Chồng dùng chiếc túi xách LV 2500 đô “xoa dịu” cái tát giáng xuống vợ nhưng cô vẫn quyết ly hôn: Phụ nữ tự tôn sẽ hiểu ý nghĩa sâu xa đằng sau hành động bạo lực nhỏ
Cô muốn ly hôn, chỉ vì 1 cái tát dù chồng đã bù đắp bằng nhiều thứ xa xỉ phẩm. Và ai cũng nói cô điên rồ…
01
Vân đã kết hôn 5 năm và có 1 bé gái kháu khỉnh, đáng yêu. Gia đình chồng cô thuộc hàng danh giá, giàu có ở thành phố. Vì vậy, sinh con xong Vân ở nhà quản lý quán xuyến việc kinh doanh cũng như việc nhà cho gia đình.
Lúc đầu, nhiều người nghĩ Vân cưới chồng vì tiền nhưng chỉ sau khi quyết định kết hôn anh mới cho cô biết gia cảnh. Hơn nữa, nói về học thức, khả năng thì Vân không hề thua kém chồng mình.
Cuộc sống của Vân được nhiều người ngưỡng mộ, ghen tị nhưng đúng là “chui trong chăn mới biết chăn có rận”. Chẳng hiểu sao, khi con gái ra đời, thái độ của chồng Vân dành cho cô khác hẳn.
Con bé được gần 1 tuổi thì chồng Vân yêu cầu cô sinh thêm con với lý do “tuổi còn trẻ, đẻ 1 thể rồi phấn đấu sự nghiệp sau”. Nhưng Vân lấy chồng sớm, sinh con sớm và quanh quẩn góc nhà gần như khiến cô mất hoàn toàn thanh xuân. Vân không thể cứ ăn rồi đẻ như cái máy được.
Không ngờ chồng Vân liên tục tạo áp lực cho cô. Anh ta còn nửa đùa nửa thật rằng: “Đang có bao nhiêu phụ nữ xếp hàng mong được đẻ con cho anh đấy”.
Nhưng chồng Vân đi suốt, đâu có nhìn thấy sự thật rằng con hay ốm vặt, công việc nhà chồng chất, không một ai đỡ đần được gì. Vậy mà Vân chưa từng được 1 lần coi trọng, ai cũng nghĩ cô nhàn hạ, thậm chí là ăn bám.
02
Sau mùa dịch vừa rồi, công ty làm ăn có chút sa sút, chồng Vân hay nhậu nhẹt, tính khí thất thường. Mỗi lần Vân càu nhàu anh ta lại chửi bới, nói cô không biết điều, “có não mà không biết dùng”.
Video đang HOT
Và rồi, mọi chuyện lên đến đỉnh điểm khi chồng Vân tát cô trước mặt bao người – 1 cái tát thực sự vô lý và bạo lực đến mức cô không thể chấp nhận nổi, 1 cái tát trong cơn say rượu nhưng đã giết chết cả 5 năm hôn nhân.
Vân đưa con gái về nhà mẹ đẻ. Chồng cô gọi điện đề nghị đón nhưng Vân từ chối. Bởi cô hiểu nếu dễ dàng thỏa hiệp anh ta sẽ càng được đà. Lần này là cái tát, lần sau còn bao nhiêu cú đấm, cú đạp nữa ai mà biết nổi.
2 ngày sau, chồng Vân mua tặng cô 1 chiếc túi LV trị giá khoảng 2500 đô tương đương gần 58 triệu đồng. Đó là chiếc túi mà cô mong muốn đã lâu nhưng chỉ xem đi xem lại rồi để đấy. Cả bố mẹ và bạn bè Vân đều khuyên cô nên tha thứ cho chồng, bởi đối với họ đó là chuyện rất bình thường trong hôn nhân. Nhưng đối với Vân, cái tát đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn thể hiện tình cảm thực sự đằng sau cái tát đó và mức độ trân trọng của anh ta vào cuộc hôn nhân này.
Cô muốn ly hôn, chỉ vì 1 cái tát dù chồng đã bù đắp bằng nhiều thứ xa xỉ phẩm. Và ai cũng nói cô điên rồ…
03
Thực chất, người vợ có tư tưởng như Vân trong xã hội này không nhiều nhưng số người suy nghĩ giống bố mẹ và bạn bè cô lại vô số. Nhưng nếu ngẫm lại, cái tát đó chính là giới hạn cao nhất để người ta muốn bùng nổ, giống như giọt nước tràn ly. Cái tát là biểu hiện của sự khinh thường, thiếu tôn trọng của chồng dành cho người phụ nữ hi sinh hết lòng vì anh ta.
Sẽ có nhóm người cho rằng, đàn ông gặp khó khăn trong sự nghiệp rất cần phụ nữ bên cạnh mình. Và việc anh ta uống rượu cũng là để giải tỏa stress. Song nếu coi uống rượu là cái cớ để đánh người thì đâu còn tồn tại luật pháp, đạo lý ở đâu? Và tại sao đối tượng anh ta chọn khi say rượu là vợ chứ không phải người thân của anh ta? Bởi vì sau khi thấm hơi men, trong lòng anh ta đã biết ai ở thế yếu, dễ “bắt nạt” hơn.
Con người hơn các loài khác ở khả năng nhận thức và suy nghĩ, nhất là đối với người đầu ấp tay gối, sinh con cho mình lại càng cần đối xử tử tế.
Lâu nay, người ta quen thích yên ổn, không muốn to tiếng, nặng sĩ diện, danh dự nên dễ dàng thỏa hiệp với bạo lực gia đình.
Có người từng nói: “Chỉ có con số 0 và vô số lần bạo lực gia đình”. Vậy tại sao sẽ có vô số lần sau lần đầu tiên ấy? Thực ra, đó không phải là vấn đề bạo lực gia đình đơn thuần mà đó là vấn đề của nhận thức.
Bởi trong thâm tâm của nhiều người đàn ông chỉ nghĩ đơn giản rằng mình đánh vợ là điều bình thường, những đàn ông khác vẫn làm.
Tất cả cũng bắt nguồn từ sự hi sinh dại dột của phụ nữ. Khi bạn liên tục nhượng bộ, bạn tự đẩy mình vào thế yếu, để anh ta nghĩ có bắt nạt vợ thế nào bạn cũng không dám bỏ anh ta.
Phụ nữ không kiếm ra tiền, dù cố gắng hết sức nhưng trong lòng đàn ông, bạn chẳng có giá trị gì cả. Bởi làm vợ, làm mẹ, làm con dâu là việc rất đỗi bình thường của phụ nữ trong mắt đàn ông.
Và việc bạn chịu nhận lời xin lỗi khi anh ta mua bao nhiêu cái túi hàng hiệu thì càng chứng tỏ 1 điều, bạn không hề có giá trị như anh ta suy nghĩ là đúng.
Vì vậy, tại sao không bắt anh ta phải trả giá cao hơn? Bằng cách để chồng bạn có thể nhớ sâu sắc hơn. Đồng thời, bạn phải lưu giữ những bằng chứng bạo hành của anh ta, sẽ có ích cho bạn trong việc phân chia tài sản nếu phải ly hôn.
Cuối cùng, không ai có thể khẳng định bạn nên tiếp tục hay buông bỏ nếu ở hoàn cảnh ấy. Nếu bạn chọn tha thứ, bạn cần trưởng thành hơn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đừng khiến bản thân “trượt giá”.
Lấy vợ 3 năm nhưng chưa có con, bỗng một ngày cô ấy đưa tôi đến căn phòng ẩn chứa bí mật kinh hoàng
Tôi ghê tởm người vợ đầy thủ đoạn và mưu mô này.
Có con sau khi kết hôn là điều mà hầu hết các cặp vợ chồng đều mong muốn. Bản thân tôi là con trưởng trong họ nên càng ham nhà rộn ràng tiếng trẻ thơ. Ấy vậy mà ngặt nỗi, lấy vợ đã 3 năm nhưng chúng tôi chưa từng có hỉ sự.
Hai bên nội ngoại cũng có động thái giục giã, thậm chí còn mua thuốc bổ về thúc đẩy quá trình sinh nở, nhưng tất cả nỗ lực chẳng ăn thua. Người ngoài nhìn vào, kẻ thì bảo vợ tôi là "quả cau điếc", kẻ lại nói tôi là gã chồng yếu sinh lý. Ấy vậy mà chẳng mấy ai biết tường tận câu chuyện đằng sau.
Là vợ tôi không muốn có con. Cô ấy dùng mọi loại biện pháp tránh thai một cách nghiêm ngặt. Tất nhiên vợ tôi không dùng thuốc nhiều vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Thay vào đó, cô ấy dùng bao cao su và đặc biệt những lần "mây mưa" đều hời hợt, thiếu cảm hứng. Mỗi lúc như thế, vợ tôi đều lấy lý do mệt, sau đó còn bảo tôi không được kể chuyện giường chiếu của chúng ta cho ai biết. Nếu không cô ấy sẽ tức giận và bỏ đi. Vì yêu vợ nên tôi cũng đành lòng nghe theo và chấp nhận mang danh "yếu".
Đôi lúc tôi cũng nói nhẹ nhàng và thủ thỉ với vợ, rằng anh mong ngóng có con lắm rồi, hai ông bà cũng chẳng còn khoẻ nữa, ngộ nhỡ xảy ra chuyện gì thì lại ân hận. Tưởng sẽ được nghe lời hồi đáp tử tế, nào ngờ vợ tôi quạu lên và nói rất khó nghe "Anh nhìn bao nhiêu đứa bạn em kia kìa, chúng nó lấy chồng vẫn được hưởng thụ cuộc sống chứ chẳng phải về làm dâu mà giống cái máy đẻ!" Sợ vợ giận nên tôi lại nín nhịn cho qua.
Cứ thế ròng rã suốt 3 năm trời, chưa được một lần nghe vợ khoe anh ơi em "2 vạch" rồi.
Đột nhiên, bố tôi ngã bệnh từ khoảng 1 năm nay, tuy không quá nặng nhưng việc sinh hoạt, di chuyển cũng nhiều khó khăn hơn. Nhà tôi có tất thảy 5 anh chị em, trừ hai cô út đi lấy chồng xa thì 3 người con trai sẽ chịu trách nhiệm trông nom và chăm sóc bố. Bên cạnh đó thì chẳng thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực chính từ mẹ tôi.
Tuy căn bệnh này không khiến con người ta đột ngột ra đi nhưng trong lòng ai cũng hiểu rằng nó đang từng chút từng chút một bào mòn cơ thể bố tôi. Thi thoảng, việc chăm bố có hơi khiến gia đình xảy ra bất mãn, mâu thuẫn đôi chút, đặc biệt về vấn đề tài chính, nhưng may sao bố tôi có lương hưu và một khoản tiết kiệm hồi còn trẻ.
Hiểu được bệnh tình của bố, tôi quyết tâm lần này sẽ bắt vợ tôi phải có thai, bởi nếu không nhỡ ông ra đi tôi sẽ hối hận vô cùng. Trở về nhà, tôi cầm trên tay thuốc bổ và cả "thuốc trợ giúp" cũng như nói với vợ kế hoạch của bản thân. Tôi phải thật cứng rắn, không thể để cô ấy khước từ thêm lần nào nữa. Nhưng trái với những gì suy nghĩ, vợ trừng mắt nhìn tôi và cầm tay tôi bước ra ngoài.
Sau đó cô phóng xe đưa tôi đến thẳng nhà của bố mẹ tôi. Lúc này mẹ vừa ra ngoài đầu ngõ mua chút thức ăn nên trong nhà chỉ còn bố đang nằm ngủ. Vợ kéo tôi xồng xộc lên phòng bố, nhanh nhẹn lôi trong xấp sách ở tủ ra một tờ giấy. Cô ấy đưa tôi, mắt ngấn lệ không nói không rằng.
Quả thực, nội dung trong tờ giấy khiến tôi cũng bất ngờ. Đó là tờ di chúc của bố tôi, ngay lập tức tôi kéo vợ xuống để không bị bố phát hiện. Nội dung của tờ di chúc là về việc chia tài sản cho 5 anh em chúng tôi. Nhưng phần của con trưởng như tôi lại ít hơn, bố cũng có ghi vì kinh tế nhà tôi khá giả hơn cả.
Vợ lúc này mới chu chéo lên "Anh nhìn rõ chưa? Anh bảo tôi phải sinh con cho nhà anh à? Từ ngày về làm dâu, tôi đã vô tình phát hiện ra tờ giấy này. Tôi cảm thấy thực sự oan trái, rõ ràng anh là con trưởng cơ mà?
Tôi nghĩ nếu mình cứ lỳ đòn không chịu sinh con, hẳn là bố anh sẽ xuống nước mà chia tài sản cho hợp lý hơn. Vậy mà 3 năm qua, ông ta vẫn không chịu thay đổi nội dung! Giờ đây bố anh mắc bệnh, có thể chẳng qua khỏi 1, 2 năm nữa. Tôi sẽ chống mắt lên xem bao giờ nội dung của tờ di chúc ấy thay đổi. Bằng không thì đừng có hòng mong tôi sinh con!"
Nghe xong những câu vừa rồi, trái tim tôi như tan nát, dấy lên trong lòng bao sự căm ghét người mình đã lấy làm vợ. Ả ta đã phát hiện tờ giấy này từ lâu mà không hề nói gì, chỉ lẳng lặng tìm cách trả thù gia đình tôi.
Đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan này, tôi phải làm sao đây hả mọi người... Bỏ vợ sao, nhưng tôi vẫn còn yêu cô ấy. Nhưng cũng thật kinh tởm khi sống cùng người đàn bà mưu tính, hiểm độc này. Nhỡ bố tôi vẫn giữ quyết định chia tài sản như vậy, ả sẽ chẳng sinh con thì biết phải xử trí thế nào...
Ba mẹ chỉ chia tài sản cho con trai, anh em tôi vẫn thương nhau Tôi sinh ra trong gia đình có 6 anh chị em, trên tôi là hai chị và hai anh, duới là em gái út. Từ nhỏ, ông nội và bố đã dạy tôi phải biết yêu thương, chăm sóc và nhường nhịn người thân trong gia đình. Ngày đó, gia đình tôi vô cùng nghèo khó, làm ruộng nhưng cơm không đủ ăn...