Chồng đi ngoại tình thành mãn tính
Chồng tôi liên tục ngoại tình trong thời gian chung sống với tôi. Trước đây là hai người phụ nữ có hoàn cảnh éo le. Lần này, chồng tôi quen một phụ nữ chưa chồng, kém anh ấy 10 tuổi.
ảnh minh họa
Hai người phụ nữ trước, một người không chồng mà chửa, tôi cưu mang, đưa về ở trong nhà vì có bà con xa với gia đình chồng. Một người là chị láng giềng, chồng chết. Cuộc tình với người láng giềng này kéo dài trong 3 năm. Cả hai lần vụng trộm của chồng, tôi đều tha thứ và nhẹ nhàng bảo ban chồng, không cho 2 người phụ nữ kia biết là tôi đã rõ mối quan hệ lén lút của họ với chồng mình. Nhưng lần này, chồng tôi quen một phụ nữ chưa chồng, kém chồng tôi 10 tuổi, và có ý định sinh con với nhau. Tôi phải làm sao đây? Tha thứ hay quyết định chia tay? (Nguyễn)
Trả lời:
Chào bạn,
Video đang HOT
Đời sống tình cảm đàn ông dễ lăng nhăng nhưng đa phần họ vẫn chung thủy và có trách nhiệm với vợ con, còn chuyện “trai gái” chỉ là lãng mạn hoặc để thỏa mãn sinh lý, “của lạ”. Nếu hiểu được như vậy thì mọi sự trở nên đơn giản, trái lại thì phức tạp và dễ tan nát gia đình.
Trường hợp của bạn cho biết chồng bạn đã 2 lần ngoại tình nhưng bạn không cho chúng tôi biết hoàn cảnh, con cái và những tình cảm riêng tư nên rất khó xét đoán chồng bạn ngoại tình vì lý do gì. Theo bạn cho biết “hai người phụ nữ có hoàn cảnh éo le”, thì ở đây chắc anh ấy “thương hại” họ, vì sự thương hại nên không thể là nguy cơ tan vỡ tình cảm, và vì thế bạn dễ dàng tha thứ. Lần này, gặp cô gái kém chồng bạn 10 tuổi, tức là còn trẻ và có sức quyến rũ hơn bạn, và vì thế anh ấy “có ý định sinh con với cô ấy”. Vậy là vấn đề trở nên nghiêm trọng. Việc họ có con chung với nhau không dừng lại “sự chịu đựng một lần” mà còn là trách nhiệm với cháu bé suốt đời, rồi còn kinh tế, tài sản… sẽ giải quyết thế nào? Đây là vấn đề phức tạp, không có điểm dừng.
Như vậy, bạn cần có thái độ dứt khoát để bảo vệ cuộc sống riêng tư, tài sản nếu có để cho chính mình và con của bạn. Nếu không, càng về sau càng phức tạp. Theo phân tích này thì bạn nên chia tay để giữ lại những gì cần phải giữ và cũng tránh sự phức tạp có thể diễn ra vì cô bé kia trẻ hơn bạn và nếu có sức hấp dẫn hơn thì bạn sẽ âm thầm chịu khổ.
Chúc bạn có sự thông thái.
Theo VNE
Điều trị viêm đại tràng mạn tính bằng lá mơ lông
Trong y học cổ truyền, lá mơ lông thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Viêm đại tràng mạn tính là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh thường làm xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng với các biểu hiện rối loại tiêu hóa kéo dài, đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng, đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng, đau tăng sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện.
Tính đến thời điểm này, viêm đại tràng mới chỉ được điều trị ổn định chứ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thường để lại những biến chứng nguy hiểm như giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng và ung thư trực tràng.
Để hạn chế thực trạng này, từ xa xưa, y dược học cổ truyền đã biết sử dụng lá mơ lông có vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát nhằm đặc trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy, kiết lỵ, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu) và thoát giang (sa trực tràng).
Y học hiện đại cũng chứng minh lá mơ lông với thành phần hóa học gồm protein, caroten, vitamin C và tinh dầu... nên nó có tác dụng rất lớn trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, chống co thắt hồi tràng.
Lá mơ lông còn có tên khác như mơ tam thể, ngưu bì đống, mẫu cẩu đằng... Đây là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm rau gia vị. Ngoài ra, các sách thuốc cổ như Cương mục thập di, Lý thị thảo bí, Bản thảo cầu nguyên...còn đề cập đến những phương thuốc hay và hiệu quả, trong đó lá mơ lông được dùng làm thành phần chính để điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hóa.
Ví dụ, bài thuốc dùng lá mơ lông thái nhỏ, trộn với trứng gà rồi bọc lá chuối đem nướng hoặc đặt vào chảo rán (không cho dầu mỡ), ăn 1 ngày 2 lần trong vòng 7 ngày sẽ giúp chữa được bệnh kiết lỵ. Hoặc dùng lá mơ lông vắt lấy nước cốt uống hàng ngày để trị chứng đau dạ dày. Còn với chứng tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện bụng đau quặn, đầy hơi, đại tiện mùi khẳm, nước tiểu vàng sẽ có bài thuốc dùng lá mơ lông kết hợp với nụ sim rồi sắc lấy nước uống hàng ngày...
Đối với bệnh đại tràng mạn tính, lá mơ lông có hiệu quả điều trị đặc biệt khi được kết hợp với các thảo dược khác như Vọng cách, Bạch truật, Mộc hoa trắng, Lá khôi tía, Sa nhân, Trần bì, Mạch nha, Sơn tra, Mộc hương, Đảng sâm, Hoàng liên. Trong bài thuốc này, Hoàng liên... có tác dụng như một kháng sinh thực vật, kết hợp với tác dụng kích thích tiêu hóa của Sa nhân, Đảng sâm.... và tác dụng giảm tiêu chảy, nhuận tràng của Bạch truật, Lá Khôi tía; của Trần Bì, Sa nhân, Mạch nha ôn ấm tỳ vị.
Vì vậy, sự phối hợp các thành phần trên có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt và hội chứng lỵ. Để điều trị ổn định bệnh, người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc này hàng ngày trong một thời gian nhất định.
Bên cạnh đó, người bị bệnh đại tràng mạn tính cần tránh những đồ ăn dễ gây kích ứng như đồ sống, thực phẩm chua, cay, bia rượu, cà phê để bệnh nhanh ổn định và hạn chế tái phát.
Để được tư vấn thêm về bệnh dạ dày, độc giả vui lòng gọi điện đến tổng đài tư vấn 04.3995.3901 (trong giờ hành chính)
Theo 24h
Tỏi rừng giải độc, chữa ho Tỏi rừng là loại cây thảo, thân hành to màu trắng đục có khi hơi phớt hồng. Rễ cây do nhiều nhánh hợp lại, vì vậy tên thuốc gọi là bách hợp. Theo Đông y, bách hợp vị ngọt, nhạt; tính mát. Quy vào ba kinh tâm, phế, tỳ. Tác dụng tư âm, nhuận phế, dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng thông tiện,...