Chống đánh bắt cá trái phép – thách thức không nhỏ với ASEAN
Bài bình luận trên nhật báo The Nation đánh giá đánh bắt cá bất hợp pháp là một vấn đề nghiêm trọng của khu vực, đòi hỏi các giải pháp rõ ràng, chứ không chỉ giới hạn ở các cuộc họp và lời nói suông.
Chống đánh bắt cá trái phép – Thách thức không nhỏ với ASEAN. Ảnh TTXVN phát
Hành vi đánh bắt trộm hải sản ở Biển Đông và các vùng nước khác ở khu vực không có gì mới mẻ. Từ lâu, các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã phải đối mặt với sự bế tắc liên quan đến vấn đề đánh cá trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế hoặc lãnh hải của mình.
Thái Lan cũng đã từng đối mặt với sự xâm nhập của các tàu cá nước ngoài ở Vịnh Thái Lan, trong khi đó ngư dân nước này cũng thường xuyên đánh cá trái phép ở vùng biển của Indonesia.
Video đang HOT
Indonesia từ lâu phải chịu gánh nặng từ vấn đề này do có nguồn tài nguyên biển dồi dào trong một vùng lãnh thổ rộng lớn, rất khó kiểm soát. Vấn đề chính nổi lên là tàu cá nước ngoài vừa đánh cá trái phép vừa khai thác vượt quá hạn ngạch cho phép.
Jakarta đã quyết định áp dụng biện pháp mạnh là đánh chìm bất cứ tàu đánh cá trái phép nào trong vùng biển của mình. Hơn 50 tàu cá nước ngoài dự kiến sẽ bị đánh chìm trong hai tuần tới.
Nhà chức trách nước này cho biết hành động trên là cần thiết để cảnh báo các nước láng giềng rằng Jakarta rất quyết tâm chống đánh bắt cá trái phép. Tuy nhiên, hình phạt nghiêm khắc đó làm cho các nước ASEAN quan ngại.
Kể từ khi Tổng thống Joko Widodo lên nắm quyền vào năm 2014, hàng trăm tàu cá nước ngoài đã bị đánh chìm.
Các nước thành viên ASEAN tuyên bố sẽ tham gia “cuộc chiến chung” chống hoạt động đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU) vào năm 2016 sau khi nhiều nước trong khu vực nhận “thẻ vàng” từ EU.
Thái Lan đã bị áp dụng “thẻ vàng” từ năm 2015 và phải mất bốn năm để cải thiện các điều kiện trước khi được gỡ thẻ hoàn toàn hồi tháng 1/2019.
Thái Lan, với vai trò Chủ tịch ASEAN 2019, hiện đang đứng tuyến đầu trong nỗ lực chống đánh cá trái phép ở khu vực, vừa mới tổ chức một hội nghị ASEAN – EU về chống đánh bắt cá trái phép vào tháng trước. Hội nghị trên kết luận rằng việc thành lập một lực lượng đặc biệt để các nước thành viên có thể chia sẻ thông tin, điều phối hoạt động thực thi pháp luật và lựa chọn các biện pháp đảm bảo khai thác hải sản bền vững ở khu vực là cần thiết.
Tuy nhiên, kế hoạch này nhiều khả năng chưa đủ để làm hài lòng Indonesia, nước phải gánh chịu thiệt hại kinh tế lớn từ vấn đề đánh bắt cá trái phép. ASEAN được yêu cầu có một giải pháp mới và hiệu quả để đảm bảo tất cả các nước thành viên đều được hưởng phần lợi ích từ nguồn tài nguyên này một cách công bằng và hoà bình./.
Theo Hữu Kiên (P/v TTXVN tại Bangkok)
Tổng thống Indonesia muốn chuyển thủ đô khỏi Jakarta
Truyền thông Indonesia đưa tin Tổng thống Joko Widodo đã quyết định chuyển thủ đô từ Jakarta sang một thành phố khác.
Theo Đài phát thanh Sky News, thủ đô mới sẽ được bố trí ở khu vực bên ngoài đảo Java.
Tổng thống Joko Widodo đã cho thực hiện một cuộc khảo sát do Cơ quan Kế hoạch Phát triển quốc gia (BAPPENAS) đảm trách, để nghiên cứu chọn một địa điểm mới có thể ở tỉnh Trung Kalimantan trên đảo Borneo để làm thủ đô. Nơi có nhiều tiềm năng nhất là Palangkaraya, một thành phố thuộc tỉnh Kalimantan, mà trước đó cựu Tổng thống Sukarno từng mong muốn thay thế cho Jakarta làm thủ đô của Indonesia.
Vùng Jakarta hiện có khoảng 30 triệu dân, và nạn tắc đường ước tính gây thiệt hại khoảng 100.000 tỷ Rupiah, tương đương 7 tỷ USD.
VIỆT KHUÊ
Theo SGGP
Kế hoạch chuyển thủ đô của Indonesia có thể cần đến 20-30 tỷ USD Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch Indonesia ngày 30-4 cho biết, kế hoạch chuyển thủ đô ra khỏi đảo chính Java sẽ cần đến khoản đầu tư khoảng 20-30 tỷ USD, dù Chính phủ nước này chưa quyết định địa điểm mới để đặt thủ đô. Chính phủ Indonesia ước tính, tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng gây...