Chồng đi làm về thấy mâm cơm đủ món lại trợn mắt chê bai, ai ngờ chỉ một tiếng mở cửa mà anh ta “miệng im như thóc”
“Chồng em bắt đầu khó chịu khi thấy vợ không kiếm ra tiền lại tiêu xài lắm do bầu bí. Em có tiêu gì mấy đâu, chủ yếu là mua sữa bầu rồi sách đọc chăm con”, cô vợ kể.
Nhiều người đàn ông khi lấy về rồi mới lộ rõ “bộ mặt thật”. Anh ta khi đang yêu có thể vô cùng phóng khoáng, thoải mái tiêu xài nhưng sau đám cưới lại thể hiện mình là người keo kiệt, tính toán cả trong cái ăn cái uống.
Một người phụ nữ đang mang thai kể lại câu chuyện vừa diễn ra ở nhà mình. Đọc xong ai cũng có nhiều suy nghĩ khác nhau.
“ Nhiều lúc em nghĩ rằng nếu không phải bản thân đang mang thai thì em bỏ quách người chồng hiện tại cho rồi. Thật sự đấy các chị ạ, em ít tuổi lấy chồng hơn đến 6 tuổi cứ tưởng được thoải mái yêu chiều, ai dè anh ta lộ rõ bản chất ‘đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành’ chẳng bao lâu sau đám cưới.
Tốt nghiệp đại học chưa được bao lâu thì em lấy chồng. Anh ấy điển trai cao ráo, đi làm lâu năm lại lịch sự khéo léo nên bố mẹ em cũng ưng ý, gật đầu. Lúc đề nghị cưới xin, cả gia đình em đều muốn em đi làm ổn định đã. Thế nhưng khi đó em yêu mù quáng nên biết gì đâu, nằng nặc đòi cưới. Khuyên can không nổi nên bố mẹ em đành đồng ý.
Cưới xong được 3 tháng thì em mang thai. Lúc ấy công việc còn chưa đâu vào đâu cả nên em nghỉ luôn ở nhà, nghĩ bụng sau này con cứng cáp rồi đi làm. Thế nhưng đủ thứ chuyện xảy đến cũng từ lúc em mang thai đến nay.
Chồng em bắt đầu khó chịu khi thấy vợ không kiếm ra tiền lại tiêu xài lắm do bầu bí. Em có tiêu gì mấy đâu, chủ yếu là mua sữa bầu rồi sách đọc chăm con. Thi thoảng em cũng mua ít hoa quả hay nấu nướng những món mình thèm.
Ban đầu hàng tháng anh để 5 triệu tiền ăn. Thế nhưng sữa bầu cũng đắt đỏ nên em phải xin thêm tiền chồng. Càng ngày mặt anh ấy càng cau có mỗi khi em xin tiền. Thậm chí nhiều lúc anh sa sầm mặt, gắt gỏng bảo em chỉ biết có mỗi tiền bạc.
Em áp lực đủ đường các chị ạ. Đầu tiên là cảm giác vỡ mộng, sau đó vì bầu bí nên cũng suy nghĩ nhiều chuyện, tiếp nữa là có những thứ đồ thèm mà chẳng dám ăn. Em đau khổ như thế mà chẳng dám nói với ai. Bữa cơm gia đình chỉ có rau với trứng anh ấy cũng không ý kiến. Miễn em không hỏi tiền nong là chồng mừng lắm rồi.
Một hôm sáng sớm chồng đi làm thì có người gõ cửa nhà. Hóa ra mẹ chồng em lên. Bà mang hai túi to với đủ thứ đồ ăn. Bà bảo rằng mai bạn đại học của bà họp lớp, bà lên sớm một ngày để vào thăm con trai và con dâu.
Mẹ chồng em thì tốt tính và chu đáo lắm. Bà sà vào hỏi chuyện em dạo này thế nào, em bé ra sao, có thèm gì không… Duy chỉ có câu hỏi ăn uống đủ chất hay không là em lấp liếm không đáp vì ngại ngần quá. Mẹ chồng em bảo là lên đột ngột nên cũng chẳng báo với chồng, để tối anh về cho bất ngờ cũng được.
Hôm đó mẹ lên mang bao nhiêu thịt cá và hải sản. Bà làm một mâm nhiều đồ, bày ra bàn khiến em cũng thèm thuồng lắm. Nghĩ mà tủi nhục, giờ mang bầu thèm cũng chẳng được than các chị ạ. Nấu nướng xong xuôi đâu ra đấy, em ngồi phòng khách đọc sách, mẹ chồng thì vào phòng ngủ ngay đó nghỉ ngơi.
Video đang HOT
Chồng em về sau đó khoảng nửa tiếng. Các chị có biết không, ngay khi vừa nhìn thấy mâm cơm, anh ấy đã gào toáng lên, trợn mắt như mắng mỏ.
Đại ý anh ấy bảo rằng em ở nhà ăn bám mà ăn sang quá nhỉ, chồng thì cực khổ đi kiếm từng đồng mà vợ ở nhà chỉ biết có ăn uống mà thôi. Anh ta còn nói rằng em cứ cậy chuyện có thai để đòi hỏi nọ kia. Ăn uống không thèm tính toán thì sau nhà cũng chả có mà ở. Em nghe mà sững sờ vì không ngờ một mâm cơm mà anh lại nặng lời đến thế.
Lúc đó em chưa nói gì thì mẹ chồng mở bật cửa phòng ra. Xưa nay bà vốn nóng tính, có lẽ bà nghe hết tất cả vì phòng đó ngay chỗ đặt bàn ăn. Thấy mẹ, chồng em tái mặt, ấp úng chẳng nói được câu nào.
Mẹ chồng nhìn anh ấy quát: ‘Mẹ không ngờ con lại như thế đấy H. ạ, mẹ lên thăm dâu thăm cháu, mẹ mang đồ ăn, mẹ nấu cho nó tẩm bổ đấy. Tại sao con lại to tiếng như thế. Mẹ bầu thèm ăn gì thì mua cho nó chứ đến cái ăn con cũng tính toán như thế đấy à. Việc này mà đến tai người ở quê thì con bảo người ta đánh giá ra sao. Chỉ vì bữa cơm mà con chì chiết, nói nặng lời với vợ đang mang bầu như thế thì thật sự mẹ nằm mơ cũng không ngờ’.
Khi đó em vẫn chưa nói gì thì mẹ chồng quyết luôn: ‘Mai mẹ về quê mang cả T. về theo, mẹ tẩm bổ chăm sóc đến khi cháu được sinh ra luôn. Để mỗi mày trên này đỡ chi tiêu đỡ xót ruột. Cứ tưởng mày tiết kiệm thành tính nhưng đây là ki bo, là quá đáng quá mức rồi, không chấp nhận nổi. Thử tưởng tượng em rể mày mà như thế với em gái mày thì sao?’.
Lúc ấy chồng em bắt đầu cuống cuồng xin lỗi. Mẹ chồng quay sang hỏi em tính toán thế nào. Nói thật sự việc hôm nay khiến em tan vỡ nhiều thứ, em cũng chán nản lắm nên bảo rằng sẽ về quê một thời gian cùng mẹ.
Kể từ lúc em về quê chồng thay đổi hẳn. Ngày nào anh ấy cũng gọi điện để hỏi han hai mẹ con, lại còn nhờ bố mẹ chồng chăm sóc em nữa chứ. Cuối tuần anh về mua bao nhiêu đồ cho em nữa. Anh ấy bảo rằng tâm sự chuyện với bạn bè thì ai cũng chửi khiến anh ấy biết lỗi rồi, mong em tha thứ”.
Đọc xong câu chuyện nhiều người mừng cho người phụ nữ này khi có bà mẹ chồng tuyệt vời. Mẹ chồng hiểu tính con trai mình và thương con dâu, góp phần khiến mối quan hệ của gia đình thay đổi, giúp con trai thay đổi tính nết.
Đôi khi vẫn còn có những điều may mắn đó khiến người phụ nữ dũng cảm giữ lấy mối quan hệ vợ chồng. Còn nếu không, người chồng quá mức ki bo tính toán, chấp nhặt với cả việc “thèm ăn” của bà bầu thì có lẽ ly hôn cũng là phương án đáng để nghĩ tới.
Phụ nữ thông minh giữ tiền và trái tim chồng như thế nào?
Người phụ nữ thông minh không phải là người biết "lục ví" để kiểm soát chồng mà là người có khả năng "thu phục" anh ấy.
Sau khi kết hôn, hầu hết phụ nữ đều là "tay hòm chìa khóa" của gia đình. Một số người cho rằng, chỉ cần kiểm soát được tiền của chồng thì sẽ kiểm soát được mọi thứ thuộc về anh ta. Tuy nhiên, ngay cả khi hàng tháng chồng giao lương đều đặn thì cũng thật khó để chắc chắn rằng anh ấy không có "quỹ đen".
Do đó, người phụ nữ thông minh không phải là người biết "lục ví" để kiểm soát túi tiền của chồng mà là người có những khả năng dưới đây để "thu phục" trái tim anh ấy.
Năng lực quản lý tiền bạc
Đêm qua, Lệ Hà gọi điện cho tôi, nói cô ấy không thể kiềm chế được việc mua sắm của mình. Lương không chỉ tháng nào hết tháng đó mà còn phải vay tiền qua thẻ tín dụng mới đủ tiêu xài.
Thực tế cho thấy, rất nhiều đồ đạc thuộc dạng "có cũng được, không có cũng chẳng sao", mua về chỉ thêm lãng phí, nhưng không phải người vợ nào cũng khống chế được cơn "thèm" mua sắm của mình.
Bởi vậy, dù đã kết hôn hơn hai năm nhưng gia đình Hà hầu như không có khoản tiền tiết kiệm nào. Tôi hỏi bạn, lẽ nào bạn chưa từng nghĩ, nếu có ngày gặp phải sự cố không may, như bệnh tật hay tai nạn chẳng hạn, thì lấy tiền đâu để dùng?
Hà bảo: "Tao đang trẻ khỏe thế này, cứ ăn chơi đã. Với lại, trước giờ tao cũng chưa từng nghĩ ngợi nhiều, mệt mỏi lắm!".
Nhiều người đàn ông không sẵn lòng đưa tiền cho phụ nữ quản lý, không phải vì họ keo kiệt, mà vì họ không muốn số tiền mình vất vả kiếm được lại bị cô ấy tiêu xài tùy tiện.
Khi hai người đã đồng ý kết hôn, tức là đồng ý cùng nhau có trách nhiệm vun vén cho gia đình, không còn cuộc sống "tùy hứng" như thời độc thân nữa.
Nếu một người phụ nữ có khả năng quản lý tài chính, cô ấy sẽ biết điều chỉnh mức chi tiêu hợp lý trong gia đình. Khi đó, không cần yêu cầu hay nài nỉ, chồng sẽ yên tâm mà tự nguyện đưa tiền "nhờ" bạn giữ.
Không lật lại chuyện cũ
"Có thể ngừng nhắc lại chuyện cũ không?", đây là câu mà đa số ông chồng sẽ nói khi cãi nhau với vợ.
Phụ nữ rất dễ mắc phải sai lầm này. Cứ khi nào không vui, họ thường lôi chuyện cũ ra nói. Điều đó chưa bao giờ khiến chồng cảm thấy tôn trọng. Chuyện gì đã qua, chúng ta nên buông bỏ và nhìn về phía trước. Nếu cứ bám vào quá khứ, thật khó để có được hạnh phúc.
Chúng tôi có một nhóm bạn thân thỉnh thoảng tụ tập để vui chơi và chia sẻ kinh nghiệm sau khi về làm dâu. Cô bạn Chu Hồng, một giảng viên tâm lý, thường nói với chúng tôi rằng, "vận mệnh" chẳng phải là điều gì huyền bí cao siêu, nó là sự lặp lại của tâm lý mỗi người. Học cách hạnh phúc thì sẽ lặp lại sự hạnh phúc, học cách tin tưởng sẽ lặp lại sự tin tưởng. Ngược lại, nếu cứ nghĩ về những điều bất hạnh sẽ lặp lại sự bất hạnh, cứ nghĩ về thù hận sẽ lặp lại sự thù hận...
Tôi đã hiểu, bản thân hoàn toàn có thể định hướng tâm lý của mình. Nếu muốn hạnh phúc, tôi có thể tự mình tạo ra những điều hạnh phúc. Cứ lặp lại như thế, ngày qua ngày, vận mệnh sẽ tốt lên.
Đây là lý do tại sao, mối quan hệ giữa hai người càng tốt thì càng dễ gần gũi hơn, và ngược lại, nếu cứ nhắc mãi về những sai lầm trong quá khứ, xung đột sẽ càng gay gắt, mối quan hệ ngày càng xa cách.
Phụ nữ cần học cách bỏ qua chuyện không hay trong quá khứ. Giống như cách lật dở tờ lịch vậy. Điều gì đã qua hãy lật nó sang trang mới, nhất là những chuyện không vui. Không ai thích làm "sống lại" chuyện cũ để khiến không khí gia đình thêm căng thẳng.
Sau khi kết hôn, nếu bạn chỉ nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của người kia, nhắc đi nhắc lại nó thì không chỉ đối phương mà ngay cả bản thân bạn cũng sẽ không thấy hạnh phúc.
Phụ nữ thông minh là người biết rút kinh nghiệm từ những bài học đã qua để tránh vấn đề tương tự tái diễn. Chỉ cần có thế, chồng sẽ yêu bạn nhiều hơn.
Năng lực điều hòa các mối quan hệ trong gia đình
Sau khi kết hôn, điều bạn đối mặt không chỉ là "nửa kia", mà là cả gia đình chồng (vợ). Dù "gia đình nhỏ" của bạn tách ra ở riêng hay ở tận trời Âu đi chăng nữa thì không thể không tiếp xúc với "gia đình lớn".
Có người thì khéo léo xử lý các mối quan hệ của bản thân và gia đình hai bên, hòa hợp với mẹ chồng, khiến người đàn ông của mình giảm thiểu rất nhiều áp lực, phiền muộn từ phía gia đình.
Có người lại không hiểu tầm quan trọng của điều này nên không biết cách "nuôi lớn" mối quan hệ tốt đẹp với "gia đình lớn". Điều này chỉ càng gây thêm gắc rối cho chồng mình. Dần dà, mâu thuẫn sẽ từ "gia đình lớn" chuyển về "gia đình nhỏ", vợ chồng lục đục, thậm chí, người đàn ông sẽ cảm thấy mình đã chọn nhầm người.
Những người phụ nữ có thể xử lý tốt các mối quan hệ trong gia đình không phải vì họ có một đám cưới đẹp, có mẹ chồng tốt, mà là vì họ thấu hiểu lòng người, họ có những cách cư xử khéo léo để giải quyết mọi rắc rối.
Sau sinh, tôi định tự chăm con Tôi đang bầu bé đầu ở tháng thứ 6, đi làm cách nhà ngoại 60 km, nhà nội 200 km. Tôi dự định khi sinh con sẽ về nhà ngoại ở cho gần. Nhà ngoại có điều hòa mát mẻ hơn, nhà nội không có. Nhưng hôm qua, mẹ đẻ tôi nói khi nào sinh, đón bà nội lên chăm sóc, một mình...