Chống gian lận trong kinh doanh xăng dầu: Quy định rõ để tránh chồng chéo
Theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), cần nghiên cứu xây dựng các quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của từng ngành để tránh chồng chéo.
Diễn biến phức tạp
Thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu vẫn diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng. Theo báo cáo của Cục QLTT các tỉnh, thành phố, từ đầu năm 2019 đến nay, đã kiểm tra 1.825 vụ, trong đó xử lý 673 vụ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 12 tỷ đồng.
Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục QLcho rằng, so với các mặt hàng khác, gian lận thương mại trong xăng dầu rất lớn, số vụ vi phạm trung bình mỗi ngày là 1,5 vụ.
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng QLTT đã phát hiện và xử lý nhiều hành vi như: Lợi dụng thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu, găm hàng để thu lợi bất chính; tác động vào cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện để làm sai kết quả đo; không niêm phong kẹp chì nắp bồn xe chứa xăng; bán xăng ngoài hệ thống, xăng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc…
Đặc biệt, một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đã bị phát hiện, xử lý. Trong đó, các đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi, mua dung môi pha với xăng, hoà với chất tạo màu nhằm tăng khối lượng xăng RON 95, pha chế hỗn hợp thành xăng giả bán ra thị trường. Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn phát hiện, xử lý nhiều vụ mua bán xăng dầu nhập lậu qua đường biển với số lượng lớn.
Video đang HOT
Gần đây, vấn đề vi phạm nhận diện thương hiệu trong kinh doanh xăng dầu cũng nổi lên rất nhiều. Ông Phạm Đức Thắng – Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt nam ( Petrolimex) – cho biết, có tình trạng cửa hàng bán lẻ xăng dầu ký với đầu mối này nhưng vẫn mua của bên khác, gây khó kiểm soát chất lượng, số lượng… ảnh hưởng đến thương hiệu và quyền lợi của doanh nghiệp.
Quy định rõ trách nhiệm từng ngành
Xăng dầu luôn là mặt hàng trọng tâm trong kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng QLTT. Mặc dù, lực lượng QLTT đã nỗ lực để giảm gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu, tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý vẫn còn nhiều khó khăn vì đây là mặt hàng có nhiều ngành cùng tham gia quản lý. Đơn cử như lấy mẫu xét nghiệm đi kiểm định thuộc nhiệm vụ chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, khiến việc kiểm nghiệm mất khá nhiều thời gian. “Do đó, cần nghiên cứu xây dựng các quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng ngành để tránh việc kiểm tra, xử lý chồng chéo và đổ lỗi trách nhiệm khi xảy ra những vấn đề gây bức xúc dư luận” – ông Trần Hữu Linh đề xuất.
Thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa. Theo đó, ký cam kết không kinh doanh xăng dầu nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và gian lận đo lường để người kinh doanh, doanh nghiệp chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.
Để có thông tin kịp thời về tình hình kinh doanh xăng dầu trong nước, nâng cao hiệu quả quản lý, lành mạnh hóa thị trường xăng dầu; đồng thời, hỗ trợ Petrolimex bảo vệ thương hiệu, mới đây, Tổng cục QLTT và Petrolimex đã ký kết quy chế phối hợp.
Nguyễn Thị Cẩm Thúy bị bắt về tội chống phá Nhà nước
Công an xác định Thúy cùng đồng phạm nhiều lần livestream nói xấu Đảng, Nhà nước và 2 lần đốt cờ tổ quốc, đốt cờ Đảng...
Chiều 24/6, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa thi hành lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thị Cẩm Thúy (46 tuổi, ngụ xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) để điều tra về tội danh Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước, quy định tại Điều 117 Bộ luật hình sự.
Nguyễn Thị Cẩm Thúy: Ảnh: Công an cung cấp.
Khám xét nơi ở của Thúy, lực lượng chức năng thu giữ nhiều hung khí như rựa, mã tấu, dao nhọn, 4 bình gas, 150 lít xăng và nhiều tài liệu liên quan.
Theo Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa, từ 29/4 đến 3/5, tại thôn Tân Quý, xã Cam Thành Bắc, Thúy cùng một số đồng phạm nhiều lần tổ chức phát trực tiếp (livestream) trên Facebook với nội dung nói xấu Đảng, Nhà nước; 2 lần thực hiện hành vi đốt cờ tổ quốc, đốt cờ Đảng và dùng kéo cắt, đốt hình ảnh Bác Hồ.
Ngày 16/6, Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố vụ án hình sự Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đến ngày 17/6, Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Cẩm Thúy.
Điều 117: Tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:
a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Kết luận điều tra nêu khoảnh khắc 3 chiến sĩ hi sinh tại Đồng Tâm Ba chiến sĩ trong quá trình di chuyển để khống chế các đối tượng chống đối đã bị tấn công bằng dao phóng lợn và xăng, dẫn đến hi sinh. Nhiều thông tin bị lộ, các đối tượng đã chuẩn bị Trong bản kết luận điều tra mới đây do Công an Hà Nội ban hành đã đề nghị truy tố 29 người...