Chồng đoạt mạng vợ liên tục xảy ra ở miền Tây
Chỉ vì mâu thuẫn gia đình hoặc ghen tuông, nhiều ông chồng ở miền Tây ra tay sát hại người “đầu ấp tay gối”. Nhiều nghi can đã tự tử sau khi gây tội.
Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, đang hoàn tất hồ sơ khởi tố Nguyễn Vĩnh Trường Sơn (42 tuổi, ngụ xã Phú Hữu, huyện Long Phú) về hành vi Giết người. Nghi can này vừa hồi phục sau nhiều ngày điều trị vết thương tại Bệnh viện Sóc Trăng.
Sơn là một trong 3 người đàn ông ra tay giết vợ và mẹ vợ xảy ra liên tiếp tại Sóc Trăng chỉ trong 10 ngày. Nhà chức trách xác định, Sơn từng cưới chị Trần Thị Bưởi (40 tuổi) gần chục năm trước. Sau đó, hai người chia tay và gần đây Sơn quay về sống chung với vợ cũ. Lúc này, thiếu phụ đã sinh thêm cho người đàn ông khác một bé trai.
Tối 8/6, Sơn cùng chị Bưởi ở nhà với bé Hoàng (5 tuổi, con riêng của thiếu phụ). Lúc ăn cơm, vợ chồng Sơn xảy ra mâu thuẫn và cự cãi.
Chị Bưởi được cho là lấy dao dọa đâm Sơn. Trong lúc giằng co, người chồng giật được con dao và đâm vào ngực chị Bưởi, khiến nạn nhân gục xuống sàn nhà.
Lúc này, Sơn dùng dao đâm vào ngực của mình rồi ngất xỉu, ngã lên người vợ. Hoàng thấy mẹ với cha dượng người đầy máu, bé chạy ra cửa kêu khóc. Hàng xóm nghe thấy đã chạy đến, phá cửa xông vào thì phát hiện chị Bưởi tắt thở.
Sơn khi còn điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Nhật Tân.
Nhận tin báo của người dân, Công an xã Trường Khánh cử lực lượng đến hiện trường. Thấy Sơn còn thở, nhà chức trách đưa nghi can này đi cấp cứu khi con dao còn cắm sâu ở ngực. Tại Bệnh viện Sóc Trăng, người chồng giết vợ được bác sĩ giành lại mạng sống sau khi phẫu thuật khâu vết thương ở tim và phổi.
Trong lúc cơ quan điều tra đang làm rõ hành vi giết vợ của Sơn, thì ngày 14/6, tại phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại xảy ra án mạng liên quan đến bạo hành gia đình. Nạn nhân là chị Hồ Thị Mỹ Nhanh (29 tuổi), vợ của Nguyễn Quốc Tuấn (37 tuổi).
Vài tháng trước, Tuấn vướng lao lý khi bị phát hiện trong đường dây cá độ bóng đá ở Chợ Kinh. Sau khi chấp hành án tù 3 tháng về tội Đánh bạc, Tuấn về nhà được khoảng một tháng.
Video đang HOT
Sáng 14/6, khi cha vợ đang uống cà phê với khách ở nhà trước và mẹ vợ bồng con của Tuấn đi mua thức ăn, thì người chồng cãi nhau với chị Nhanh ở nhà sau. Lúc này, Tuấn được cho là dùng vật cứng đánh vào đầu vợ nhiều cái, khiến chị Nhanh thiệt mạng.
Người chồng sau đó đã cầm ca chứa thuốc trừ sâu chạy ra mé sông trước nhà dọa tự tử, rồi nhảy xuống nước. Người đưa đò gần đó chạy ghe ra giữa sông, kêu Tuấn trèo lên và chở vào bờ.
Khi cha mẹ vợ và hàng xóm tập trung vào việc chị Nhanh thiệt mạng, thì Tuấn đi tìm trưởng ấp để đầu thú. Không gặp chính quyền địa phương, nghi can này vào chòi canh tôm của gia đình để treo cổ chết.
Khi người dân Sóc Trăng chưa hết xôn xao, thì chiều 16/6, một vụ án mạng tai gia đình lại xảy ra khi Trịnh Minh Châu (42 tuổi, ở huyện Trần Đề) đánh chết mẹ vợ 68 tuổi. Người đàn ông này còn đánh vợ là chị Huỳnh Thị Thu (40 tuổi) gãy 2 tay, rồi uống thuốc độc tự tử. Vợ chồng chi Châu đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng.
Theo một kiểm sát viên, chỉ hơn một tuần mà Sóc Trăng xảy ra 3 vụ án chồng giết vợ và con rể đoạt mạng mẹ vợ cho thấy, bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng, nạn nhân là chị em phụ nữ. Từ đó, chính quyền cơ sở và Hội Liên hiệp phụ nữ cần tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình, thành lập các câu lạc bộ liên quan đến phụ nữ, để chị em có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc hàng ngày.
“Khi các chị trong câu lạc bộ phát hiện thành viên của mình có mâu thuẫn với chồng hoặc con, thì sẽ tìm cách tháo gỡ, giúp họ bỏ qua lỗi lầm cho nhau. Đại diện câu lạc bộ cũng có thể đến nói chuyện với người chồng hoặc con, tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn để có cách giải hòa, giúp họ tránh bạo lực gia đình phát sinh thêm theo chiều hướng tiêu cực”, một kiểm sát viên chia sẻ.
Nửa năm trước, tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) xảy ra chuyện chồng giết vợ rồi tìm đến cái chết. Nạn nhân là cô giáo tiểu học Nguyễn Thanh Hồng (47 tuổi, ngụ huyện Đầm Dơi). Theo hồ sơ, ngày 24/10/2014, Nguyễn Ngọc Hân (53 tuổi, chồng bà Hồng) mất 5.000 đồng, người chồng này cho rằng vợ lấy khiến 2 bên bất hòa rồi ẩu đả. Trong cơn say, Hân lấy con dao trong nhà đâm vợ thủng tim, rách một phần phổi khiến nạn nhân tử vong. Sau đó, Hân tự tử chết khi được cơ quan điều tra đưa vào bệnh viện trị bệnh.
Tại Hậu Giang, cơ quan điều tra tỉnh này cho biết, đã khép lại hồ sơ nghi án giết vợ đối với ông Danh Quân (80 tuổi, ngụ xã Vị Tân, TP Vị Thanh) và nạn nhân là bà Thị Sa Ri (70 tuổi). Theo nhà chức trách, nghi can chính trong vụ án này là ông Quân cũng đã chết vì uống thuốc độc tự tử vào đêm 10/11/2014.
Cũng vì giết vợ do mâu thuẫn, một tháng trước, Phan Tấn Ngọc (45 tuổi, ngụ xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Hòa, Long An) bị TAND tỉnh này tuyên tù chung thân.
Theo_Zing News
Vụ oan sai ở Sóc Trăng: Người "tốt bụng" bí ẩn là ai?
Luật sư bào chữa cho Triệu Tuấn Hưng đề nghị làm rõ hành vi kích động, dụ dỗ tố cáo sai sự thật (nếu có) của người đã viết thư khuyên anh Thạch Sô Phách tố giác các cán bộ dùng nhục hình.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao ban hành ngày 5.5.2015, sau khi được trả tự do, Thạch Sô Phách (SN 1987) và 6 thanh niên bị oan đã làm đơn tố giác rằng họ đã bị các cán bộ, điều tra viên (ĐTV) dùng nhục hình nên phải khai nhận giết ông Lý Văn Dũng. Việc tố giác này một phần bắt nguồn từ một lá thư.
Biết đích danh người đánh đập(!?)
Theo ông Thạch Suôl (cha của Phách), sau khi Phách được trả tự do, vợ ông là bà Thạch Thị Ngọc nhận được thư của một người lạ hướng dẫn làm đơn tố cáo những cán bộ đã đánh đập Phách. Dấu bưu điện trên thư là ngày 12.5.2014, người viết thư tên L.B, ngụ khóm 3, phường 3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Thư viết: "Theo tôi được biết thì con bà bị bắt oan và bị đánh đập dã man... Ngoài con bà còn có nhiều người khác bị bắt oan chung như Trần Văn Đỡ, Trần Hol, Thạch Mươl, Khâu Sóc... Đến nay, vụ án giết người đã được làm rõ mà vẫn chưa trả lại sự trong sạch, minh oan cho con bà và những người bị bắt chung... Vì vậy, tôi gợi ý giúp gia đình bà một số việc như sau để đòi lại công bằng cho con bà và những người bị bắt chung, như:
Ông Thạch Suôl đang xem lá thư của người lạ mặt gửi. Ảnh dưới: Lá thư được gửi theo đường chuyển phát nhanh.
1. Kêu anh Phách đi đến nhà của từng người bị bắt oan chung vận động họ cùng gia đình làm đơn tố cáo những người đã đánh đập để trả lại sự công bằng và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần và thể chất, theo ước tính thì mỗi người bị oan sẽ được bồi thường khoảng 200 triệu đồng. Theo tôi được biết, người đánh anh Phách và những người bị bắt chung là đại úy Triệu Tuấn Hưng (đội phó hình sự) và thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân (đội trưởng hình sự). Nội dung đơn tố cáo phải nêu chi tiết sự việc bị đánh đập và có người canh gác trông thấy...
2. Sau khi làm đơn xong, đi gửi giám đốc Công an tỉnh, VKSND Tối cao... để cầu cứu. Khi được mời lên làm việc thì nói bị 2 người trên đánh ép nhận tội và yêu cầu kiểm sát viên cho nhận dạng người đánh đập...".
Nhiều cán bộ tham gia đánh người
Qua điều tra từ đơn tố cáo của 7 người bị bắt oan, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao xác định 2 bị can nguyên là ĐTV Triệu Tuấn Hưng và Nguyễn Hoàng Quân đã dùng nhục hình đối với anh Trần Văn Đỡ vào đêm 13.7.2013. Ngoài ra, vào chiều 14.7.2013 và sáng 20.7.2013, bị can Hưng còn dùng nhục hình đối với anh Phách.
Cáo trạng nêu rõ mặc dù Hưng và Quân không khai nhận hành vi phạm tội nhưng căn cứ lời khai của Phách, Đỡ cùng lời khai của 2 nhân chứng là Nguyễn Văn Lượng và Hồ Trung Hiếu (cán bộ công an được giao nhiệm vụ canh giữ anh Đỡ) chứng kiến Quân và Hưng dùng nhục hình đối với anh Đỡ nên có đủ căn cứ kết luận 2 bị can trên có hành vi dùng nhục hình.
Ngoài ra, anh Đỡ còn khai một cán bộ công an tên Toản (Lê Thanh Toản, đội phó của Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Sóc Trăng - PV) dùng dùi cui đánh và còng tay anh lên khung cửa.
Trần Hol khai khi bị giữ tại Công an huyện Trần Đề thì bị Huy (Trần Hoàng Huy, SN 1982, nguyên Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an huyện Trần Đề - PV) và một số cán bộ khác đánh. Khi bị di lý về Công an tỉnh Sóc Trăng, Hol bị ông Nguyễn Hoàng Phú (nguyên Phó trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội) và một số cán bộ công an khác đánh chảy máu đầu.
Thạch Sô Phách còn khai trong thời gian bị giữ tại Công an huyện Trần Đề, anh bị các cán bộ công an tên Hiếu (Hồ Trung Hiếu - nhân chứng khai nhận đã chứng kiến bị can Hưng đánh anh Đỡ), Huy và Hướng (Nguyễn Văn Hướng, cán bộ điều tra của Công an tỉnh Sóc Trăng - PV) đánh vào đầu, mặt, tai...
Đừng để oan chồng oan
Ngày 4.6.2014, Công an tỉnh Sóc Trăng có báo cáo kết quả xử lý kỷ luật đối với 24 cán bộ sai phạm trong hoạt động điều tra vụ án giết ông Lý Văn Dũng. Trong đó, có 3 ĐTV được phân công tham gia vụ án là Lâm Văn Kết, Tô Huy Thông và Quân mà không có Triệu Tuấn Hưng. Vì thế, luật sư bào chữa cho bị can Hưng là ông Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng đây là chứng cứ cho thấy thân chủ của ông không liên quan đến vụ án.
"Hành vi đánh người của bị can Hưng (nếu có) thì liệu có đủ yếu tố cấu thành tội "Dùng nhục hình" hay không hay một tội danh nào khác. Theo tôi, cần điều tra làm rõ tư cách tố tụng của bị can Hưng trong vụ án để tránh oan lại chồng lên oan" - luật sư Quynh đề nghị trong đơn kiến nghị khẩn cấp gửi TAND tỉnh Sóc Trăng trước khi tòa này trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Trong đơn cầu cứu khẩn cấp gửi báo chí và các ngành chức năng, ông Triệu Minh Cường (cha của bị can Hưng) cũng đặt ra nghi vấn tại sao người viết thư khuyên anh Phách tố cáo lại biết rõ họ, tên, năm sinh và địa chỉ của mẹ anh Phách. Hơn nữa, người này còn nêu đích danh họ, tên, chức vụ của Quân, Hưng và kêu gia đình của Phách "khi lên làm việc thì nói bị 2 người trên đánh ép nhận tội..." và "nội dung đơn tố cáo phải nêu chi tiết sự việc bị đánh và có người canh gác trông thấy (!?)".
"Người tự xưng là bạn đọc sao lại biết quá rõ sự việc đã diễn ra trong cơ quan điều tra. Hơn nữa, trong lá thư đề cập "người canh gác trông thấy" là ai?" - ông Cường thắc mắc. Cũng theo ông Cường, vì sao Hồ Trung Hiếu bị Phách khai nhận có tham gia đánh nhưng lại được cơ quan điều tra cho làm nhân chứng chứng kiến bị can Hưng dùng nhục hình đối với anh Đỡ?
Điều tra hành vi kích động tố cáo
Theo ông Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư Hà Nội), trong quá trình thu thập tài liệu và chứng cứ bào chữa cho Hưng, ông nhận thấy lá thư nặc danh này đã xúi giục, kích động những gia đình nạn nhân bị bắt oan, như: "Nếu không trừng trị những người đánh đập và bồi thường thì vận động gia đình lên cơ quan công an, VKSND tỉnh Sóc Trăng để áp đảo tinh thần họ".
"Tôi cho rằng Công an tỉnh Sóc Trăng cần vào cuộc điều tra làm rõ dấu hiệu kích động, dụ dỗ người khác tố cáo sai sự thật (nếu có), gây dư luận xấu trong nhân dân" - luật sư Quynh nói.
Theo Danviet
Điều tra viên dùng nhục hình bằng nước đá buộc nghi can nhận tội Hai cựu cán bộ Công an tỉnh Sóc Trăng được cho là đã dùng còng số tám treo nghi can lên cửa sổ đánh đập, ép nhận tội giết tài xế xe ôm. Điều tra viên không có tên trong ban chuyên án Ngày 21/5, tin tức từ lãnh đạo Tòa hình sự TAND tỉnh Sóc Trăng cho biết, cơ quan này đã...