Chồng đỡ đẻ cho vợ, chạy xe máy chở vợ con vượt hơn 1.500 km về quê
Chỉ còn 100.000 đồng trong túi, hai vợ chồng quê Nghệ An quyết định sinh con ở phòng trọ tại TP.HCM, người chồng đã đỡ đẻ rồi chở vợ con bằng xe máy vượt hơn 1.500 km về quê.
Ngày 8.10, vợ chồng anh Lương Văn Bách (28 tuổi) và Kha Thị Ngọc Ánh (27 tuổi, ở bản Văng Môn, xã Tam Hợp, H.Tương Dương, Nghệ An) đã về đến quê nhà sau khi vượt hơn 1.500 km.
“Bây giờ nghĩ lại cảnh đỡ đẻ cho vợ và chạy xe máy về nhà, em vẫn còn rùng mình”, anh Bách nói.
Chồng đỡ đẻ cho vợ
Anh Bách kể, vợ chồng anh gửi đứa con đầu lòng 6 tuổi cho bố mẹ rồi rời núi rừng vào TP.HCM làm thuê kiếm sống gần 2 năm nay. Chị Ánh, vợ anh, làm công nhân may mặc, còn anh Bách làm nghề tự do.
Dịch Covid-19 ập đến, hơn một năm nay, thu nhập của anh Bách bữa có bữa không. Từ tháng 6 vừa qua, hai vợ chồng phải nghỉ việc, “sống mòn” trong phòng trọ chật chội ở Q.Bình Tân, TP.HCM.
Vợ chồng chị Ánh cho đứa con mới sinh đã vượt hơn 1.500 km để về quê. Ảnh PHAN HỒNG
Những đồng tiền tích cóp ít ỏi còn lại rồi cũng hết. Vợ có thai, sắp sinh con. Anh Bách dự tính đưa vợ về quê để sinh nở. Nhưng dịch Covid-19 kéo dài, thành phố bị phong tỏa và cũng không có phương tiện để về nên hai vợ chồng đành phải ở lại.
Không có tiền và không thể ra ngoài mua quần áo, bỉm sữa cho con, anh Bách lên mạng xã hội đăng thông tin xin hỗ trợ và được một số người hảo tâm mua tặng bỉm, quần áo gửi đến.
3 giờ sáng 13.9, chị Ánh đau bụng. Đã sinh nở một lần nên người phụ nữ này biết mình đã chuyển dạ. Hai vợ chồng chỉ còn lại 100.000 đồng nên anh Bách không thể đưa vợ đến bệnh viện để sinh con.
Anh Bách ngồi bên vợ, động viên để vợ tự vượt cạn. Khu nhà trọ có gần 30 phòng trọ nhưng rất nhiều phòng đang có F0 nên anh Bách không dám gõ cửa nhờ ai. “Lúc đó, em cũng rất lo nhưng không còn cách nào khác, phải động viên vợ cố gắng”, anh Bách kể.
Video đang HOT
Anh Bách gọi điện về cho mẹ ở quê, hỏi cách đỡ đẻ. Bà mẹ lo lắng, chỉ cho anh cách đỡ đẻ, cắt dây rốn, tắm cho bé…
Hơn 6 giờ sáng cùng ngày, chị Ánh vỡ ối, sinh con. Anh Bách đỡ đẻ cho vợ theo cách của người mẹ ở quê bày cho. May mắn, đứa con trai đã chào đời khỏe mạnh trong căn phòng trọ. “Khi vợ đẻ xong, mọi việc ổn rồi, em mới thở phào vì lo lắm, cứ sợ có chuyện gì thì không biết xử lý ra sao”, anh Bách nói.
Anh Bách đang kể chuyện đỡ đẻ cho vợ. Ảnh PHAN HỒNG
Những người ở cùng khu trọ đã hỗ trợ mỗi người một vài trăm ngàn. Anh Bách có tiền mua sữa cho con và thức ăn để bồi dưỡng cho vợ những ngày sau sinh.
Và vợ chồng anh lập tức lên đường về quê ngay sau khi TP.HCM có quyết định “hé cửa”.
Hành trình nhọc nhằn
3 giờ chiều4.10, vợ chồng anh Bách cùng đứa con mới sinh 21 ngày tuổi được bọc trong chiếc khăn và lỉnh kỉnh đồ đạc rời thành phố về quê. Hành trình về quê hơn 1.500 km, họ đi bằng chiếc xe máy cũ.
Không biết đường đi, anh Bách chạy đến điểm chốt kiểm soát dịch Covid-19 thì gặp mấy xe máy đang chạy ra các tỉnh phía bắc nên đi theo. Nhưng anh không dám chạy nhanh vì sợ bất trắc khi đứa con còn quá nhỏ nên bị tụt lại sau. Đến ngã ba, ngã tư, anh Bách phải dừng lại hỏi đường, rồi gặp những người hồi hương khác và cứ thế, chạy theo họ.
Đứa bé còn quá nhỏ nên thi thoảng quấy khóc vì đói. Anh Bách phải dừng xe để vợ cho con bú. Sữa mẹ không đủ thì cho con uống sữa tươi được người dân cho khi đi qua các điểm chốt. Đêm, gặp chỗ nào phù hợp thì dừng xe, trải áo mưa xuống, ngủ. Đồ ăn được các điểm chốt trên đường hỗ trợ nên có gì ăn nấy, cũng qua ngày.
Bản Văng Môn, quê nhà của vợ chồng anh Bách. Ảnh CTV
Đến Gia Lai thì trời bắt đầu mưa to. Đứa bé bị ướt lạnh, khóc. Anh Bách phải chạy rất chậm. Hai vợ chồng phải nhiều lần dừng xe vì thương con.
Khi chạy đến Kon Tum, đang đi trên QL14B, anh Bách quá mệt và mất ngủ nên vừa chạy xe vừa ngủ gật. Xe máy bị ngã. “Rất may, em kịp che chắn được nên vợ không bị ngã, em bị xây xát nhẹ và suýt nữa thì gãy chân”, anh Bách kể.
Về đến thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), anh Bách kiệt sức, không chạy được nữa. May mắn, vợ chồng anh gặp được nhóm người thiện nguyện tại đây hỗ trợ bằng xe ô tô, anh Bách gửi xe máy lại rồi cùng vợ con lên xe ô tô về Nghệ An, khi quãng đường về nhà còn hơn 500 km.
Vợ chồng anh Bách về đến TP.Vinh, Nghệ An. Ảnh PHAN HỒNG
Tại điểm đón ở cầu Bến Thủy (TP.Vinh, Nghệ An), khi biết hoàn cảnh vợ chồng anh, một người hảo tâm đã hỗ trợ vợ chồng anh 3 triệu đồng. Vợ chồng anh được xe ô tô của tỉnh Nghệ An chở về điểm cách ly tại H.Tương Dương.
“Vợ chồng em đã được test nhanh và âm tính với dịch Covid-19. Em rất mừng vì đã về quê an toàn. Em rất biết ơn tấm lòng tốt của những ngườ đã giúp vợ chồng em, nếu không, sẽ còn lâu vợ chồng em mới về đến nhà”, anh Bách chia sẻ.
TP.HCM: Q.3 vận động chủ nhà giảm 50% tiền phòng trọ, giảm tiền thuê mặt bằng
Là quận thứ 2 khởi phát dịch Covid-19 với chuỗi lây nhiễm quán bánh canh O Thanh, đến nay Q.3 (TP.HCM) đã kiểm soát được dịch và từng bước khôi phục kinh tế, vận động giảm tiền thuê mặt bằng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Sáng 7.10, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 Q.3 (TP.HCM) tổ chức hội nghị sơ kết 5 tháng phòng chống dịch bệnh.
Q.3 là một trong những địa bàn đầu tiên của TP.HCM ghi nhận ca nhiễm Covid-19 với chuỗi lây nhiễm liên quan đến quán bánh canh O Thanh trong hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu (P.4) được đánh giá là ổ dịch phức tạp. Tính từ ngày 27.4 đến nay, dịch Covid-19 trên địa bàn quận diễn ra theo 4 giai đoạn theo từng mức độ giãn cách xã hội của thành phố. Đến ngày 30.9, Q.3 đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh khi đạt 6/6 tiêu chí theo Quyết định 3979 của Bộ Y tế.
Hồ Con Rùa - Q.3 là một trong những điểm đến yêu thích của bạn trẻ. Ảnh SỸ ĐÔNG
Ông Võ Văn Đức, Chủ tịch UBND Q.3 cho biết quận đã ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh và phục hồi kinh tế, trong đó sẽ triển khai các giải pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hoạt động, tạo việc làm và thu hút lao động, khôi phục các chợ truyền thống.
Bên cạnh đó, Q.3 tổ chức vận động giảm giá cho thuê mặt bằng; giãn thuế đối với doanh nghiệp ngành nghề thiết yếu đang hoạt động, được hưởng các chính sách miễn, giảm thuế theo quy định; vận động chủ nhà trọ giảm tiền thuê nhà tối thiểu từ 50%.
Quận cũng sẽ thành lập các đoàn/tổ kiểm tra liên ngành cấp quận và phường kiểm tra đột xuất, giám sát công tác phòng chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 2
Tới dự và phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ đánh giá cao những nỗ lực, kết quả khả quan của Q.3, một quận trung tâm của thành phố trong công tác kiểm soát dịch bệnh. Trên địa bàn không còn chùm lây nhiễm, tỷ lệ vùng xanh đạt khoảng 95%, tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 gần 100%, mũi 2 hơn 51%, tỷ lệ tử vong tại nhà ở mức thấp 29/10.937 F0 (tỉ lệ 0,26%), trong 9 ngày gần đây chúng ta không có ca tử vong tại nhà.
Công tác an sinh xã hội được tập trung chăm lo chu đáo từ nguồn của thành phố và quận chủ động các nguồn lực xã hội hóa bên ngoài, đảm bảo không để người dân nào bị thiếu ăn. "Tới tối khuya các bạn ở phường vẫn còn phát gạo của Chính phủ và chi gói hỗ trợ đợt 3 của thành phố, đến nay đạt hơn 93%. Đây là nỗ lực lớn của các phường", bà Lệ nhận định.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ tặng quà cho các tập thể có nhiều đóng góp tích cực trong công tác phòng chống dịch ở Q.3. Ảnh NGUYÊN VŨ
Chủ tịch HĐND TP.HCM cũng gửi lời tri ân đến đội ngũ y bác sĩ đã không ngại khó khăn xuống từng hẻm nhỏ, khu phố thực hiện công tác xét nghiệm, cứu chữa bệnh nhân. Q.3 và 12 phường của quận cũng đã có nhiều mô hình sáng tạo phù hợp với đặc điểm dân cư, đô thị trên địa bàn như: chốt bảo vệ vùng xanh, trạm ô xy lỏng cung cấp cho người dân và bệnh viện, ứng dụng phần mềm "Quản lý vùng xanh" hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký hoạt động kinh doanh trở lại, kế hoạch phát động thi đua "mỗi gia đình là một điểm xanh".
Bà Nguyễn Thị Lệ cũng đề nghị Q.3 đẩy mạnh công tác truyền thông, rà soát các chỉ tiêu về công tác xây dựng đảng, chỉ tiêu kinh tế xã hội trong các năm tới, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc hằng ngày mang lại thuận tiện cho người dân.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, Q.3 tiếp tục rà soát và có giải pháp đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 2 khi được cung cấp vắc xin đầy đủ, kiểm soát chặt chẽ tránh lây nhiễm chéo trong quá trình tiêm chủng; ưu tiên chăm sóc điều trị F0 tại nhà, nâng cao năng lực trạm y tế phường, triển khai các tổ y tế lưu động...
Bất chấp lệnh cấm, nhiều thanh niên tụ tập đá bóng giữa mùa dịch Dù UBND TP Vinh, Nghệ An đã có văn bản yêu cầu dừng hoạt động thể thao để phòng chống dịch COVID-19 nhưng nhiều nhóm thanh niên vẫn tụ tập đá bóng đông người. Tụ tập đá bóng giữa mùa dịch bất chấp lệnh cấm - Video: DOÃN HÒA Phản ảnh đến đường dây nóng Tuổi Trẻ Online , nhiều bạn đọc ở...