Chồng hay nhậu về khuya, vợ đòi ly hôn thì có được quyền nuôi con?
Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, các cặp vợ chồng thường chọn cách ly hôn để ‘giải thoát’ cho nhau. Trường hợp chồng thường xuyên ăn nhậu, vợ bức xúc đòi ly hôn thì chưa chắc vợ có quyền nuôi con.
Có nhiều yếu tố để quyết định sau ly hôn quyền nuôi con sẽ thuộc về ai?
Người xưa có câu: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Vợ chồng hòa thuận là yếu tố quyết định để làm nên hạnh phúc không chỉ cho hai người mà còn cho tất cả thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với con cái.
Tuy vậy, chính mối quan hệ vợ chồng lại dễ xảy ra nhiều xung đột nhất. Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, các bên thường chọn giải pháp ly hôn để “giải thoát” cho nhau.
Việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn luôn là vấn đề nan giải mà Tòa án phải giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con cái. Nhưng luật gia Nguyễn Thành Duy (Hãng luật Minh Mẫn, TP.HCM) cho rằng việc người chồng thường xuyên ăn nhậu, về khuya không phải là một tiêu chí quyết định để công nhận quyền nuôi con của người vợ khi ly hôn.
Video đang HOT
Theo luật gia Duy, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Vợ, chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. “Trường hợp không thỏa thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần”, luật gia Duy thông tin.
Việc ly hôn luôn mang đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến tâm lý của con cái.ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo đó, bên yêu cầu quyền nuôi con phải chứng minh khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất cho con về mọi mặt; có đủ nguồn thu nhập, tài sản để trang trải các khoản phí ăn, ở, sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí của con; cũng như có đủ tư cách đạo đức, tình cảm để nuôi dạy con.
Luật sư Huỳnh Công Thư, Đoàn Luật sư tỉnh Long An cũng cho biết pháp luật quy định việc ai sẽ nuôi con là xuất phát từ lợi ích của trẻ chứ không phải của cha mẹ. Do đó, Tòa án sẽ quyết định cho ai được quyền nuôi con là căn cứ vào khả năng kinh tế, chỗ ở, nơi học hành và nhất là tình thương yêu để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển.
“Con dưới 36 tháng tuổi phải giao cho người mẹ nuôi dưỡng, còn trên 7 tuổi phải hỏi nguyện vọng của con muốn ở với ai. Tuy nhiên, khi xem xét giao con cho cha hoặc mẹ hay thay đổi quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nghề nghiệp, tư cách đạo đức của cha, mẹ mà có quyết định thỏa đáng. Nếu cha, mẹ có lối sống đồi trụy, phá tài sản của con, xúi giục hay ép buộc con làm việc trái pháp luật hay phạm tội liên quan đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con sẽ bị hạn chế quyền nuôi con”, luật sư Thư phân tích.
Như vậy, khi quyết định giao quyền nuôi con, Tòa luôn cân nhắc mọi tiêu chí nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con về mọi mặt.
Việc ly hôn luôn mang đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến tâm lý của con cái. Do vậy, khi ly hôn, cha, mẹ cần phải cùng nhau quan tâm, chăm sóc con cái đảm bảo cho sự phát triển tốt về mặt thể chất và tinh thần của trẻ.
Theo TNO
Vợ luôn phàn nàn không nhờ được nhà chồng
Không có tiền bạc để cho, nhưng bố mẹ tôi chăm sóc con chu đáo cho hai vợ chồng đi làm, vậy mà vợ không ngớt phàn nàn...
Hai vợ chồng tôi cưới nhau được 8 năm, cưới xong, chúng tôi sống cùng bố mẹ từ đó cho đến bây giờ. Bố mẹ tôi làm công chức đã nghỉ hưu, nên lương hưu cũng chỉ đủ chi tiêu cho bản thân và thuốc thang tuổi già, không phải xin tiền con cái.
Hiện chúng tôi đã có hai đứa con, hai vợ chồng tôi đều làm việc cho công ty tư nhân, thu nhập dưới 10 triệu mỗi tháng nhưng vô cùng vất vả. Sáng cả hai đứa đều phải đi làm từ 7 giờ sáng cho đến 6 giờ chiều mới về đến nhà, 6 ngày trong tuần, trừ mỗi chủ nhật là được nghỉ.
Đã thế, làm cho công ty tư nhân, nên người ta được nghỉ sinh 6 tháng thì 4 tháng vợ tôi đã phải đi làm, nếu không thì họ dọa cho nghỉ việc, bố mẹ tôi chăm con từ lúc 4 tháng tuổi cho đến lúc đi nhà trẻ. Vợ tôi có con mọn mà cũng như không, sáng nào cũng đi từ sớm đến tối mới về.
Chuyện nhà cửa, cơm nước và lo cho hai đứa con bố mẹ tôi làm cả, nhưng vợ lúc nào cũng kêu khổ, vì lấy chồng nghèo, không nhờ vả được nhà chồng. Trong khi cô ấy đang ở nhà tôi, nhờ bố mẹ tôi chăm con. Còn bao nhiêu người khác, họ phải đi ở trọ, rồi vẫn sinh con, đi làm lại phải thuê ô sin chăm sóc con cái.
Tôi cũng đã nhiều lần phân tích cho vợ hiểu, nhưng hình như cô ấy cố tình không chịu hiểu vấn đề, lúc nào cũng cho rằng bố mẹ tôi không giúp được gì, không hỗ trợ gì được cô ấy. Rồi đem so sánh với gia đình nhà này, gia đình nhà kia được bố mẹ cho tiền mua nhà, mua xe...
Bố mẹ tôi cũng biết chuyện vợ hay so sánh, phàn nàn nên giữa hai bên cũng xảy ra xung đột, ông bà còn nói nếu cảm thấy không chịu được thì ly hôn hoặc vợ chồng ra ngoài thuê nhà ở riêng. Chứ bố mẹ cũng chán cảnh làm ô sin không công lắm rồi, không được lời cảm ơn lại suốt ngày phàn nàn, mặt nặng mặt nhẹ.
Thái độ sống của vợ khiến gia đình tôi lúc nào cũng căng thẳng, đi làm thì thôi về đến nhà là bố mẹ và vợ tôi lại xung đột. Tôi cũng không biết làm thế nào để vợ hiểu ra vấn đề, an phận sống cho tốt vai trò và vị trí của một người vợ, người con dâu trong gia đình.
Theo Hùng/Đất Việt
Đằng sau những nỗi niềm Có thể khẳng định có bao nhiêu người đàn bà ở trên đời này thì có bấy nhiêu nỗi niềm tâm sự. Có những nỗi niềm mang đặc điểm chung của giới nữ ví dụ như nỗi lo lắng chu toàn bổn phận và trách nhiệm, ví dụ như những trăn trở muộn phiền về dấu tích của năm tháng, ví dụ như...