Chồng đánh lại khiến tôi ức chế
Tôi 28 tuổi, chồng hơn 4 tuổi, con gần một tuổi. Bình thường chúng tôi sống khá vui vẻ; đôi lúc tranh luận gay gắt, không kiềm chế được tôi đã đánh anh.
Chồng nói nếu còn như vậy anh sẽ đánh lại. Hôm qua, mẹ chồng xuống trông hộ cháu ít ngày cho chúng tôi đi làm. Cách nấu nướng của bà khác với nhà tôi, bà tiết kiệm nên để canh thừa từ tối hôm trước sang tối hôm sau. Tôi nói với chồng ăn uống thế không đảm bảo sức khoẻ, tôi còn cho con bú. Anh nói bao đời nay nhà anh ăn vậy không sao, tôi phải nhập gia tuỳ tục, còn muốn thay đổi thì để dần dần. Sau đó anh đi gặp đối tác, ở nhà tôi bảo bà để tôi cho con ti rồi cho nó ngủ. Bà nói cháu mới uống sữa, chiều lại ngủ muộn, để bà bế rồi chơi với cháu. Thấy vậy, tôi vào nằm nghỉ.
Một lúc chồng tôi về đúng lúc con bị trớ, bà không gọi nên tôi không biết. Chồng thấy con vậy bực mình, dằn hắt tôi rằng làm mẹ không biết lo cho con, thấy con trớ cũng không chạy ra luôn; trong khi bà để cháu trớ, có bà có bố ở đó lau dọn cho bé rồi. Vậy là bao nhiêu ức chế của tôi dồn lại, vợ chồng cãi nhau, anh không hiểu và thông cảm cho vợ, lại quay ra trách móc tôi. Đỉnh điểm anh nói: “Kết thúc đi”, tôi bực quá tát anh. Anh được thể tát lại tôi, cả hai đều không thể kiềm chế và anh đã ra tay rất mạnh. Mẹ chồng nằm phòng bên kia chắc cũng biết chúng tôi đang cãi nhau nhưng bà mặc kệ.
Hiện tại tôi rất chán nản, thất vọng và ức chế với sự tàn nhẫn của anh đối với vợ nhưng không đành lòng để con chịu cảnh bố mẹ chia lìa. Tôi phải làm sao, tiếp tục hay dừng lại?
Chồng sống ích kỷ, không nghĩ đến gia đình
Nhiều người nói em có ông chồng thế là quý lắm rồi, nhưng bản thân em thấy rất khó chịu, ức chế.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Video đang HOT
Em năm nay 32 tuổi, đã lập gia đình và đang có kế hoạch có bé thứ hai. Em có một băn khoăn, trong nhóm chị em bạn bè tranh luận cũng nhiều, nhưng em thấy chưa thỏa đáng.
Ranh giới giữa sự ích kỷ và ý thức tự chăm sóc bản thân là đâu hả chị? Em không biết nên xếp chồng vào loại nào trong hai loại đó. Anh ấy là người rất sạch sẽ, nhưng sạch sẽ ấy chỉ là ở bản thân anh ấy thôi. Quần áo anh ấy tự giặt, tự ủi, nhưng quần áo của cả nhà thì có khi em thấy để hai, ba ngày vẫn y nguyên.
Giường ngủ anh ấy tự thay drap, gối mỗi tuần, những thứ lặt vặt như giày, vớ, nón bảo hiểm của ảnh đều sạch bóng vì ảnh rất chăm lau chùi giặt giũ, thậm chí cái cà mèn cơm đem đi làm về ảnh cũng tự rửa, nhưng chén bát cả nhà ăn xong thì không.
Những giờ tập thể thao của anh ấy gần như bất khả xâm phạm, em có bận tối mắt tối mũi với cơm nước, con cái, lau nhà, cứ tới giờ là anh ấy vẫn sẽ xỏ giày ra ngoài chạy bộ... Nhiều khi em thấy chồng rất ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân.
Nhiều chị em bạn bè lại nói em có chồng như vậy sướng nhất rồi, các chị ấy còn phải lo cả cho chồng nữa thì sao, chồng tự lo được là mình đỡ cả núi việc chứ không ít, phần việc còn lại thôi mình ráng thêm một chút. Em cũng đã cố nghĩ như vậy, nhưng thực sự nhiều lúc cảm thấy rất khó chịu.
Đã có lần em gây gổ với chồng, anh ấy tỏ ra khó hiểu: "Anh đang chia sẻ việc nhà với em mà!". Em không thích cách chia sẻ như vậy, làm sao để anh ấy bớt lo cho bản thân mà nghĩ đến gia đình nhiều hơn?
Nguyễn Mai (TP.HCM)
Ảnh minh họa
Em Nguyễn Mai thân mến,
Các bạn của em nói cũng đúng. Thực tế rất nhiều ông chồng khoán trắng việc nhà, cả việc của mình, cho vợ; cũng nhiều bà vợ phải làm bảo mẫu cho chồng, từ bữa ăn đến cái áo, cái quần. Vậy nên có một ông chồng tự lo được cho ổng, đúng là mình giảm đi một phần việc nhà đấy em ạ.
Cái khó chịu của em, Hạnh Dung nghĩ nằm ở chỗ: chồng phân biệt quá rạch ròi giữa việc cho chồng và việc cho những người khác trong nhà, việc ổng tự làm, việc của người khác ổng để lại. Vậy nên, để khắc phục sự khó chịu này, em chẳng cần mất công tìm cách thay đổi tính cách của ổng làm chi, chỉ cần tìm cách giao hết cái gói việc đó cho ổng, thể là xong thôi mà!
Đôi khi, người ta chỉ giặt ủi đồ của người ta vì đồ của các bà, đồ của em bé cần giặt ủi cầu kỳ lắm: cái nào giặt tay, cái nào giặt nhẹ, ủi khi còn ẩm, phơi ngoài nắng hay phơi gió... Vậy nên người ta để lại các bà tự giặt cho vừa ý, vậy thôi. Em cứ ấm ức khó chịu trong lòng làm gì, nên tìm cách nói chuyện với anh ấy, nhờ anh ấy giặt đồ của cả nhà, cũng đừng quá cầu kỳ việc giặt giũ phơi phóng.
Những việc khác cũng vậy thôi. Nhờ anh ấy chuẩn bị luôn xe cộ, nón bảo hiểm... cho mình. Đừng nghĩ mình cứ để vậy, người ta phải tự biết mà làm. Phải chủ động mở lời em ạ. Mà quan trọng nhất là đừng chỉ trích người ta, cho rằng "sao mà ích kỷ, chỉ biết lo thân mình!".
Người ta lo được cho người ta cũng là một cách thương mình đấy, nếu không, em có bằng lòng với một ông chồng bầy hầy, lười biếng, việc chung việc riêng đều đùn đẩy hết cho vợ không?
Nhớ lại xem, em có khi nào chủ động khen chồng vì anh ấy đã thay drap, thay gối mỗi tuần? Đàn ông, cũng hiếm người tự làm việc đó đấy em nhé, cứ nói lời cảm ơn và khen chồng đi, em sẽ thấy chồng vui mà mình cũng vui.
Vợ chồng biết tính nhau, biết điểm mạnh điểm yếu của nhau, để cùng chia sẻ cuộc sống chung, chứ không phải để soi mói quy kết nhau. Tính cách mỗi người khó thay đổi, quan trọng là mình biết cách kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau trong một nhà. Chúc em hạnh phúc với ông chồng hay lam hay làm của mình nhé.
Làm gì để không bị ức chế khi sống chung với bố mẹ chồng? Nhiều ý kiến chỉ ra rằng ở cùng gia đình chồng 'ưu điểm nhiều hơn nhược điểm', vì sẽ giảm được gánh nặng tài chính, được hỗ trợ nhân lực, nhất là khi bố mẹ chồng đã nghỉ hưu. Tuy niên, nếu quyết định sống cùng bố mẹ chồng, các nàng dâu cần chú ý các điểm quan trọng trong sinh hoạt và...