia tâm lý nói rằng, cứ 4 cặp vợ chồng thì có 3...