Chồng dìu vợ qua khủng hoảng trầm cảm, tặng món quà quý trước khi qua đời
‘Thấy em khỏe mạnh và bình an trở lại, anh mới thở phào nhẹ nhõm, vì nếu em không hạnh phúc thì chỉ có một lý do, đó là anh chưa đủ tốt’.
Vợ chồng chị Nhung và anh Hùng phải vượt qua nhiều trở ngại để đến được với nhau.
Quen nhau 4 năm trước khi kết hôn, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (Hà Nội) và chồng đã trải qua một hành trình đầy gian nan để đến được với nhau. Anh Hùng – chồng chị là người đã từng có gia đình và con riêng. Đến với anh, chị Nhung phải vượt qua cả sự ngăn cản từ phía gia đình mình cho đến sự phản đối từ phía gia đình chồng.
Khi bố mẹ đẻ chị đã nguôi ngoai và dần chấp nhận thì bố mẹ chồng chị vẫn không chấp nhận con dâu. Ngày cưới, bố mẹ 2 bên có tới dự nhưng cũng chỉ như những vị khách khác.
Bao cảm xúc dồn nén khiến chị rơi vào trầm cảm sau khi sinh con trai. Nhớ lại quãng thời gian này, chị vẫn còn cảm thấy rùng mình. ‘Sống trong trầm cảm, đầu óc lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tự tử, mà kinh khủng hơn là tôi muốn ôm con nhảy từ tầng 4 xuống’.
‘Hai con mắt tôi không tài nào mở ra nổi nếu như có ánh sáng mặt trời, đau đớn từ hốc mắt kéo lên toàn bộ nửa đầu trước. Tôi mất ngủ nhưng may là không mất sữa.
‘Tôi béo, rất béo, lên bàn đẻ 71kg mà xuống khỏi bàn đẻ 68kg, trong khi con chỉ có 3,4kg. Tôi cũng không hiểu nổi vì sao tôi lại cứ 67-68kg mãi không xuống được tí nào. Hễ về quê chồng là bị chê cười: Sao béo thế không biết!’.
Khi ấy chồng chị lại thay vợ đáp lời: Không thế thì lấy đâu ra sữa cho con bú, sau này giảm cân sau, không sao hết. Dù chồng cảm thông, nhưng chị vẫn thấy chạnh lòng và rơi vào trầm cảm từ lúc nào không hay.
Chị Nhung trước và sau khi giảm cân sau sinh.
Nhìn con bé bỏng, thấy cảnh nhà người ta có ông bà nội quây quần chăm nom, chị lại tự trách mình, vì mình nên con mới thiệt thòi như vậy. ‘Tôi muốn giải thoát cho mình và con. Luôn nghĩ đến cảnh ôm con nhảy lầu tự sát’.
Nhưng may mắn, chồng chị thấy vợ có biểu hiện khác lạ, anh hỏi han quan tâm và giúp vợ vượt qua giai đoạn căng thẳng nhất.
Video đang HOT
Anh luôn chuẩn bị bữa sáng cho vợ trước khi đi làm từ sớm tinh mơ. Buổi trưa có giúp việc theo giờ đến nấu cơm và dọn dẹp cho chị, bữa tối anh về nhà lại lao vào bếp ngay. Suốt những ngày ở cữ của vợ, anh trở thành đầu bếp chính trong nhà.
‘Tôi đứng lặng người nhìn anh tất bật làm việc nhà. Tôi đã khóc và kể cho anh nghe mọi cảm xúc tôi giấu kín bấy lâu nay. Anh bảo: Không sao rồi, hãy dựa vào vai anh!’.
Cứ thế, anh dịu dàng giúp chị vượt qua những ngày tháng chị bị trầm cảm. Anh ru con ngủ mỗi đêm mặc dù nhiều khi mệt quá anh còn ngủ thiếp đi trước cả con. Anh chăm sóc cả vết cắt tầng sinh môn cho chị, tắm cho con, và kiêm luôn cả chuyên gia tâm lý cho vợ.
Anh gợi ý chị đi tập yoga. Anh dắt chị đi khắp các trung tâm ở Hà Nội để xem chị thích tập ở đâu. 2 ngày lang thang mọi trung tâm, phòng tập, chị chọn được một lớp học cho mình.
Những buổi đầu tiên đi tập về, chị nói với anh: ‘Em đau đến từng tế bào, anh ơi!’. Thế là anh lại xoa bóp cho vợ, nâng niu từng tí một. Hết đau, chị lại thích đi học chuyên sâu hơn, phải xa nhà 40 ngày, anh cũng đồng ý.
Suốt 3 năm chị tập yoga, anh luôn đồng hành, giúp vợ trông con, nấu cơm hoặc chờ vợ về nấu hơi muộn một chút cũng không phàn nàn gì.
Khi thấy sức khỏe và tinh thần của vợ tốt lên, anh cũng cùng tập yoga với vợ. Vợ đi học chuyên sâu 40 ngày ở Đà Lạt, anh ủng hộ nhiệt tình. Khi chị hoàn thành khóa học, anh bay vào đón vợ, xin nghỉ phép cả tuần đưa vợ đi chơi.
Lúc này anh mới bảo chị: ‘Thấy em khỏe mạnh và bình an trở lại, anh mới thở phào nhẹ nhõm, vì nếu em không hạnh phúc thì chỉ có một lý do, đó là anh chưa đủ tốt’.
Anh sẵn sàng lao vào bếp sau khi đi làm về để vợ bớt vất vả.
Tinh thần thoải mái trở lại cộng với việc tập luyện đều đặn, chị trở lại cân nặng như trước, tinh thần vui vẻ lạc quan. Chỉ tiếc là bây giờ chị không thể nói với anh lời cảm ơn được nữa vì anh đã ra đi mãi mãi trong một cơn đột quỵ.
Bây giờ, chị đã trở thành một huấn luyện viên Yoga và chị coi đó là món quà mà anh đã tặng cho chị cả phần đời còn lại.
Nghĩ về quãng thời gian khó khăn nhất, chị nói muốn chia sẻ câu chuyện của mình đến với những người phụ nữ, những bà mẹ, những người chồng, biết đâu có thể giúp được gì cho ai đó. ‘Trầm cảm, nếu chỉ nghe qua tưởng như câu chuyện đùa, nhưng nó có thật và sẽ để lại hậu quả khôn lường nếu như không kịp được người thân thấu hiểu, giúp đỡ’.
‘Tôi thật may mắn vì đã từng có một người chồng đủ tử tế. Xin những người chồng, hãy đủ tử tế với vợ của mình, vì có thể nó sẽ giữ được một sinh mạng’.
Chị Nhung tập Yoga cùng con trai.
Chị bảo, Yoga là món quà sẽ đi theo chị suốt phần đời còn lại.
Chị nói mình thật may mắn khi từng có một người chồng tử tế.
Vợ vô tâm
Nghĩ cho cùng, vợ chồng cần nhau nhất là lúc ốm đau mệt mỏi. Nhìn cách cư xử vô tâm của vợ khi chồng ốm, tôi thấy chạnh lòng.
Sau giờ tan tầm, tôi thấy mệt mỏi, đau âm ỉ trong bụng, tay chân rã rời. Vốn ít đau ốm, tôi chưa bao giờ bị những triệu chứng như thế nên hơi lo lắng. Tôi tự trấn an mình, có lẽ dạ dày đầy hơi chứ không có gì nghiêm trọng.
Tôi chạy xe nhanh về nhà, định theo dõi xem thế nào rồi mới đi khám. Đến nhà, vợ đang nằm cùng con trên tấm thảm trải giữa phòng khách, tay bấm điện thoại. Vừa thấy tôi, vợ bảo: "Tối anh làm chả cá chiên nhé, hấp thêm cho em mấy cái bánh bao không nhân".
Tôi không trả lời, đi vào phòng ngủ, nằm vật ra giường mà thở. Được một lúc, vợ đi vào, chẳng hỏi han gì, nhăn nhó: "Anh không dậy nấu cơm à". Tôi trả lời: "Anh hơi mệt, nghỉ tí đã, lát anh nấu". Tôi nằm mê man, không dậy nổi cũng không ăn uống gì, chỉ nghe loáng thoáng tiếng vợ gọi điện đặt đồ ăn.
Vợ điềm nhiên ôm con nằm ngủ trong khi tôi đau đớn vật vã cả đêm ngay bên cạnh. Ảnh minh hoạ
Đến đêm, tôi bắt đầu đau bụng dữ dội, nôn thốc nôn tháo, lục đục cả đêm không ngủ được. Vợ cau có càm ràm: "Ồn ào thế, ai mà ngủ được" rồi quay mặt vào tường ôm con ngủ tiếp.
Trải qua cảm giác đau vật vã trong đêm, tôi thấy mệt mỏi xen lẫn sợ hãi. Tôi mơ hồ lo sợ, nhớ đến anh đồng nghiệp mới mất cách đây ít lâu cũng phát bệnh chỉ sau một cơn đau bụng.
Anh ấy trạc tuổi tôi, làm cùng nhau gần chục năm, tôi không thấy anh đau ốm gì. Vậy mà, chỉ một lần ốm tưởng ngộ độc thức ăn, anh phát hiện mình bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối và ra đi sau đó vài tháng.
Nhìn vợ ngủ ngon lành, tôi nghĩ miên man nhiều thứ. Vẫn biết vợ ở nhà chăm con cả ngày rất mệt mỏi nhưng sao tôi thấy hụt hẫng lạ thường. Ít ra vợ cũng cần hỏi tôi bị sao chứ, đằng này còn tỏ vẻ bực bội khi tôi không nấu được cơm tối.
Vợ tôi mới sinh con thứ hai được gần sáu tháng, sợ vợ mệt tôi đã gửi con lớn qua nhà ông bà nội chăm giùm. Mọi việc nhà cửa, nấu ăn, đi chợ, tôi đều cáng đáng, vợ không phải đụng tay vào việc gì. Biết phụ nữ sau sinh cần kiêng cữ đủ thứ, tôi không để vợ đụng nước lạnh đủ ba tháng mười ngày.
Nhưng rồi, vợ dần phó mặc cho tôi tất cả mọi việc. Con cứng cáp hơn, sức khoẻ vợ đã hồi phục nhưng vợ không phụ tôi việc gì cả. Nhà cửa bẩn không quét dọn, tôi về muộn cũng không nấu giùm nồi cơm, áo quần giặt xong vẫn nằm nguyên trong máy nếu tôi không phơi.
Lúc khoẻ mạnh, tôi chẳng lăn tăn nghĩ ngợi gì, thức khuya dậy sớm làm hết việc nhà để kịp giờ đi làm, bận đến mấy cũng lo đủ ba bữa ăn đủ chất cho vợ có sữa nuôi con. Đến khi đau ốm thế này, tôi mới thấy chơi vơi trước sự vô tâm của vợ.
Tôi đâu cần vợ làm điều gì to tát, chỉ một lời hỏi han, một cử chỉ quan tâm cũng đủ ấm lòng. Ảnh minh hoạ
Hôm sau, tôi đi khám, bác sĩ siêu âm cho biết ở dạ dày có dấu hiệu không ổn, không rõ vết loét hay khối u, cần nội so để kiểm tra chính xác và sẽ báo kết quả sau. Tôi nghĩ mình cần bình tĩnh, về nhà gắng gượng nấu cơm như bình thường.
Trong bữa ăn, chẳng thấy vợ hỏi han gì. Cô ấy điềm nhiên múc một bát cơm nóng cho mình, đẩy bát cơm nguội về phía tôi. Bình thường vẫn vậy, tôi luôn là người ăn những thức ăn thừa từ bữa trước.
Nhưng tôi đang mệt, bụng khó chịu, nhìn bát cơm nguội tôi không thể nào nuốt được. Vợ vẫn vô tư ăn, không hề để ý đến vẻ mặt của chồng. Bữa đó, tôi không ăn mà lên đi vào phòng nghỉ sớm.
Cũng may, kết quả khám bệnh, tôi chỉ bị viêm dạ dày cấp, cần uống thuốc điều trị một thời gian. Tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng nỗi buồn vì cách cư xử của vợ cứ nặng trĩu trong lòng.
Lỡ như tôi bị bệnh nặng thì không biết lúc ấy vợ sẽ như thế nào. Tôi đâu cần vợ làm điều gì to tát, chỉ một lời hỏi han, một cử chỉ quan tâm cũng đủ ấm lòng. Có phải tôi đã lo lắng quá nhiều cho vợ nên đã làm cô ấy trở nên vô tâm.
Chuyến du lịch không thể quên 20 năm trước Tôi muốn kể câu chuyện của mình, chuyện của cô sinh viên năm nhất cách đây gần 20 năm. Mùa hè năm ấy, tôi hớn hở về lại quê nhà ở miền Tây để cùng mẹ và em trai có chuyến du lịch Đà Lạt. Ba mẹ con đi cùng với các thầy cô giáo ở trường mẹ đang giảng dạy. Tôi vui...