Chống dịch như chống giặc nhưng cứu kinh tế phải hơn cứu hỏa

Theo dõi VGT trên

Khôi phục những gì đã mất do khủng hoảng kinh tế gây ra cần thống nhất trên quan điểm chỉ khôi phục những điều tốt đẹp, những giá trị đã được chứng minh để đất nước phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Đại dịch Covid-19 là đòn chí mạng gián xuống đầu cả nhân loại. Tính cho đến nay, đại dịch Covid-19 đã làm khuynh đảo cuộc sống bình thường của hơn số dân trên thế giới.

Kinh tế toàn cầu có nhiều khả năng rơi vào khủng hoảng trầm trọng do đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, rất khó lường, tác động cực kỳ xấu đến mọi hoạt động của cả loài người. Đại dịch Covid-19 đã bồi thêm các cú đấm vào nền kinh tế vốn đã bị tổn thương do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, mà thực chất là cuộc chiến giành ngôi vương.

Các quốc gia trên toàn cầu, trong đó có cả nước ta, song song với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp “chống dịch như chống giặc”, đang gồng mình “cứu kinh tế”. Người viết quan niệm: chống dịch là cứu mạng sống con người, còn cứu kinh tế là cứu cuộc sống con người. Hơn thế nữa không cứu được cuộc sống thì cũng khó lòng cứu được mạng sống. Sớm, muộn dịch Covid-19 rồi sẽ qua đi, nhưng cuộc sống con người vẫn tồn tại mãi mãi.

Với quan niệm như vậy, Việt Nam chúng ta cần phải xem “cứu kinh tế như cứu hỏa”, thậm chí phải “hơn cứu hỏa”. Giành lại “cuộc sống” không kém cam go, khốc liệt so với giành lại “mạng sống”.

Do giới hạn của bài viết, tác giả chỉ xin dừng lại vài điều về giải cứu kinh tế mang tính thời sự. Còn những vấn đề dài hơi hơn một chút, xin phép gác lại sau.

Việt Nam chưa bao giờ tăng trưởng âm kể cả trong giai đoạn cùng quẫn

Trước hết, để tránh hiểu nhầm, xin nhắc lại điều sau đây: Những nước có quy mô lớn thường lấy tiêu chí: “kinh tế suy thoái”, tức tiêu chí kinh tế tăng trưởng ÂM để chỉ mức độ khó khăn, mức độ khủng hoảng kinh tế. Để chỉ mức độ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người ta cũng dùng tiêu chí này. Còn nước ta, do quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nên kể cả khi nền khó khăn nhất, kiệt quệ nhất, khủng hoảng nặng nề nhất cũng chưa bao giờ biểu hiện ra bên ngoài bằng con số kinh tế tăng trưởng âm.

Chẳng hạn, nước ta đã từng rơi vào khủng hoảng kinh tế- xã hội nặng nề trong hơn 10 năm, từ cuối những năm 70 cho đến năm cuối cùng của những năm 80, vậy mà chưa năm nào kinh tế nước ta tăng trưởng âm cả. Xin xem con số cụ thể ở chú thích (*). Những năm đó đa số người dân mơ có một bửa cơm no, mơ có một bữa cơm có thịt, mơ có đủ vải để may một bộ áo quần trong một năm.

Người dân thành phố thì chỉ được phân phối theo tem, phiếu trong khi Nhà nước cũng kiệt quệ đến mức không có ngoại tệ để mua lương thực, buộc phải thương lượng với những nước bạn bè Ấn Độ, Indonesia để vay lúa mì hoặc bo bo về cung cấp cho dân ăn.

Vậy mà, xin nhắc lại, kinh tế chưa năm nào tăng trưởng âm cả Chẳng hạn, năm 1986 là một trong chuỗi hơn 10 năm nước ta rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng, lạm phát gần 800%/năm… GDP năm 1986 vẫn tăng 2,8%/năm.

Kể lại kinh nghiệm tăng trưởng trên, tôi cho rằng không chỉ dùng thước đo GDP “DƯƠNG” hay “ÂM” để đánh giá thực trạng nền kinh tế như các nước phát triển, mà phải dùng nhiều tiêu chí khác nữa.

Khi dùng tiêu chí GDP thì không nên chỉ dùng số lượng, mà quan trọng hơn là chất lượng tăng trưởng để đánh giá thực trạng kinh tế. Cần thận trọng khi dùng tiêu chí tăng trưởng kinh tế GDP trong so sánh với các nước, kể cả các nước trong khu vực.

Video đang HOT

Chống dịch như chống giặc nhưng cứu kinh tế phải hơn cứu hỏa - Hình 1
“Phục hồi” là giai đoạn tất yếu giữa giai đoạn khủng hoảng, suy thoái kinh tế với giai đoạn phát triển tiếp theo. Ảnh: Lê Anh Dũng

Kinh tế nước ta đang rơi vào giai đoạn vô cùng khó khăn

Bước vào năm 2020, kinh tế nước ta đã có một quý đầu năm tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm gần đây (tăng 3,82% so cùng kỳ). Thực ra, từ 2005 đến nay chỉ có 2 năm GDP quý I tăng so cùng kỳ dưới 4%. Đó là năm 2009 – năm khó khăn nhất do khủng hoảng tài chính khu vực gây ra và đó là năm cuối cùng trước khi bước vào giai đoạn phục hồi. Và năm nay, do khủng hoảng kép, nhất là do đại dịch Covid-19 gây ra. Và đây lại là năm đầu của thời kỳ khủng hoảng, tình hình xấu hơn đang còn ở phía trước.

Tăng trưởng kinh tế quý II sẽ còn giảm sút sâu hơn nữa là điều chắc chắn. Vấn đề chỉ còn là giảm sâu đến mức độ nào, có rơi vào suy thoái theo quan niệm của các nước không, kéo dài trong bao lâu mà thôi. Vài tuần qua, nhiều tổ chức trong và ngoài nước đã có tiến hành nghiêm cứu sơ bộ và bước đầu đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của ta trong vài quý tới và cả năm 2020. Số liệu cụ thể đã được công bố rộng rãi, xin phép không nhắc lại.

Người viết cho rằng nguyên nhân tăng trưởng kinh tế nước ta quý II sẽ còn giảm sút rất sâu có nhiều, người viết xin dừng lại ở hai nhóm chính:

Một, rất trực tiếp trước mắt, do quyết định thực hiện “ cách ly xã hội” 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4 và có thể phải kéo dài thêm, với hàng loạt biện pháp mạnh hơn về ngừng nhiều hoạt động sản xuất – kinh doanh chưa thật sự cấp bách. Và tới đây, không loại trừ việc buộc phải gia hạn thời gian “cách ly xã hội” và áp dụng thêm nhiều biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn dịch bệnh lây lan nhanh và trên diện rộng hơn, vì Việt Nam chưa thể coi là đã khống chế và kiểm soát được Covid-19.

Địa phương này, địa phương kia còn nhân danh chống dịch, thực hiện “vượt quá giới hạn” quy định của Thủ tướng Chính phủ đến mức “ngăn sông, cấm chợ” là hành vi này đáng phải bị lên án bởi chính nó làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh vốn đã rất khó khăn càng thêm khó khăn, bế tắc, càng đẩy thêm vô số người lao động phải ra đứng đường.

Hai, nền kinh tế nước ta có độ mở thuộc nhóm hàng đầu thế giới; nền công nghiệp, động lực tăng trưởng kinh tế mấy năm qua, đang ở trong tình trạng gia công cho nước ngoài. Do đó kinh tế nước ta khó thoát khỏi các tác động xấu, thậm chí rất xấu từ suy thoái của kinh tế thế giới. Đặc biệt, hiện gần như tất cả các đối tác quan trọng với Việt Nam đang buộc phải đình chỉ nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây tắc nghẽn việc cung cấp đầu vào và cả đầu ra đối với nhiều ngành công nghiệp then chốt của nước ta.

Nền kinh tế vẫn còn tiếp tục khó khăn ngay cả trong giai đoạn phục hồi. Phần lớn các nhà nghiêm cứu dự báo đại dịch covid-19 sẽ chấm dứt vào cuối quý II năm 2020. Giả sử, dự báo này là chính xác thì nền kinh tế vẫn cần thời gian để từng bước phục hồi. Trong giai đoạn phục hồi này, lĩnh vực sản xuất kinh doanh vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Vài kiến nghị nhỏ: chỉ khôi phục những điều tốt đẹp

Theo người viết, “khôi phục” những gì đã mất do khủng hoảng kinh tế gây ra cần thống nhất trên quan điểm là khôi phục những điều tốt đẹp, những điều kiện tiền đề để đất nước phát triển trong giai đoạn tiếp theo chứ không phải khôi phục những cái cũ, cái lạc hậu.

(i) Thời gian đầu của giai đoạn phục hồi, chắc chắn nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh vẫn còn cần sự hỗ trợ để tồn tại. Vì vậy, không ít đơn vị của phía tài trợ (Nhà nước, các Quỹ, các ngân hàng…) còn cần thực hiện nghĩa vụ này. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hình như mới phản ảnh một chiều rằng phía tài trợ có lòng tốt, chung tay cứu doanh nghiệp (phía nhận tài trợ). Điều đó chỉ đúng một nửa, mà quên rằng “cứu bạn cũng chính là cứu mình”, bởi một doanh nghiệp phá sản luôn đưa lại cho các Quỹ, cho Ngân hàng không ít khó khăn, thậm chí có nhà tài trợ còn chết theo.

(ii) Chính phủ cần gấp rút chuẩn bị để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới về điều chỉnh Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và phân bổ ngân sách 2020, theo hướng:

Không nhất thiết phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP, chủ yếu vì chưa đủ căn cứ;

Giành ưu tiên số 1 của các nguồn lực có thể huy động được cho việc đầu tư phục hồi kinh tế-xã hội;

Xem việc bảo đảm cân đối vĩ mô là điều kiện cần cho cả giai đoạn phục hồi, lẫn giai đoạn phát triển sắp tới.

(iii) Rút kinh nghiệm tốt từ trong chỉ đạo chống đại dịch Covid-19, điều chỉnh càng sớm càng tốt cung cách điều hành của bộ máy công quyền để giảm được từng nào hay từng đó các con “virus trì trệ”.

Hải Lộc

55% DN Đức tại Việt Nam đối mặt với tình trạng hủy đơn hàng, một nửa trong số đó phải hoãn vô thời hạn các dự định đầu tư mới do Covid-19

Cuộc khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 đã gây ra nhiều hệ lụy đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. 55% doanh nghiệp Đức phải đối mặt với các đơn hàng bị hủy và 50% trong số họ buộc phải hoãn vô thời hạn các dự định đầu tư mới của mình do sự leo thang của dịch bệnh, khảo sát AHK World Business Outlook 2020 mới đây cho biết.

55% DN Đức tại Việt Nam đối mặt với tình trạng hủy đơn hàng, một nửa trong số đó phải hoãn vô thời hạn các dự định đầu tư mới do Covid-19 - Hình 1

Khảo sát AHK World Business Outlook 2020 được thực hiện mới đây nhằm đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức và những tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trên toàn cầu và tại Việt Nam

Theo khảo sát, các doanh nghiệp Đức bày tỏ sự quan ngại về những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới tình hình sản xuất và kinh doanh của họ tại Việt Nam nhưng vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế trong trung hạn của Việt Nam. Các chỉ số tại Việt Nam đều cao hơn hẳn mức trung bình của các chỉ số này tại Đông Nam Á.

Cụ thể, 43% doanh nghiệp Đức cảm nhận được những ảnh hưởng mà dịch bệnh mang lại cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mặc dù Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng và các thế mạnh hiện tại.

Cứ 5 doanh nghiệp được hỏi thì có 1 doanh nghiệp khẳng định sự tin tưởng rằng Việt Nam sẽ vực dậy được nền kinh tế và tiếp tục đà phát triển của mình trong trung hạn. Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các gói cứu trợ để giải cứu doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh này. Khi việc thực hiện các gói cứu trợ được tiến hành quyết liệt, nhanh chóng và ngay lập tức, doanh nghiệp kỳ vọng nền kinh tế sẽ nhờ vậy mà nhanh chóng phục hồi và tiếp tục tăng trưởng.

Về thực trạng hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp cảm nhận được những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới doanh nghiệp mình. Các sự kiện quan trọng đều phải hủy bỏ, các hoạt động du lịch đều tạm hoãn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các ngành dịch vụ, đặc biệt trong logistics, thương mại, nhà hàng, khách sạn.

Các cửa hàng đóng cửa, các khu phố không một bóng người, trường học và nhà trẻ không hoạt động, người lao động thì buộc phải nghỉ phép để ở nhà phòng dịch, các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thị trường đóng băng còn các bệnh viện thì luôn trong tình trạng quá tải. Tất cả đang đè nặng lên nền kinh tế và doanh nghiệp.

14% doanh nghiệp Đức dự tính kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2020 sẽ kém hơn năm ngoái. 59% trong số đó nhận định tình hình khả quan hơn, nhưng cũng chỉ đủ đạt mức chuẩn của 2019.

Chỉ có 27% doanh nghiệp Đức lạc quan với sự phát triển kinh doanh của năm 2020 so với 2019 (chỉ số này đạt mức 77% vào năm 2019).

So sánh với các chỉ số trung bình được đánh giá bởi các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đức tại Đông Nam Á, các chỉ số của Việt Nam đều cao hơn và cho thấy sự lạc quan của doanh nghiệp Đức vào tình hình phát triển của chính doanh nghiệp mình tại Việt Nam.

55% DN Đức tại Việt Nam đối mặt với tình trạng hủy đơn hàng, một nửa trong số đó phải hoãn vô thời hạn các dự định đầu tư mới do Covid-19 - Hình 2

Trong năm nay, hầu hết các doanh nghiệp đều hạ thấp đáng kể mục tiêu tài chính của mình. Theo như kết quả khảo sát, 82% doanh nghiệp Đức đều đồng loạt hạ thấp mức doanh thu do ảnh hưởng bởi COVID-19. 9% xác nhận doanh thu của họ sẽ giảm sâu hơn 50% và hơn 63% nhận định sự sụt giảm doanh thu sẽ nằm ở mức từ 10 - 50%.

Theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đều cảm nhận và trải nghiệm những ảnh hưởng của dịch bệnh tới doanh nghiệp mình, ở các mức độ khác nhau và các góc độ khác nhau. 86% doanh nghiệp cho rằng việc tạm dừng xuất nhập cảnh, hạn chế đi lại ảnh hưởng lớn đển tình hình kinh doanh của họ. 59% người tham gia khảo sát cho rằng dịch bệnh đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng của họ. 55% doanh nghiệp Đức phải đối mặt với các đơn hàng bị hủy và 50% trong số họ buộc phải hoãn vô thời hạn các dự định đầu tư mới của mình do sự leo thang của dịch bệnh.

Trong trung hạn: 72 % doanh nghiệp Đức vẫn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và 27% trong số họ sẽ tiếp tục tuyển dụng.

55% DN Đức tại Việt Nam đối mặt với tình trạng hủy đơn hàng, một nửa trong số đó phải hoãn vô thời hạn các dự định đầu tư mới do Covid-19 - Hình 3

Các doanh nghiệp Đức được hỏi cho rằng nhu cầu thị trường và chính sách kinh tế là những yếu tố thách thức chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp Đức trong vòng 12 tháng tới.

Theo kết quả của cuộc khảo sát, 68% doanh nghiệp cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ làm giảm mạnh nhu cầu của thị trường, qua đó gây thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp của họ tại Việt Nam. 59% doanh nghiệp Đức nhận định chính sách kinh tế tại Việt Nam sẽ là một thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp họ trong vòng 12 tháng tới. Những yếu tố khác như tài chính, hạ tầng cơ sở và thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao cũng là những yếu tố gây lo ngại cho tình hình doanh nghiệp Đức trong trung hạn tại Việt Nam.

Năm 2019 được đánh giá là một năm thành công trong quan hệ thương mại và đầu tư Đức - Việt Nam. Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 14 tỷ EUR năm 2019, Việt Nam trở thành đối tác quan trọng nhất nhì trong khối các nước Đông Nam Á của Đức và cũng là quốc gia thu hút được sự quan tâm cao của các nhà đầu tư Đức, với hơn 350 dự án FDI tại Việt Nam.

AHK World Business Outlook (AHK WBO) - Khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức toàn cầu được Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) thực hiện hàng năm với sự tham dự của các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đức tại nước ngoài. Năm 2020, khảo sát được tiến hành trực tuyến trên phạm vi toàn cầu và khoảng thời gian từ 24/03 - 02/04/2020.

Bình An

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?
17:15:30 06/02/2025
Thi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng ThápThi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng Tháp
22:01:57 06/02/2025
Nghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nướcNghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nước
17:00:36 06/02/2025
Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"
20:44:01 06/02/2025
Tài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phàoTài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phào
17:21:24 06/02/2025
NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"
19:54:11 06/02/2025
Cô gái được Vũ Cát Tường cầu hôn sau nhiều năm hẹn hò bí mật là ai?Cô gái được Vũ Cát Tường cầu hôn sau nhiều năm hẹn hò bí mật là ai?
21:22:45 06/02/2025
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửaXôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa
20:26:06 06/02/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành: "Tôi tự tin mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam"

Trấn Thành: "Tôi tự tin mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam"

Hậu trường phim

23:00:44 06/02/2025
Tại sao tôi không có quyền tin rằng, mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam? Tôi muốn làm điều đó , Trấn Thành bày tỏ.
Những cảnh giường chiếu gây sốc nhất trong phim Hàn

Những cảnh giường chiếu gây sốc nhất trong phim Hàn

Phim châu á

22:45:39 06/02/2025
Phim truyền hình Hàn Quốc ngày càng trở nên táo bạo hơn với những cảnh nóng khiến nhiều khán giả phải đỏ mặt khi xem.
Chồng Từ Hy Viên chính thức "tuyên chiến" với chồng cũ nữ diễn viên, nói 1 câu về khối tài sản khiến dân mạng dậy sóng!

Chồng Từ Hy Viên chính thức "tuyên chiến" với chồng cũ nữ diễn viên, nói 1 câu về khối tài sản khiến dân mạng dậy sóng!

Sao châu á

22:31:57 06/02/2025
DJ Koo Jun Yup đã chính thức lên tiếng về quyền thừa kế gia sản cũng như thông báo về tương lai của 2 con Từ Hy Viên sau khi vợ đột ngột qua đời.
Người đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật này

Người đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật này

Lạ vui

22:24:48 06/02/2025
Trong một diễn biến ấm lòng và đầy bất ngờ, những gì tưởng chừng là một cuộc giải cứu mèo con đã trở thành câu chuyện đầy thú vị.
Chàng trai Hải Dương cao 1,88m thi Nam vương Du lịch Thế giới

Chàng trai Hải Dương cao 1,88m thi Nam vương Du lịch Thế giới

Sao việt

22:20:57 06/02/2025
Hưng Nguyễn cho biết anh đang tích cực rèn luyện hình thể, học tiếng Anh để sẵn sàng chinh chiến tại cuộc thi Nam vương Du lịch Thế giới 2025.
Vợ Ryan Reynolds lại bị kiện, đòi bồi thường 7 triệu USD

Vợ Ryan Reynolds lại bị kiện, đòi bồi thường 7 triệu USD

Sao âu mỹ

22:06:38 06/02/2025
Vụ việc diễn ra sau khi vợ tài tử Ryan Reynolds cáo buộc bạn diễn Justin Baldoni quấy rối tình dục và bị anh này kiện ngược, đòi bồi thường 400 triệu USD.
Thầy giáo gặp cảnh 'con anh, con em' với vợ kém tuổi khiến Hồng Vân xót xa

Thầy giáo gặp cảnh 'con anh, con em' với vợ kém tuổi khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:04:02 06/02/2025
Hành trình hôn nhân của cặp đôi Minh Phúc - Kim Huyên với những nỗi khổ liên quan đến chuyện con anh con em được chia sẻ trong Mảnh ghép hoàn hảo khiến NSND Hồng Vân xót xa.
Hà Nội: Thiếu niên bị đâm nhập viện tại lễ hội chùa Đậu

Hà Nội: Thiếu niên bị đâm nhập viện tại lễ hội chùa Đậu

Pháp luật

22:03:56 06/02/2025
Hai thanh thiếu niên có mâu thuẫn từ trước, sau đó gặp nhau tại lễ hội chùa Đậu (huyện Thường Tín, Hà Nội) và xảy ra ẩu đả khiến một người bị đâm bằng dao phải nhập viện.
Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng

Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng

Tin nổi bật

22:02:22 06/02/2025
Một số học sinh tại THPT ở Đồng Nai vừa bị phát hiện có hành vi cho vay nặng lãi, với lãi suất cao gấp 12-28 lần so với quy định pháp luật.
Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?

Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?

Thế giới

21:54:56 06/02/2025
Ông Trump được cho là đã suy nghĩ về kế hoạch tiếp quản và tái thiết Gaza, song tuyên bố mới đây không khỏi khiến công chúng gây sốc.
NSND Lan Hương Nam tiến, đóng vai bà mẹ hà khắc

NSND Lan Hương Nam tiến, đóng vai bà mẹ hà khắc

Phim việt

21:37:49 06/02/2025
NSND Lan Hương - mẹ chồng quốc dân của màn ảnh Việt - Nam tiến đảm nhận vai chính với hình tượng bà mẹ bảo thủ, thích can thiệp vào đời tư của các con.