Chống dịch COVID-19: Lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái”
“Chia lửa” với địa phương đang có dịch, chúng ta xúc động về hình ảnh chiến sĩ cảnh sát giao thông đứng nghiêm chào đoàn cán bộ, y bác sĩ từ Quảng Ninh về Bắc Giang hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19.
Những “đoàn quân” từ Hà Nội, Yên Bái, Hải Dương, từ các bệnh viện Trung ương… lên đường “chi viện” cho vùng dịch Bắc Ninh, Bắc Giang. Tất cả đang lan tỏa tinh thần “ tương thân tương ái” hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chung tay cùng Chính phủ bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Đoàn thầy thuốc tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí cùng trang thiết bị hiện đại đã lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang. Ảnh Báo Nhân dân
Kỳ 1: Chung tay cùng Chính phủ nỗ lực chống dịch, bảo vệ nhân dân
Cuối tháng 4/2021, Việt Nam ghi nhận đợt dịch COVID-19 thứ 4 sau hơn 1 tháng không ghi nhận các ca nhiễm trong cộng đồng.
Tại cuộc họp khẩn về công tác phòng, chống dịch COVID-19 vào sáng sớm ngày 30/4, Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra lời kêu gọi toàn dân, toàn quân chung tay cùng Chính phủ phòng, chống dịch COVID-19.
Người đứng đầu Chính phủ kêu gọi toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước, nỗ lực cao nhất, gác lại việc chưa cần thiết, ngay lập tức thưc hiên các quy định của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia, các câp chính quyên, các cơ quan chưc năng trong phòng, chống dịch vì sưc khỏe của môi cá nhân, vì sưc khỏe của công đông, vì lơi ích quôc gia, dân tôc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đánh giá cao, cảm ơn các lưc lương trên tuyên đâu chông dịch đã hy sinh vì sự bình yên của nhân dân – đây thưc sư là lưc lương nòng côt, linh hoạt, sáng tạo trong phòng, chống dịch
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương đã cử đoàn công tác gồm các bác sỹ, nhân viên y tế chi viện cho tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Những chiến sỹ, bác sỹ, nhân viên y tế, kỹ thuật viên… thuộc các đơn vị bệnh viện, công an, quốc phòng lên đường với tinh thần quyết tâm giúp các tỉnh có dịch thần tốc truy vết, khoanh vùng, dập dịch.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Bắc Giang và Bắc Ninh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký Quyết định số 2454/QĐ-BYT thành lập bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại 2 tỉnh. Bộ phận thường trực đặc biệt do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm Tổng chỉ huy.
Video đang HOT
Như một mạch nguồn dân tộc, tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” đã được khơi dậy mạnh mẽ.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh tiễn đoàn công tác của TP. Hà Nội “chia lửa” với tỉnh Bắc Giang. Ảnh VGP
Chỉ sau hơn 20 ngày ghi nhận đợt dịch COVID-19 thứ 4, đến sáng nay (20/5), Việt Nam ghi nhận trên 1.678 ca nhiễm trong cộng đồng tại 29 tỉnh, thành trong cả nước. Riêng tại tỉnh Bắc Giang 618 ca bệnh, Bắc Ninh 361 ca bệnh.
Thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ, ngành y tế các địa phương đã hướng về các tỉnh có dịch với những hành động thiết thực.
Tại Quảng Ninh, “hơn lúc nào hết chúng ta càng phải đoàn kết” là chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký trong lễ xuất quân sáng 15/5 khi tỉnh cử Đoàn thầy thuốc tình nguyện gồm 200 y, bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển Uông Bí cùng trang thiết bị hiện đại đã lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong công tác xét nghiệm.
Chiều ngày 16/5, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã tiễn đội “đặc nhiệm” gồm các cán bộ, nhân viên y tế hỗ trợ Bắc Giang xét nghiệm trên 10.000 mẫu, điều tra truy vết khoanh vùng dập dịch toàn bộ khu công nghiệp Vân Trung; hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại khu công nghiệp này.
Trưa ngày 17/5, tỉnh Yên Bái đã tổ chức chia tay đoàn công tác gồm 15 y, bác sĩ, nhân viên ngành y tế tỉnh Yên Bái hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong công tác truy vết, xét nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19…
Tại Hải Dương, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã nhanh chóng chỉ đạo tổ chức thành lập các đoàn cán bộ giảng viên, sinh viên để hỗ trợ các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang phòng chống dịch. Trường đã tổ chức lễ ra quân hỗ trợ tỉnh Bắc Giang gồm 3 giảng viên và 212 sinh viên các lớp xét nghiệm, điều đưỡng và y khoa. Đoàn hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh gồm 2 giảng viên và 50 sinh viên lớp xét nghiệm.
Bên cạnh đó, với tinh thần “BV 108 đồng hành cùng Bắc Ninh vượt qua đại dịch COVID-19″, ngày 17/5, đoàn công tác gồm 10 cán bộ, thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã lên đường cùng trang thiết bị y tế “chia lửa” cho tỉnh Bắc Ninh chống dịch COVID-19. Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã có hơn 400 đồng chí cán bộ trẻ của đơn vị viết “Quyết tâm thư” sẵn sàng xung phong vào vùng có dịch.
Từ ngày 17/5, Trung tâm xét nghiệm dã chiến (Học viện Quân y) đã cùng với các đơn vị trực thuộc như Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Bắc Giang. Đơn vị còn còn tăng cường cho trung tâm xét nghiệm dã chiến hơn 100 cán bộ, học viên tham gia các tổ lấy mẫu xét nghiệm.
Từ đoàn công tác Hà Nội tại Bắc Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung cho biết sau khi khảo sát thực địa, đoàn đã đề xuất phương án triển khai, phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương thần tốc truy vết, đẩy mạnh việc lấy mẫu, tiến hành các biện pháp xử lý phòng dịch…
Những khó khăn, vất vả và sự hy sinh, cống hiến của nhiều chiến sĩ, cán bộ, nhân viên y tế… thật khó để diễn tả hết bằng lời. Đối với họ, đó đơn giản chỉ là công việc mà mình phải làm. Bằng lòng nhiệt huyết, coi khó khăn là động lực, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường ở nơi tuyến đầu chống dịch, ngăn chặn làn sóng lây lan của dịch COVID-19.
Không chỉ ở đợt dịch thứ 4, tinh thần “tương thân, tương ái” cũng đã góp phần làm nên sức mạnh của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 hơn một năm rưỡi qua. Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, đơn vị, những trường hợp phải cách ly, điều trị. Đoàn kết chính là yếu tố làm nên sức mạnh trong cả quá trình quyết tâm đẩy lùi dịch COVID-19.
Kinh tế Việt Nam 2021: Sẽ là năm tăng trưởng trong khó khăn
Dịch Covid-19 tiếp tục là một biến số khó lường khiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 trở nên khó khăn hơn. Nỗi lo về những tác động của làn sóng thứ tư dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế đang dần hiện hữu.
Kinh doanh thất thu mùa cao điểm
Ông Nguyễn Văn Vịnh, chủ một DN vận tải ở quận Hoàng Mai cho biết, đầu năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát đúng thời điểm trước Tết đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty, doanh thu giảm 60 - 70%. Nay dịch bệnh lần thứ tư trở lại đúng dịp 30/4 - 1/5, hoạt động vận tải bị đình trệ sẽ khiến công ty thiệt hại rất lớn.
Các công ty du lịch cũng "đứng ngồi không yên". "Dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, các tour du lịch vẫn diễn ra bình thường, ổn định, nhưng trong tháng 5 và tháng 6 sẽ rất khó khăn vì dịch Covid-19 đang có chiều hướng phức tạp hơn" - Giám đốc Công ty Ascend Travel Dương Mai Lan cho biết. Cũng gặp nhiều khó khăn sau đại dịch, chị Nguyễn Lan Anh - Giám đốc kinh doanh của một DN phân phối hàng tiêu dùng cho biết, mọi năm vào thời điểm này, doanh số bán hàng của công ty thường tăng đến 30% do nhu cầu mua sắm đồ dùng cho mùa Hè, thậm chí hơn, nhưng từ năm 2020 đến nay tình hình vô cùng khó khăn. Do khó khăn, người tiêu dùng chi tiêu rất ít, chủ yếu tập trung vào những mặt hàng thực sự thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày.
Khu bốc xếp hàng xuất khẩu tại Cảng Đình Vũ, Hải Phòng. Ảnh: Công Hùng
Theo Tổng Cục Thống kê, do tác động của dịch Covid-19 nên tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động đang tăng cao, ở mức cao nhất so với cùng kỳ trong 10 năm trở lại đây. Và 4 tháng đầu năm, số DN rút khỏi thị trường đã cao kỷ lục là 51.496 DN, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số thống kê trên đã phản ánh khó khăn và biến động của nền kinh tế trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, những ngành nghề như dịch vụ du lịch, karaoke, bar, vũ trường, vận tải... tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề. Trên thực tế, một số địa phương đã quay trở lại biện pháp tạm dừng kinh doanh với những loại hình dịch vụ này khi thông tin dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Áp lực tăng trưởng từ quý II
Theo kịch bản điều hành tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2021, để đạt mức tăng trưởng cả năm 6,5%, các quý phải đạt mức tăng trưởng lần lượt là 5,12%; 7,1%; 6,71% và 6,67%. Cập nhật kịch bản tăng trưởng sau khi bùng phát dịch Covid-19 đầu năm nay (GDP quý I/2021 đạt 4,48%, thấp hơn mục tiêu đã được đặt ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ là 5,12%), Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng tính toán, trong 3 quý còn lại, phải có 2 quý tăng trưởng hơn 7%. Như vậy, áp lực tăng trưởng xuất hiện ngay từ quý II với yêu cầu phải tăng trưởng 7,19%, cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với kịch bản điều hành. ây là nhiệm vụ rất thách thức.
Trong đợt dịch Covid-19, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh nhận định, sức tàn phá ghê gớm của dịch không chỉ là sức khỏe mà còn là kinh tế, xã hội. Sự tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế cũng như thị trường lao động được dự báo là vẫn còn đang tiếp diễn.
Phải nhìn rõ thực tế rằng, đến năm 2021 kinh tế chắc chắn cũng sẽ không thể quay trở lại giống trước dịch, ít nhất cũng phải đến năm 2022 mới có khả năng hồi phục. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong quý II và những tháng cuối năm 2021 phụ thuộc khá nhiều vào việc khống chế dịch bệnh."Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khu vực chế biến chế tạo và dịch vụ mà trong đó các hoạt động kinh tế có liên quan đến yếu tố nước ngoài như xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và du lịch đóng vai trò quan trọng, nhưng vì các hoạt động này rất có thể chỉ tăng trở lại vào nửa cuối của năm 2021, một sự tăng trưởng ở mức 6% có thể sẽ khó khăn" - ông Thành bày tỏ.
So với kết quả đạt được của năm 2020 (2,91%), mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức 6 - 6,5% đang ở mức khá cao. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp. Vì diễn biến của dịch Covid-19, nên theo tính toán của PGS.TS Trần Hoàng Ngân, năm 2020 nền kinh tế mất đi khoảng 500.000 tỷ đồng. Do đó, kế hoạch 2021, chính ông Ngân đã đề xuất Chính phủ xây dựng nhiều kịch bản kinh tế. Kịch bản tốt nhất là dịch Covid-19 được kiểm soát, vaccine phát huy hiệu quả và kinh tế thế giới phục hồi, nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng 6,7 - 6,8%. Một kịch bản khác là vaccine không hiệu quả, dịch Covid-19 có thể tái phát, kinh tế thế giới suy thoái kép, nền kinh tế trong nước chỉ đạt mức tăng trưởng 4 - 4,5%.
Không chỉ các chuyên gia kinh tế, Báo cáo Chính phủ, lần nào Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cũng nhắc đến những rủi ro do dịch Covid-19 đến nền kinh tế. Không những thế, còn là những rủi ro liên quan đến xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, bất ổn chính trị toàn cầu...
Mở rộng các gói hỗ trợ
PGS.TS Phạm Thế Anh chia sẻ, động lực tăng trưởng trong quý tiếp theo vẫn là xuất khẩu, đầu tư công còn các lĩnh vực khác chưa thể phục hồi ngay được với tình hình hiện nay mà sẽ được cải thiện dần dần. Đầu tư công vẫn tiếp tục đà của năm trước, xuất khẩu vẫn đang tốt nhờ sự năng động, hiệu quả của khu vực FDI trên thị trường quốc tế. Cán cân thương mại hàng hóa vẫn xuất siêu 1,29 tỷ USD trong 4 tháng.
TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, cần tập trung sử dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; tập trung khâu đột phá chiến lược trên tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư. Cải thiện môi trường kinh doanh, tiếp tục cải cách thể chế để nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút thêm đầu tư khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư mới cùng với hội nhập sâu rộng được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình cải cách này.
Tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ..., theo ông Doanh, đặt phát triển công nghệ làm chìa khóa cho tăng trưởng là bước đi đúng đắn mà Việt Nam đang thực hiện, chẳng hạn như kế hoạch phủ sóng 5G do chính DN trong nước cung cấp là tín hiệu tốt.
Để vực dậy nền kinh tế sau "bão" Covid-19, nhiều chính sách hỗ trợ DN được triển khai. Khảo sát của nhóm nghiên cứu của trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đánh giá tác động của dịch Covid-19 và hiệu quả của các chính sách ứng phó với Covid-19 đối với các DN cho thấy, chỉ khoảng 20% DN được điều tra là nhận được gói hỗ trợ Covid-19 lần 1 của Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong tháng 2/2021, Bộ KH&ĐT đã có văn bản xây dựng đề cương, dự kiến một số giải pháp, yêu cầu các bộ liên quan, cho ý kiến để tổng hợp báo cáo Chính phủ. Trên cơ sở kiểm tra các giải pháp đạt được trong năm 2020 để đề xuất các giải pháp mới, các kiến nghị trong năm 2021.VCCI cho hay, các DN mong muốn các bộ, ngành, địa phương có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, đầy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các DN. Theo các DN, ở gói hỗ trợ kinh tế lần 2 những điều kiện thụ hưởng cần sát thực tế hơn.
Bệnh viện Quân đội 108 tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân chuyển tuyến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông báo tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân chuyển tuyến từ các bệnh viện khu vực Hà Nội và các tỉnh kể từ ngày 8/5. Ngày 8/5, để đảm bảo năng lực sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông báo tạm dừng tiếp nhận bệnh...