Chống dịch nCoV: Đừng than “có cần thiết phải như vậy không”?
Nếu ai đó than phiền hay chỉ trích, cũng chỉ là những tiếng nói lạc lõng, không đại diện cho số đông.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, khởi điểm từ Trung Quốc và đang lây lan ra nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi ngày qua đi, lại có thêm những ca nhiễm mới và những ca tử vong mới. Là địa phương có 7 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Việt Nam không có cách nào khác là phải kiên quyết chống dịch, hạn chế thấp nhất tình trạng lây lan trong cộng đồng với mục tiêu: tính mạng con người là tối thượng.
Phun hóa chất khử khuẩn môi trường tại huyện Lập Thạch- Vĩnh Phúc, nơi có 9 ca nhiễm nCoV. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Chắc chắn có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp, cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn, cha mẹ lo lắng về tình hình học tập của con cái, bà nội trợ than phiền vì giá cả thực phẩm, rau xanh tăng hơn so với trước tết … Trong bối cảnh đó, đã có những ý kiến cho rằng, “có nhất thiết phải sử dụng các biện pháp mạnh” như vậy không. Trong bối cảnh đó, đã có hiện tượng lơ là, chủ quan ở cấp cơ sở, có trường hợp giám đốc bệnh viện bị điều chuyển vì không quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh…
Khi chúng ta chưa có vacxin phòng bệnh, chưa có thuốc chữa bệnh, chưa hiểu hết đặc điểm của bệnh thì phải ra sức phòng ngừa. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là cách ly. Chúng ta buộc phải mạnh mạnh tay từ đầu để phòng hậu hoạ. Không thể chủ quan, lơ là để dịch bệnh diễn biến xấu, lây lan nhanh trong cộng đồng. Khi đó thì trở tay không kịp.
17 năm trước (năm 2003), Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới WHO ghi nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch SARS, kết thúc 45 ngày kinh hoàng dập dịch. Kinh nghiệm quan trọng nhất vẫn là cách ly. Kinh nghiệm đó đã và đang được áp dụng trong cuộc chiến chống virus corona hiện nay. Tại thời điểm này, như ngành y tế đánh giá, đó là “giai đoạn vàng” để giám sát được bệnh và cần sự chung tay rất lớn của cả cộng đồng.
Video đang HOT
17 năm trước, dịch SARS cũng khởi phát ở Trung Quốc nhưng thời điểm đó, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn không lớn như bây giờ. Là quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc với hàng chục cặp cửa khẩu, hàng trăm đường mòn, lối mở, chúng ta kiểm soát chặt là hết sức cần thiết. Hơn thế, một số ca dương tính với virus corona nhưng không có biểu hiện ho, sốt, khó thở nên việc ngăn chặn dịch âm thầm lây lan là cực kỳ quan trọng.
Không phải ngẫu nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều tổ chức khác đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong phòng chống dịch nCoV, với sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị. Trả lời phỏng vấn báo chí, đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận Việt Nam đã ứng phó với việc bùng phát dịch này rất tốt. Việt Nam đã kích hoạt hệ thống ứng phó từ ngay giai đoạn đầu của dịch, trong đó có tăng cường giám sát và đảm bảo là các cơ sở y tế có áp dụng các biện pháp về phòng, chống lây nhiễm và quản lý ca bệnh. Việt Nam cũng đã tăng cường hệ thống xét nghiệm, bên cạnh việc hợp tác và chia sẻ thông tin đa ngành.
Quyết liệt phòng chống dịch không đồng nghĩa với việc làm mọi thứ trở nên đình trệ. Đẩy mạnh phòng chống dịch, giám sát và cách ly các đối tượng có nguy cơ cao cũng là cách để người dân yên tâm lao động, sản xuất. Khi đi thị sát công tác phòng chống dịch dịp cuối tuần qua tại Thừa Thiên- Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh: “Không vì lý do dịch bệnh mà chúng ta thoái chí, bàn lui mà càng cần quyết tâm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực dịch vụ du lịch, lĩnh vực rất nhạy cảm, chịu ảnh hưởng dịch bệnh”. Ngay trong những ngày đầu năm mới, người đứng đầu Chính phủ mong muốn “phong trào sản xuất kinh doanh, làm việc phải tốt hơn, hăng hái hơn, mạnh mẽ hơn ở các địa phương, các cấp, các ngành”.
Hơn ai hết, vào thời điểm này, chúng ta hãy tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, sát cánh cùng Chính phủ để nhanh chóng dập dịch, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Nếu ai đó than phiền hay chỉ trích, cũng chỉ là những tiếng nói lạc lõng, không đại diện cho số đông ./.
Theo VOV
Số người chết vì nCoV vẫn tăng khi dân Trung Quốc quay lại làm việc
Tính đến hôm qua, số người chết vì virus corona mới (nCoV) ở Trung Quốc đại lục tăng lên 811 người, vượt qua số người chết vì đại dịch SARS năm 2002-2003. Con số này làm gia tăng lo ngại khi người dân Trung Quốc chuẩn bị quay lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết kéo dài.
Nhân viên y tế khử trùng xe cứu thương chở bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán. Ảnh: Xinhua
Số người chết vì nCoV trong ngày 8/2 lại lập mức kỷ lục mới, với 89 trường hợp, nâng tổng số tử vong ở Trung Quốc lên 811, và 813 trên toàn cầu, vượt qua con số 774 người chết trong đại dịch SARS được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận.
"Hơn 20.000 bác sĩ và y tá trên khắp cả nước đã được điều đến Vũ Hán, nhưng tại sao con số tử vong vẫn tăng?" một người Trung Quốc nêu vấn đề.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, hầu hết số người chết và nhiễm mới vẫn ở tỉnh Hồ Bắc, với 81 người chết và 2.147 người mắc bệnh tính đến ngày 8/2, nâng tổng số người chết và nhiễm nCoV ở tỉnh này lên tương ứng là 780 và 27.100.
Tiếp tục lan ở nhiều nước
Dịch bệnh lần này đã lan sang 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ít nhất thêm 8 bệnh nhân ở Hong Kong được xác định dương tính với nCoV trong ngày 9/2, báo SCMP dẫn các nguồn tin từ bệnh viện cho biết. Nếu được xác nhận, tổng số người mắc bệnh mới ở thành phố này tăng lên 35. Các trường hợp mới đến từ một gia đình nam bệnh nhân trẻ tuổi được xác định dương tính với nCoV hôm 8/2. Một trong những người được xác định mắc bệnh này hôm 9/2 là bà của bệnh nhân đó. Nam bệnh nhân được cho là đã nhiễm bệnh sau khi ăn lẩu cùng khoảng 20 người bà con Hong Kong và từ Trung Quốc đại lục.
Những bệnh nhân mới nhất ngoài Trung Quốc là 5 người Anh cùng ở trong một căn nhà gỗ ở ngôi làng trượt tuyết Haute-Savoie thuộc dãy núi Alps, giới chức Pháp cho biết. Năm người, trong đó có 1 đứa trẻ, ở cùng nhà với một người đàn ông Anh được cho là đã nhiễm virus ở Singapore.
Pháp vừa đưa ra khuyến cáo du lịch mới với công dân, rằng họ không nên đến Trung Quốc trừ khi có việc bắt buộc. Italia yêu cầu những trẻ em gần đây đến Trung Quốc không được đi học trong 2 tuần. Còn tại Nhật Bản, có 64 người trên du thuyền bị cách ly đã được xác định dương tính với nCoV. Singapore ghi nhận 40 trường hợp, trở thành nước bị nCoV tấn công mạnh nhất ngoài Trung Quốc.
Đơn vị tổ chức triển lãm hàng không quốc tế Airshow 2020 (diễn ra trong tuần này tại Singapore nói rằng, so với triển lãm gần nhất, năm 2018) số người tham dự giảm một nửa. Lầu Năm Góc giảm một nửa thành viên đoàn, còn hai hãng Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon cho biết sẽ không tham gia.
Chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc
WHO cho biết họ nhận được phản hồi từ Trung Quốc hôm 8/2 về việc cử nhóm quốc tế do chuyên gia của WHO dẫn đầu đến nước này.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng, trưởng nhóm sẽ lên đường trong hôm nay hoặc ngày mai, các thành viên còn lại sẽ đi sau. Khi được hỏi rằng nhóm có bao gồm chuyên gia từ Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Mỹ, ông nói: "Chúng tôi cũng hy vọng như vậy". Tổng Giám đốc WHO không cho biết tên của trưởng đoàn hay bất kỳ thông tin nào thêm, chỉ cho biết WHO "sẽ công khai mọi thứ ngay sau khi sẵn sàng".
Trong khi đó, các nhà khoa học ở Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London dùng phương pháp nghiên cứu mô hình hoá để dự đoán số lượng người bị nhiễm nCoV ở một thành phố đông dân như Vũ Hán, nơi virus xuất hiện từ cuối năm ngoái và chính quyền áp lệnh phong toả từ ngày 23/1 để hạn chế đi lại của 11 triệu dân.
Kết quả cho thấy cứ 20 người ở Vũ Hán thì có 1 người nhiễm nCoV, và đỉnh điểm của đại dịch vẫn chưa tới mà phải chờ đến giữa hoặc cuối tháng 2, PGS Adam Kucharski, thành viên nhóm nghiên cứu, nói với Bloomberg.
Ông Joseph Eisenberg, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế cộng đồng tại ĐH Michigan, Mỹ, cho rằng vẫn quá sớm để khẳng định dịch nCoV đã lên đỉnh điểm. "Ngay cả khi con số trường hợp được xác nhận có thể đã lên đỉnh, chúng ta vẫn không biết điều xảy ra với những trường hợp không được báo cáo, đặc biệt ở các khu vực nông thôn", Reuters dẫn lời ông Eisenberg.
Theo Tiền phong
Người Nhật đầu tiên chết nghi do virus corona Bộ Ngoại giao Nhật Bản cách đây ít phút xác nhận một công dân nước này nhập viện để điều trị viêm phổi ở bệnh viện Vũ Hán, Trung Quốc đã thiệt mạng. Người đàn ông trong độ tuổi 60 bị nghi nhiễm virus corona. Khi nhập viện tại Vũ Hán điều trị ông này được chấn đoán mắc viêm phổi, nhưng do...