Chồng đi cặp kè với cô y tá
Tôi thực sự sốc khi thấy những tin nhắn mùi mẫn của cô y tá gửi cho chồng mình
Hiện tại tôi đang rất buồn và bế tắc bởi cách đây một tuần, tôi phát hiện ra những tin nhắn mùi mẫn của chồng với cô y tá làm ở xã. Mặc dù trước đây tôi đã nghi ngờ anh “có vấn đề” nhưng khi phát hiện ra sự thật đau lòng ấy, tôi không thể nào giữ được sự bình tĩnh.
Tối hôm đó, khi chồng đã ngủ thì tôi thấy có tin nhắn của cô ta gửi đến máy anh. Biết anh ngủ say nên tôi đã cầm điện thoại chồng và nhắn lại cho cô ta bằng những lời lẽ khá tình cảm. Thấy chồng tôi nhắn lại, cô ta cũng nói chuyện rất ngọt ngào, rằng “em rất nhớ anh”; “Hôm nay em rất vui khi nhận được mail anh”; “Em mong ngày nào cũng nhận được những lá thư như thế từ anh”…
Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, anh đã vội vàng xem điện thoại và phát hiện ra những tin nhắn “lạ” trong máy mình nên rất giận dữ, khó chịu. Tôi cũng xin lỗi anh vì đã tự tiện xem tin nhắn của anh “nhưng nếu em không làm thế thì không biết anh sẽ lừa dối em đến bao giờ?”. Sau khi nghe tôi nói vậy, anh im lặng không nói gì mà bỏ đi luôn.
Chúng tôi giận nhau đúng một ngày. Sang hôm sau, anh chủ động nói chuyện với tôi: “Em có học mà sao lại tin vào những tin nhắn đó?”. Nhưng tôi cũng đã thẳng thắn nói với anh: “Em đã nghi ngờ anh từ lâu lắm rồi, chứ không phải chỉ là những tin nhắn đó. Đấy là anh rất hay nói dối bận này bận nọ để về muộn… nhưng em thừa biết anh không hề bận rộn đến mức đó?. Hơn nữa, anh làm ở ủy ban xã, cô ấy làm ở trạm y tế bên cạnh thì có việc gì mà phải nhắn tin và mail thường xuyên cho nhau như thế?”. Lúc đó anh hơi giật mình nhưng vẫn cố thanh minh: “Anh chỉ hỏi cô ấy công việc thôi, chứ chẳng có vấn đề gì hết!”.
Tôi phải làm sao để anh ấy quay về với mẹ con tôi? (Ảnh minh họa)
Có những hôm anh đi chơi về rất khuya, tôi hỏi: “Anh đi đâu vậy?” thì anh bảo: “Đi hát với anh em trong ủy ban?”. Tôi biết anh nói dối nên liền lên tiếng: “Lúc em về, mọi người vẫn đang ở đó, chẳng nhẽ anh lại đi hát một mình?”. Anh im lặng một lúc không nói gì… rồi còn bảo tôi: “Anh không làm gì có lỗi với em khiến em phải dằn vặt anh như thế cả”. Đến lúc này thì tôi bắt đầu to tiếng: “Nếu như không yêu nhau nữa thì anh cứ nói với em. Thà chia tay nhau còn hơn cứ phải sống trong sự lừa dối như thế này!”.
Dù giận anh tôi nói vậy thôi, chứ làm sao chúng tôi có thể ly hôn khi còn hai đứa con thơ dại? Tôi nói vậy, chỉ mong anh suy nghĩ lại, biết trân trọng gia đình hơn và không làm gì để con cái xấu hổ với bạn bè, vợ xấu hổ với làng xóm láng giềng, đồng nghiệp.
Video đang HOT
Đã bao lần tôi bóng gió nói anh nên chấm dứt mối quan hệ ngoài luồng đó để lo toan cho gia đình nhưng anh vẫn vờ như không nghe thấy bất cứ điều gì. Cứ sống trong tình trạng này, tôi thấy mệt mỏi và khổ sở lắm! Tôi không biết phải làm thế nào để anh hiểu, thương mẹ con tôi và quay về với gia đình của mình nữa…
Có những lúc thấy tôi không vui, anh lại động viên: “Anh không sai nên không có gì phải giải thích với em cả. Em cũng đừng suy nghĩ và dày vò bản thân mình như vậy nữa”. Thật tình tôi cũng muốn tin anh… nhưng mỗi lần vợ chồng nằm cạnh nhau, tôi lại nghĩ đến những dòng tin nhắn đó, lại tưởng tượng ra những cảnh gần gũi của chồng tôi với cô gái kia khiến tôi không thể nào ngủ được yên giấc.
Các bạn ạ! Từ trước đến nay, tôi luôn yêu chồng, thương con, ai ai cũng khen tôi “tốt phúc” mới có được một người chồng biết yêu thương vợ con hết mực như vậy. Nhưng có ở trong hoàn cảnh này, tôi mới biết được cuộc sống của mình đau khổ, dằn vặt như thế nào!
Hiện tại tôi đang nghỉ đẻ… nhưng tôi đang rất lo lắng vài tuần nữa đi làm trở lại, phải đối mặt với cô ta hằng ngày, tôi không biết phải xử sử sao nữa? Và điều quan trọng nhất là tôi phải làm sao để chồng ta thôi tơ tưởng đến cô ấy để quay về với mẹ con tôi?
Rất mong các bạn độc giả hãy tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo VNE
Cái chết đau đớn của những người nhiễm Ebola
"Máu và phân vương vãi khắp nơi. Một người đàn ông chết khi bò tới cửa, những người khác rơi khỏi giường và cơ thể uốn về phía sau", một y tá trong trung tâm điều trị Ebola kể.
Các nhân viên y tế chiến đấu với dịch Ebola tại bệnh viện ở Kenema, Sierra Leone. Ảnh: AP
Là những người đem lại chút hy vọng nhỏ nhoi cho các nạn nhân khi mà tỉ lệ tử vong lên tới 90%, các bác sĩ ở Tây Phi đang phải làm việc suốt 14 giờ/ngày, 7 ngày/tuần để giúp các bệnh nhân chống chọi virus Ebola. Trong những khu cách ly nóng nực mà người ta dựng lên bằng bùn và đất, họ luôn phải mặc quần áo bảo hộ cồng kềnh, kín mít từ đầu đến chân và chứng kiến cái chết đau đớn của các bệnh nhân hằng ngày.
Monia Sayah, một y tá làm việc tại tâm dịch, cho biết, nhiệt độ tăng trong mỗi lều tạm dành cho bệnh nhân Ebola cao tới mức các bác sĩ không thể làm việc liên tục trong suốt một giờ. Vì thế họ phải tiến hành mọi thứ thật nhanh và chính xác. Mỗi người đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng. Nếu một người đang xét nghiệm máu cho bệnh nhân, những người khác sẽ mang thực phẩm và đồ uống cho họ.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều ủng hộ nỗ lực của các nhân viên y tế. Nhiều tin đồn tràn lan cho rằng, chính các nhân viên cứu trợ phương Tây mang Ebola tới nơi đây, đánh cắp các thi thể và lây nhiễm virus cho người khác. Bởi vậy, các bác sĩ còn đối mặt với một khó khăn khác là giành sự tin tưởng từ người dân.
"Chúng tôi muốn chia sẻ với họ rất nhiều bởi họ đang phải chịu đựng những đau đớn tột cùng do căn bệnh quái ác hành hạ. Nhưng đôi mắt và trang phục bảo hộ là những thứ họ thấy khi tiếp xúc với chúng tôi", Sayah nói.
Dịch bệnh bùng phát ở 3 quốc gia nghèo nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng y tế thiếu thốn, thiếu nhân lực và thiết bị y tế trầm trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Liberia, một bác sĩ phải đảm bảo sức khỏe cho khoảng 100.000 người. Ở Sierra Leone, con số đó là 2 và WHO chưa biết con số cụ thể dành cho Guinea. Trong khi đó, nếu ở Mỹ, khoảng 245 bác sĩ sẽ chăm sóc sức khỏe cho số lượng người như vậy.
Những bệnh nhân chờ đợi trong vô vọng ở trung tâm điều trị bệnh Ebola. Ảnh: Getty Images
"Hầu hết các bệnh nhân đều tuyệt vọng, kiệt sức và mất nước trầm trọng. Trong hoàn cảnh như thế, các bác sĩ phải làm việc từ sớm và về nhà lúc khuya", Robert Fowler, một bác sĩ đang hoạt động tại Guinea và Sierra Leone, kể.
Fowler đến từ bệnh viện Sunnybrook ở Toronto, Canada. Ông từng gặp một bé gái khoảng 6 tuổi nhiễm Ebola ở giai đoạn cuối. Em chống chọi với hiện tượng xuất huyết ở ruột, mất nước nghiêm trọng và hôn mê. Toàn bộ người thân trong gia đình em đã thiệt mạng bởi bệnh. Vì vậy, em tỏ ra khá e dè và chỉ muốn tránh xa mọi người. Fowler đã mất vài ngày để động viên, an ủi cô bé. Cuối cùng, em cũng hiểu rằng những người mặc bộ đồ kín mít đang cố gắng giúp đỡ em khỏi bệnh".
Một hôm, ông mang mang cho bé món ăn yêu thích là dưa chuột và chanh. Đứa trẻ ăn ngon lành. Đó là dấu hiệu bệnh nhân hồi phục. Theo Fowler, đây là một trường hợp may mắn bởi tỷ lệ tử vong của dịch bệnh vẫn rất cao.
Kent Brantly, bác sĩ người Mỹ đầu tiên nhiễm virus Ebola tại Liberia hồi tháng 7, kể: "Tôi nắm tay của các bệnh nhân khi căn bệnh kinh khủng cướp mạng sống của họ. Tôi luôn phải chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp đó và nhớ rất rõ khuôn mặt, tên của từng người".
Brantly hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Atlanta và sức khỏe của anh đã cải thiện dần.
Nhân viên y tế làm việc trong một trung tâm điều trị sốt xuất huyết Ebola tại thủ đô Monrovia của Liberia hôm 18/8. Ảnh: AP
Mỗi khi một bệnh nhân không qua khỏi, cảm xúc của tất cả mọi người đều trở nên nặng nề bởi các bác sĩ là hy vọng cuối cùng của họ.
"Một bệnh nhân sức khỏe đang tiến triển khá tốt nhưng đột nhiên tình hình trở nên tồi tệ. 40 phút sau anh ấy tử vong. Mỗi lần như thế, không chỉ các bác sĩ mà những công nhân vệ sinh, người giặt là, y tá đều cảm thấy đau lòng. Một ngày, tôi bước vào một căn phòng. 4 thi thể bệnh nhân Ebola trong đó nằm với các tư thế khác nhau. Máu và phân vương vãi khắp nơi. Một người đàn ông chết khi bò tới cửa, những người khác rơi khỏi giường và cơ thể uốn cong về phía sau", y tá Sayah kể.
Van der Velde, một nhân viên y tế từ Anh, cho biết, nếu không chiến đấu với dịch bệnh Ebola, cô sẽ dành cả ngày ở Yorkshire, Anh, để chăm sóc những đứa cháu và khu vườn của cô. Hiện nay, nhu cầu chăm sóc y tế tại tâm dịch rất cao. Số bệnh nhân nhiễm bệnh và tử vong ngày càng nhiều. Điều đó khiến nhiều bác sĩ địa phương sợ hãi, đình công hoặc thôi việc.
Theo Zing
Những tiết lộ động trời ở 'địa ngục' Ebola Các bác sĩ và y tá nước ngoài tham gia cuộc chiến chống Ebola ở Tây Phi đang phải làm việc 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần và mặc những bộ đồ bảo hộ bịt kín từ đầu tới chân trong cái nóng nực ngột ngạt ở những trung tâm y tế bẩn thỉu. Tiếp xúc và chứng kiến...