Chồng đã muốn ngoại tình thì không có người vợ nào giữ chân nổi
Phụ nữ phải nhớ, chúng ta giữ trái tim, không giữ thân xác. Đàn ông một khi đã muốn thì sẽ tìm đủ mọi cách làm bằng được, thậm chí là tổn thương vợ con mình.
Các hội chị em có gia đình mỗi khi ngồi lại với nhau là bàn luận rôm rả chuyện chồng con. Nào là làm sao để giữ chồng, làm sao để theo dõi, quản lý quỹ thời gian của chồng. Có người đặt định vị ở điện thoại, ở xe, có người thuê hẳn thám tử theo dõi, dĩ nhiên họ không thể không lén lút kiểm tra điện thoại, tài khoản mạng xã hội…
Nhiều lúc tôi tự hỏi, không biết họ lấy đàn ông về để làm vợ hay làm mẹ anh ta nữa mà quản thúc từ A đến Z như vậy. Chị em nói thời buổi này nguy hiểm lắm, đàn ông ra đường sểnh một tí là mất như chơi, bị cám dỗ dễ lắm nên phải quản lý. Nhưng chị em quên một điều quan trọng nhất, sa ngã hay không, ngoại tình hay không là quyết định của anh ta. Nếu cánh mày râu không muốn, chẳng cô gái nào có thể tấn công, quyến rũ nổi. Còn nếu họ đã thèm khát thì bằng mọi giá vẫn tìm được cách để trăng hoa.
Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ cứ làm đủ mọi cách để chắc chắn quỹ thời gian của đàn ông chỉ xoay quanh gia đình, công việc, thỉnh thoảng là bạn bè. Nhưng phụ nữ ơi, nếu anh ta đã muốn giấu thì chị em khó mà biết được hoặc phải lâu sau mới biết. Vì ngoại tình là cả một quá trình chứ không phải hành động bộc phát đâu.
Có một chị bạn tôi thường xuyên kiểm tra điện thoại chồng mỗi ngày, chị còn cài định vị vào máy của anh. Hàng ngày, bên cạnh việc check camera lớp học của cu con trai, chị còn check xem chồng ở đâu, làm gì nữa. Chẳng khác gì bà mẹ hai con… Nhưng cuối cùng, một ngày nọ chị phát hiện ra chồng mình ngoại tình, đối tượng lại cùng công ty anh ấy.
Thì ra bấy lâu anh ta vẫn dùng hai chiếc điện thoại, 1 dành cho vợ, 1 dành cho bồ. Chấm đỏ định vị kia không di chuyển vì anh ta để điện thoại ở công ty, tin nhắn không có gì lạ đơn giản vì anh ta dùng tài khoản khác, thời gian đi làm cũng là thời gian hẹn hò nên làm sao chị nghi ngờ được gì… Đúng là “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Cứ tưởng chị vợ kia đã gọi là cao tay lắm rồi mà anh chồng vẫn tìm được cách để “lách luật”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Lại một chuyện khác của hội chị em tôi tình cờ nghe được. Có một cô bạn mới lấy chồng vài ba năm. Dạo gần đây anh ấy thường xuyên báo cắt cơm vì phải đi tiếp khách, ký hợp đồng. Lần nào về cũng trong tình trạng say bí tỉ, mỗi lần như thế là lại quá 12h đêm mới mò về gọi cửa. Chị vợ tức lắm nhưng không biết nên trách móc sao cho được. Có hôm chồng lại đi, chị canh đến 9h tối thì gọi điện bảo chồng về ngay, con ốm sốt, còn lên cơn co giật nữa. Quả nhiên hiệu nghiệm, 15 phút sau đã thấy anh hớt ha hớt hải chạy về hỏi con đâu. Lúc này chị giả vờ: “Nó vừa hạ sốt xong, lại bình thường rồi. Em vừa cho con đi nghỉ, anh tắm rửa rồi ăn cơm nhé”. Nghe đến đây, ai mà chẳng biết là mình vừa ăn một cú lừa cơ chứ. Thế nhưng anh chồng đã về cũng không thể đi tiếp được nữa.
Dĩ nhiên, không thể trách người vợ vì chị quá mong chồng, muốn anh về nhà nên mới đành lôi con ra làm cái cớ. Nhưng cách làm này thể hiện rõ sự tuyệt vọng của một người phụ nữ, khi ngoài con ra, chị ta không còn biết bấu víu vào đâu để chồng chú ý… Tôi tự hỏi, một lần thì được, nhưng liệu có thể dùng cái cớ đó cho 2, 3 lần sau hay không? Trong trường hợp anh ta vô tội, làm thế sẽ chỉ khiến chồng chán nản hơn, cảm thấy không được tin tưởng và cho rằng vợ không hiểu chuyện. Còn nếu anh ta thực sự mờ ám thì gọi được người về chứ trái tim có về cùng không?
Ảnh minh họa: Internet
Chị em cứ nghĩ chồng mình là nạn nhân, ngoại tình cũng vì bị lôi kéo. Nhưng thực ra không phải đâu. Trái tim đàn ông kiên định lắm. Khi yêu anh ta thường gắn liền với lý trí chứ không như phụ nữ đâu. Một khi anh ta thích thì sẽ theo đuổi đến cùng, còn nếu không thích thì chẳng ai ép buộc nổi. Vậy nên, đàn ông đã có tư tưởng trăng hoa, bồ bịch thì đàn bà có dùng cách nào đi nữa cũng không giữ được chân.
Đàn ông ngoại tình là tham lam và ích kỉ. Bởi anh ta vừa muốn có một mái ấm trong mơ với cô vợ đảm đang, đứa con ngoan ngoãn; lại vừa muốn có một em tình nhân nóng bỏng, sẵn sàng bên cạnh khi cần. Đàn ông một khi ong bướm bên ngoài thì trong đầu cũng đã nhận thức được mình đang làm gì rồi. Anh ta thừa hiểu nó ảnh hưởng ra sao đến hạnh phúc gia đình, thế mà vẫn nhắm mắt nhắm mũi lao vào. Tình yêu và hôn nhân thì không có chỗ cho kẻ chỉ biết thỏa mãn mình mà không quan tâm đến cảm xúc của đối phương.
Ảnh minh họa: Internet
Tâm lý chung của cánh mày râu là không thích bị kiểm soát. Đàn ông như loài vật hoang dã, chỉ muốn được tự do, thoải mái khám phá thế giới bên ngoài mà thôi. Thế nên phụ nữ càng kiểm soát, đàn ông càng thấy bị gò bó và tìm mọi cách thoát ra để đến với nơi tự do hơn, yên bình hơn chính là… tình nhân. Thay vì ngăn cấm, kiểm soát, hãy bắt anh ta lựa chọn, hoặc là gia đình với vợ con, hoặc là tình nhân. Nếu đàn ông nhất quyết đòi bỏ nhà bỏ cửa ra đi thì phụ nữ chẳng việc gì phải lưu luyến nữa cả, nên tự thương lấy mình mà cắt đứt mối quan hệ ấy còn hơn.
Theo phunuvagiadinh.vn
Phụ nữ khéo phải biết tính toán, chiêu trò?
Phụ nữ sống khéo là phải biết sử dụng chiêu trò; đàn bà khôn là phải biết làm cho mình hạnh phúc... Rốt cuộc, phụ nữ cần sống sao để tròn đầy?
Tôi về quê dự đám cưới cháu gái. Nhìn cháu đeo vàng, ai cũng ghẹo coi chừng gãy tay, gãy cổ. Cháu cũng hài hước lại rằng, nếu được đeo tới... nách, cháu càng thích. Cháu vừa nói vui, vừa rất thật. Một món quà giá trị, thực dụng là hành trang "vào đời" của những cô gái đi lấy chồng. Tôi đọc trong mắt cháu không chỉ có niềm hạnh phúc, mà còn sự hãnh diện.
Bạn bè facebook khuyên cháu tôi phải biết làm cho bản thân hạnh phúc
Ở đám cưới, cha của cháu nói về ý nghĩa chiếc nhẫn cưới, về sự nhẫn nhịn của không chỉ người vợ. Tôi cho rằng, đó là lời nhắn gửi khéo léo, vì xưa nay người ta mặc định nhẫn nhịn là... nhiệm vụ của phụ nữ, cứ "cơm sôi" thì phải "nhỏ lửa". Ngay lúc đó, có người quay sang nhìn tôi nói: "Nhẫn nhịn cỡ mợ Thanh (là tôi) là cùng". Tôi không thắc mắc đó là lời khen hay lời chê.
Chồng tôi, phải công nhận anh ấy còn vài điểm yếu mang tính bản chất, trong ứng xử còn thiếu tinh tế, điều này không được lòng ngay cả với anh chị em ruột. Dù chồng tôi chưa phải người đàn ông hoàn hảo, nhưng tôi vui vẻ chấp nhận sự thật đó. Tôi cho rằng, tôi không phải là người "nhẫn nhịn đến thế là cùng" như nhận xét trên. Nếu như trong gia đình, anh hay dạy bảo, quát nạt đám cháu, thì với tôi, anh cư xử khéo léo hơn. Với con cái, lúc nào anh cũng tỏ ra là ông bố kiểu... ông kẹ, nhưng với vợ thì mềm mỏng. Anh ấy hiểu rằng, tôi không chấp nhận người chồng lớn tiếng, hung dữ.
Tôi có thể chấp nhận người chồng có thu nhập không cao, nhưng phải biết yêu thương vợ. Anh ấy từng làm tôi buồn, tôi khóc, chúng tôi thỉnh thoảng giận nhau nhiều ngày, nhưng anh chưa bao giờ lừa dối tôi. Anh ấy nhẫn nhịn, độ lượng với tôi, làm sao tôi không thể nhẫn nhịn, độ lượng với anh ấy? Phụ nữ nhẫn nhịn, chẳng có gì sai. Nhẫn nhịn nhưng đừng cam chịu, đó là nguyên tắc sống của tôi.
Sau đám cưới, cháu gái tôi bê nguyên tin nhắn của người họ hàng lên Facebook: "Hãy là người vợ tốt, sống khéo léo để giữ gìn và tận hưởng hạnh phúc nha cháu". Dòng trạng thái trở thành một diễn đàn. Có người cho rằng, phụ nữ sống khéo là phải biết sử dụng chiêu trò. Người thì nói đàn bà khôn là phải biết làm cho mình hạnh phúc. Nhưng tôi đặc biệt thích "còm" của cha cháu. Hẳn ông ấy đã rất xúc động nên mới viết rằng: "Cảm ơn lời dạy bảo của cô. Mấy lời này coi như cô đã trao cho cháu thêm một món quà. Lời chúc đáng giá ngàn vàng, sẽ tiếp thêm sức mạnh trên hành trình đi tìm hạnh phúc của cháu".
Không ít người cho rằng, phụ nữ sống khéo là phải biết tính toán, sử dụng chiêu trò
Trước khi vào lại Sài Gòn, tôi dặn cháu, vàng cưới, cháu tùy nghi sử dụng, nhưng nhẫn cưới thì phải giữ, nên đeo, bởi nhẫn cưới là vị thần bảo hộ hạnh phúc gia đình, là biểu tượng của lòng chung thủy, của tình yêu mà cả hai đã dày công vun đắp.
Hôm trước, khi họ nhà gái ra về, tôi đã ôm mẹ chồng cháu và có mấy lời gửi gắm, nhờ chị tiếp tục dạy bảo để cháu trưởng thành hơn. Nhưng chị cười rồi nói "thời buổi này mà dạy dỗ gì nữa". Tôi hiểu ý chị, kiểu như mẹ chồng thời nay không còn khắt khe như thời xưa; con dâu thời nay tự chủ, mạnh mẽ hơn thời xưa. Nhưng về nhà, tôi không kể cháu nghe. Tôi không muốn cháu ỷ lại lời mẹ chồng rồi tỏ ra ương ngạnh. Phận dâu con, kiểu gì cũng phải lễ phép, hiếu thảo.
Quà cưới có thể là kim cương, nhẫn vàng, tiền bạc, nhưng có một thứ quà vô giá là những lời dặn dò, chúc phúc dành cho con trẻ vừa bước vào cuộc sống lứa đôi. Giai đoạn đầu của hôn nhân, có thể người trẻ đang say sưa với hạnh phúc, cho nên lời chúc, lời nhắc nhở, như một sự dặn dò, cảnh tỉnh.
Phi Khanh
Theo phunuonline.com.vn
"Em không giống người con gái mà anh đã kết hôn": Câu nói "xé tai" của 1 ông chồng chạm vào vạn hoàn cảnh của mọi bà vợ Họ chỉ thực sự trưởng thành khi bước chân vào hôn nhân, đảm nhận vai trò người chồng, người vợ. Họ chỉ thực sự nhận ra tình yêu của mình dành cho đối phương nhiều hay ít khi cảm nhận mọi hỉ, nộ, ái, ố của cuộc sống hôn nhân. Chị từng là 1 phụ nữ đơn thuần, tròn vai trong nhiệm vụ...