Chồng khốn đốn vì vợ bỗng thành con người khác
Vợ bỗng thành con người khác, anh không biết bây giờ mình nên làm gì nữa. Sợ dạy vợ, cô ấy tái phát trầm cảm mà để mặc thì vợ lại được nước nhảy lên đầu lên cổ của mình.
Vợ chồng Huê và Thành lấy nhau đến nay đã 7 năm. Cuộc sống của họ vốn rất hạnh phúc và Thành luôn cưng chiều vợ. Nhưng cũng chỉ sự cưng chiều thái quá mà đến giờ anh lại vô cùng ân hận.
Đanh đá, chua ngoa là điều mà nhiều người nói về Huê. Dẫu vậy, cô lại rất chiều, nghe lời chồng. Ngày mới đưa Huê về ra mắt bố mẹ để xin cưới, mẹ của Thành đã không ưa Huê. Bởi bà bảo vừa nhìn đã thấy Huê lúc nào môi cũng cong cớn, là một cô gái ghê gớm. Nhưng vì con trai đã quyết định và thời điểm đó, Thành cũng đã ngoài 30 tuổi mà mãi không chịu yêu ai nên đành chấp nhận.
Thế mà Thành lại trị rất giỏi. Không biết vợ mình làm vương, làm tướng ở bên ngoài thế nào nhưng về nhà anh là cô rất nết na, thùy mị. Thế rồi, mọi thứ thay đổi từ một năm nay mà nguyên nhân chính lại bắt nguồn từ Thành.
Ảnh minh họa
Hai vợ chồng muốn sinh bé thứ 2 nhiều năm nay, nhưng Huê mãi không có thai. Cách đây một năm, cả gia đình vui mừng khi biết Huê đậu thai. Chờ đợi đón đứa con chào đời, cả gia đình vô cùng hạnh phúc. Nhưng sau khi sinh, không hiểu vì sao Huê bỗng rơi vào trầm cảm nặng.
Video đang HOT
Cô ít nói, lầm lì và lúc nào cũng thẫn thờ, không chăm sóc con mà mọi thứ đều để cho ông bà lo. Đi kiểm tra, bác sĩ nói việc sinh con lần này làm xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày nên cô có chút không quen. Người nhà chỉ cần đối xử nhẹ nhàng, quan tâm, thường trò chuyện tâm tình và dùng thêm thuốc là bệnh tình sẽ mau thuyên giảm.
Thương vợ vất vả, Thành đã chiều vợ hết sức. Mặc dù kinh tế gia đình cũng chỉ mức trung bình, nhưng thương vợ và bố mẹ, anh đã thuê hẳn 2 người giúp việc để đỡ đần. Một người lo chăm sóc cậu con trai mới sinh, một người lo chăm sóc vợ anh và công việc nhà.
Vợ muốn gì là anh chiều bằng được, chỉ mong cô nhanh chóng thoát sự trầm cảm. Nhiều lúc anh nhớ cái hình ảnh cô vợ hoạt bát, nói nhiều của mình. Mấy tháng điều trị tích cực cùng với sự chăm sóc của người thân, tình trạng của Huê tiến triển tốt hơn. Cô dần cười nói nhưng tính lại khác hẳn ngày trước.
Lúc trước, chồng nói gì cũng nghe nhưng bây giờ lại ngược lại là cô nói gì chồng cũng phải nghe. Nếu như không làm theo là ngay lập tức sẽ bị vợ động thủ. Anh kể, một hôm đi làm về anh đi nhậu cùng bạn bè. Về đến nhà, anh đã thấy quần áo của mình được vợ dọn gọn gàng để ở ngoài sẵn. Cửa thì khóa chặt, dù có nói sao vợ cũng không mở cửa. Đang có rượu trong người, tức quá anh mới lớn tiếng. Vậy mà vợ cũng không vừa, cứ quát sa sả.
Lo vợ sinh con chưa lâu, bệnh lại tái phát nên anh cố làm dịu xuống. Nhưng anh chẳng thể ngờ, những cái tặc lưỡi cho qua của anh đã dần cổ súy cho thói đanh đá vốn có của vợ. Sau mỗi khi có việc không vừa lòng là sẵn sàng không tiếc lời nhiếc móc với chồng.
Những lần to tiếng của hai vợ chồng xảy ra ngày càng nhiều hơn. Hàng xóm xung quanh chẳng còn xa lạ gì cảnh hai vợ chồng anh cãi vã. Mà nói đúng hơn là cảnh Huê quát chồng xơi xơi giữa bàn dân thiên hạ. Ngày đầu mọi người còn can, sau vào can bị vạ nhiều lần nên họ cũng coi như không hề biết khi nhà hai người có chuyện.
Theo lời kể của hàng xóm, có lần cô vợ còn hất cả mâm cơm ra sân rồi lớn tiếng với chồng. Người chồng im lặng, cô vợ càng điên lên. Cô lại giở bài cũ là sửa soạn quần áo của chồng vừa nói sa sả “Một là anh chọn ở lại, hai là đi. Anh thích thế nào”. Có lần người chồng chọn cách đi, cô vợ lại ăn vạ. Cực chẳng đã, anh Thành đành nhịn vợ. Nhưng cứ mỗi lần nhịn lại thêm lần dung túng cho sự ghê gớm của vợ.
Vợ bỗng thành con người khác, anh không biết bây giờ mình nên làm gì nữa. Sợ dạy vợ, cô ấy tái phát bệnh, chữa rồi lại đủ chuyện lôi thôi. Mà để mặc vợ lại được nước nhảy lên đầu lên cổ của mình.
Muốn làm mẹ nhàn thì thôi nghĩ cực
Cha mẹ nào cũng có đến cả ngàn nỗi ước mong ở con dù ước mong đôi khi chỉ là mong con khỏe mạnh, tươi vui, ngoan ngoãn, nghe lời.
Nhiều người mẹ nói với tôi rằng: "Làm cha mẹ thời nay khó quá!". Tôi đồng tình bởi công việc của tôi suốt 23 năm làm báo Hoa Học Trò và 12 năm làm Chánh Văn, kể cả bây giờ, vẫn là hàng ngày đối diện với những biến động tâm lý của trẻ, những lo lắng của cha mẹ và cả những bất an vẫn đang bủa vây lũ trẻ của chúng ta trong thời đại số hóa này.
Cha mẹ nào cũng có đến cả ngàn nỗi ước mong ở con dù ước mong đôi khi chỉ là mong con khỏe mạnh, tươi vui, ngoan ngoãn, nghe lời. Hay lớn hơn chút là học hành chăm chỉ, an toàn khi ra đường, phát triển thể chất và tâm lý bình thường. Bé thì lo bé, lớn lên thì lo lớn hơn, thậm chí, con đến tuổi yêu lo con yêu sớm hại thân, yêu muộn lo ế. Nhiều "đứa trẻ" cưới vợ lấy chồng rồi vẫn khiến cha mẹ lo lắng khi thấy hôn nhân của con không được hạnh phúc. Vốn dĩ làm cha mẹ là công việc suốt đời vậy. Càng yêu càng thương thì càng lo nhiều, xót nhiều. Ai dám buông tay mặc kệ con mình thế nào cũng được? Nói "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào" được sao với con của mình?
Làm mẹ nhàn, ai chả muốn, nhưng đâu phải ai cũng làm được? Là anh may mắn khi 3 đứa nhỏ nhà anh ngoan ngoãn thôi. Nhiều người nói với tôi như thế khi tôi bảo: Muốn làm mẹ nhàn thì đừng nghĩ cực. Nhiều người mẹ đúng là nghĩ cực quá rồi. Không đến nỗi con điểm 9 là tra hỏi con 1 điểm còn lại con đánh rơi ở đâu? Nhưng chuyện lo lắng cho con thì nhiều lắm. Lo con chơi với bạn xấu mà lạc lối, bị dụ dỗ. Thấy con nhịn ăn để giữ dáng thì xót xa. Con văng tục thì tá hỏa. "Cháu nó ở nhà ngoan lắm" thành câu châm biếm những bậc cha mẹ không quan tâm đến con cái nhưng cũng lại thành áp lực cho nhiều cha mẹ phải để mắt đến con mình nhiều hơn. Mà lục tin nhắn của con. Mà theo dõi, giám sát con. Mà không dám chiều chuộng con. Thậm chí, có khi còn không dám khen con vì sợ nó ỷ lại, chủ quan.
Tôi hiểu chứ! Bởi bản thân tôi cũng vậy. Vẫn thót tim và nổi giận mỗi khi các con đang trên lớp học mà các trung tâm gia sư, tiếng Anh gọi điện: Anh có phải là bố của Gia Bách/ Trà My/ Phương Nguyên không? Nhiều phen phải văng tục vì cái thứ quảng cáo điện thoại dễ làm đau tim cha mẹ. Bởi bất cứ lúc nào lũ trẻ ngoài tầm mắt cha mẹ, nguy cơ luôn vây bủa. Ai mà biết, ai mà không thót tim khi nghe một cuộc điện thoại bất ngờ như vậy?
Nhưng... Nhưng làm mẹ nhàn thì đúng là đừng nghĩ cực.
1. Là bắt đầu học cách tin vào con nhiều hơn để giảm bớt âu lo. Tin con càng nhiều, bất an, lo lắng sẽ giảm bớt đi.
2. Tận hưởng niềm vui làm mẹ nhiều hơn thay vì nghĩ đến trách nhiệm làm mẹ. Vui đi với những phút giây bên con, cho con thấy điều đó nhiều hơn được không? Để lũ trẻ tin rằng chúng là hạnh phúc của mẹ chứ không chỉ là mẹ nói vậy nhưng mắt mẹ nhìn mình toàn những lo lắng.
3. Hành trình lớn lên của con vốn không phải là 10 năm nữa nó sẽ thế nào mà là NGAY LÚC NÀY nó đang thế nào? Là hiện tại, an trú trong hiện tại đi. Hãy nhìn thấy những hạnh phúc của lúc này với con mình, làm giàu mối quan hệ cha mẹ- con cái bằng những kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ không bao giờ trở lại. Như bước đi đầu tiên của con, buổi café hai mẹ con, được vòng tay ôm nó...
4. Bớt đi những so sánh hay những tiêu chuẩn của xã hội bằng việc học hiểu con mình nhiều hơn thay vì chỉ đòi hỏi con phải thế này hay thế khác. Kỳ vọng nào cũng có thể thành thất vọng và áp lực cho cả 2 bên. Chỉ có hiểu con mình mới giúp mẹ biết được con mình năng lực đến đâu mà từ đó mới xây dựng được mục tiêu, lộ trình cho con.
5. Giảm tải áp lực cho con không phải là không cần con phải có trách nhiệm mà là hỗ trợ con nhiều hơn trên hành trình trưởng thành của con. Là con vẫn phải có trách nhiệm với bản thân cũng như với gia đình, cha mẹ. Đừng gánh hết nhưng cũng đừng chỉ đưa ra yêu cầu. Chỉ là có mẹ đồng hành và hỗ trợ con đạt được những điều đó. Bằng không chỉ mục tiêu con phải đạt được mà là cách chúng ta làm gì để đạt được mục tiêu đó. Việc đồng hành cùng con không chỉ giảm bớt áp lực cho trẻ mà còn giảm bớt áp lực cho bản thân mẹ cũng như tạo ra vô số những khoảnh khắc trưởng thành cùng con.
Làm mẹ nhàn vốn dĩ chỉ gói gọn trong việc tận hưởng hạnh phúc khi bạn làm mẹ và cùng con nhiều hơn. Khi bạn càng gắn kết với con hơn, bạn sẽ càng thấy làm mẹ nhàn hơn rất nhiều đấy, tin tôi đi!
Tát con gái một cái ngay trước đám cưới vì dám 'ăn cơm trước kẻng' giống chị và cái kết khiến gia đình phải dằn vặt cả đời Người ta thường nói gia đình là nơi để trở về, thế nhưng sự thật không phải gia đình nào người ta cũng muốn quay trở về. Nói tới mâu thuẫn trong gia đình không chỉ giữa vợ với chồng mà còn giữa cha mẹ với con cái. Chỉ vì "cha mẹ muốn tốt cho con" mà nhiều phụ huynh đã áp đặt...