Chồng con mất cùng lúc, người đàn bà chôn ngay tại nhà, đêm nằm cạnh khóc cười cho đỡ tủi
Bà Vân đã sống cùng hai ngôi mộ chồng và con trai được 4 năm, ra vô đều mường tượng ra bóng dáng người đã khuất.
Điều buồn đau nhất của cõi người có lẽ là cách trở âm dương, người sống và người chết mãi mãi chia xa. Đối diện với khoảnh khắc ly biệt vĩnh viễn người mình yêu thương, không phải ai cũng có thể vượt qua được nỗi đau tan nát tâm can ấy. Vẫn biết là quy luật của cuộc sống, có sinh thì phải có tử, nhưng tâm tư người ở lại, khó tránh được quyến luyến.
Có lẽ vì thế mà có những câu chuyện như người đàn ông đào xác vợ đặt trong búp bê, hay chuyện của người đàn bà chôn cất chồng con ngay tại nhà để có thể thường xuyên gần gặn. Đó là bà Nguyễn Thị Vân (xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), 63 tuổi, sống cùng hai ngôi mộ ở trong căn nhà mái tôn, vách lá đơn sơ.
Người đàn bà sống cùng hai ngôi mộ
Đêm đêm, bà Vân kê giường nằm cạnh mộ chồng và con trai – những người qua đời gần 4 năm trước. Chồng và con bà yên nghĩ ở sau nhà đã gần 4 năm, nhưng lòng bà Vân thì vẫn nặng trĩu ưu tư. Hàng xóm láng giềng, mới đầu thấy hai ngôi mộ chình ình cũng ớn ớn, nhưng riết rồi thành quen, cũng qua lại chơi, cho bà Vân cái này cái khác.
Bà kể lại, mắt ầng ậng nước: ” Chồng tui bị tai biến suốt 17 năm. Cái thằng này (chỉ tay vào mộ con trai) nó thương ổng lắm, quần quật làm việc phụ tui nuôi ổng, đến nỗi mắc bệnh lao luôn.
Hồi còn khỏe, nó đi cắt cỏ, bắt cá, gánh lúa, ai mướn gì cũng làm. Nó mò được con cá gì bự, cá gì ngon cũng để dành ba ăn, không cho ai ăn hết. Rồi khi bệnh, nó cũng cố làm, kêu là ở vậy với ba mẹ thôi chứ không lấy vợ.
Cái chỗ nó nằm xưa là cái bếp, tui cất lên thành cái chái cho nó ở. Có bữa bệnh nặng, nó dặn: ‘Con có chết thì để con trong nhà nha, đừng chôn con ngoài đồng, con sợ ma.’. Ba nó nghe vậy giận, nói át đi, kêu: ‘Tao mang mày bỏ xuống hầm chứ ở đó mà chôn trong nhà’.
Ai dè đâu ít lâu nó mất thiệt. Tui lo chỗ chôn rồi, mà ở nhà ổng hay tin, ổng đào lỗ sẵn rồi, nên phải chôn nó ở đó chứ sao giờ.“.
Bà Vân ngồi trên giường, nơi bà nằm ngủ cạnh nơi yên nghỉ của chồng và con trai.
Chưa kịp nguôi ngoai mất đi người con hiếu thảo, đúng 3 tháng 10 ngày sau, bà Vân chịu thêm cú sốc tiếp theo: Chồng bà, vì quá xót xa con trai, mà cũng qua đời. Ngày ấy, ông cũng trối lại, dặn bà Vân chôn mình ở trên đầu con, còn lại bao nhiêu đất thì bà Vân ở bấy nhiêu. Bà cũng nghe lời.
Thành ra, trong cái mảnh đất nhỏ, ngôi nhà mục nát, bà Vân chỉ có gian trên kê cái giường, giát cũng gãy tứ tung, cái bàn, bày được cái tủ ban thờ. Phía sau là hai ngôi mộ choán hết không gian.
Thương chồng, xót con, người đàn bà lẻ bóng ngày nào cũng cúng cơm mời chồng con về ăn. Có gì đâu, con cá khô, dĩa dưa hấu, chén cơm, bà cứ làm rồi bày lên chiếc bàn cũ, cúng xong rồi tự ăn một mình.
Mâm cơm cúng đơn sơ nhưng thành kính bà dâng lên người đã khuất.
Video đang HOT
Căn nhà nát và ước mơ “đoàn tụ” ở chái bếp
Đêm, bà ngủ ngay cạnh cái giường nằm song song với mộ chồng, ngẩn ngơ mà khóc cười cho đỡ tủi. Bà Vân bảo, đi ra đi vô thấy chồng con nằm đó, bà không thể quên nổi nỗi đau: “Suy sụp lắm, tui khóc hoài à, nhớ ổng lắm. Nhiều khi cúng cơm cũng khóc, đêm ngủ cũng khóc, trên đồng bẻ ớt cũng khóc.
Mà tui cứ nghĩ như ổng đang còn đây. Tại có khi tui thấy ổng như ngồi cạnh mình, có khi đứng nhìn mà không có nói gì sất.”. Có lẽ, nỗi nhớ thương, quyến luyến đã khiến người đàn bà cô quạnh không mấy tỉnh táo, vẫn biết là cách biệt âm dương nhưng vẫn mong được ở cạnh chồng sớm tối.
Bà ngồi trong nhà nhưng nắng vẫn “xối”, vì mấy tấm tôn đã mục nát rồi.
Thực ra, ở miền Tây, nhiều gia đình có thói quen an táng người thân ngay tại vườn nhà. Nhưng đó là với những nhà có nhiều điền sản, ruộng vườn rộng rãi. Còn như nhà bà Vân, đất chật, lại ngặt nghèo kinh tế, ngay cả xây mộ cũng nhờ cả vào tiền đi điếu của cô bác hàng xóm, có lẽ là bởi không còn lựa chọn khác.
Bà Vân có tới bốn người con, nhưng hai người con trai và một người con gái khác đã lập gia đình riêng, đi chỗ khác ở ráo trọi. Họ cũng nghèo, thi thoảng cho mẹ được chút đỉnh gọi là an ủi tuổi già, chứ cũng không thể bao nuôi. Bà Vân, sau 17 năm lo lắng cho chồng tai biến, cũng không có tích lũy gì, vẫn tự bươn chải, làm mướn sống qua ngày.
Gian trước và gian sau – nơi bà định sẽ “đoàn tụ” với chồng con được ga ngăn bằng tấm rèm mỏng.
Cái nhà hiện tại vẫn là nền đất, tôn lợp thủng lỗ chỗ cũng chẳng có tiền sửa. Thành thử, bà Vân chỉ có ước muốn duy nhất là có được ngôi nhà khang trang hơn để thờ cúng chồng con được tươm tất, tử tế.
” Mai mốt tui mất, chắc tui cũng dặn mấy đứa chôn luôn ngay chỗ giường tui nằm, cạnh ổng cho rồi. Chứ giờ hai cha con nằm đây, mình nằm chỗ khác sao đặng… Còn cái phía ngoài, đứa nào về ở thì ở, còn nhiêu ở nhiêu…” – gạt nước mắt, bà quả quyết thế về tương lai của mình khi nhắm mắt xuôi tay.
Biết chồng thiểu năng mà vẫn lấy, người đàn bà ăn cơm thừa canh cặn, tất bật nuôi 5 người
Cô Lê Thị Dung (1959) ngày ngày tần tảo bán nước chè ở vỉa hè. Một mình nuôi chồng và hai con thiểu năng, cô còn là điểm tựa của mẹ già gần 90 tuổi
Với nhiều người, khi hoàn cảnh khó khăn ập tới, cố gắng vượt qua, đó là chấp nhận số phận. Nhưng đối với cô Dung, sẵn sàng kết hôn với một người thiểu năng, gánh vác cả gia đình khó khăn, đó lại là một sự lựa chọn.
"Một cổ bốn tròng" của người phụ nữ tần tảo
4 rưỡi sáng, khi phố phường Hà Nội còn chìm trong bóng tối, một góc nhỏ đường Hồng Hà (Q. Hoàn Kiếm) đã sáng rực bởi ánh lửa đỏ. Đó là ánh lửa mưu sinh của cô Lê Thị Dung (1959) - người phụ nữ một mình nuôi hai con, chồng bị thiểu năng và mẹ già gần 90 tuổi.
Cùng ánh lửa đỏ ở góc bếp tự dựng ven đường, căn nhà "đất Hà Nội" nhỏ hẹp, chật chội xếp đầy đồ sinh hoạt cũng sáng lên chút ít. Ở đó, có chú Thành (1965, chồng cô Dung) đã ngồi trước nhà từ khi nào.
Mặt chú tươi cười, không nói được nhưng trong vô thức, chú mời chúng tôi vào nhà dẫu chẳng biết chúng tôi là ai và đến từ đâu. Trong góc bếp, người phụ nữ tần tảo đang cần mẫn rửa từng lá chè tươi, chuẩn bị để bán hàng nước.
Chồng và con trai thứ hai của cô Dung
Ngày quyết định lấy người chồng bị thiểu năng, cô Dung như chấp nhận "số phận" vận vào người. "Duyên phận đã vậy, với thương, nên biết làm sao được", cô tâm sự. Sinh ra hai người con trai, gia đình được góp thêm niềm vui, hạnh phúc. Nhưng đây cũng là những chuỗi dài nối tiếp khó khăn cho hoàn cảnh của người phụ nữ này.
Người con đầu không được thông minh, người con thứ hai bị thiểu năng trí tuệ hoàn toàn. Nuôi ba bố con bị bệnh cùng mẹ chồng già yếu đã 88 tuổi, cuộc sống cô Dung đã nhiều lần đi vào bế tắc.
Con đầu của cô sau khi học hết lớp 9 cũng đã biết đi làm, thỉnh thoảng cũng đỡ đần được giúp mẹ. Còn Nguyễn Công Đức (1996), là con trai thứ hai của cô Dung, đến nay tâm chí vẫn như một đứa trẻ ba tuổi, lúc nào cũng chỉ biết "ú ớ" chờ được mẹ chăm sóc.
Nhiều lúc bỏ đi, Đức còn khiến cả nhà lo lắng phải đi tìm. Nhiều lúc lên cơn ương ngạnh, cả gia đình cũng phải bất lực đứng nhìn và chờ đến khi Đức bình tĩnh lại. " Mỗi lần như thế, cháu lại phá phách, ném đồ. Ai nó cũng đánh tất, bà cũng đánh, bố cũng đánh, người ngoài cũng đánh. Đến khi bình tĩnh lại thì thôi", cụ Vũ Thị Nhịp (mẹ chồng cô Dung) kể lại.
Đã từ lâu, mọi người khuyên nhủ cô nên gửi con đến trung tâm chăm sóc người thiểu năng trí tuệ. Nhưng đến nay, cô vẫn không nỡ xa người con trai kém may mắn: "Nhiều lúc đúng là bực thật, nhưng cô thấy thương lắm. Thỉnh thoảng nó quậy phá thôi, chứ những lúc bình thường thì ai cũng bảo ngoan.
Đức cũng không biết gì, gửi đi như vậy không biết sống thế nào. Thương, nhớ lắm chứ. Mà gửi đi như vậy tốn 3 triệu một tháng, con số thật sự lớn với sức cô". Chính vì vậy, đã từ lâu cô vốn xác định tinh thần mà quyết định nuôi nấng "đứa trẻ" này đến già.
Nói chuyện với cô Dung được một lúc, quay sang đã thấy cô rửa xong rổ chè, chuẩn bị nấu bún làm bữa sáng cho mẹ già và hai bố con. Tiếng cười khanh khách từ tầng trên vọng xuống, cô vẫn liền tay khuấy đều nồi bún đang bốc khói nghi ngút và nói: " Thằng con trai cô nó dậy rồi đấy".
Mưu sinh khi trời còn chưa sáng
Cái bếp củi nhỏ đơn sơ vẫn bập bùng cháy, cụ Nhịp tay run run nhóm từng que củi để giữ lửa. Giữa không gian mới tờ mờ sáng, cụ đã nấu phụ cô Dung đã được mấy ấm nước. " 2 giờ sáng tôi đã bị dậy rồi, tuổi già, không ngủ được nhiều. Được cái tôi vẫn đi lại bình thường, nhưng chỉ còn một mắt sáng, mắt còn lại đã kém lắm rồi", cụ vừa nói vừa xoa mu bàn tay trái nổi gồ lên gân guốc.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Thương con dâu vất vả, hàng ngày cụ vẫn ngồi ở góc bếp nhóm lửa nấu nước. Ngày khô thì nấu dễ, nhưng ngày mưa ẩm thấp, lại nấu rất lâu và khó. Còn ngày mưa lớn quá, chị Dung đành nấu bằng bếp ga, bếp điện.
Theo cụ Nhịp, nấu bằng bếp củi tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhiên liệu. Người dân quanh đây biết được hoàn cảnh nên có bàn, ghế, bìa carton... bỏ đi đều đem đến cho. Từ đó, chi phí buôn bán cũng đỡ đần được phần nào.
Mấy chục năm nay, gia đình sống nhờ nghề bán trà đá vỉa hè của cô Dung. Bất kể ngày nắng, mưa hay ngày lạnh, nóng; chưa một ngày nghỉ ngơi, cô vẫn ngồi trên vỉa hè đường Hàm Tử Quan, phường Chương Dương bán hàng. Ngồi bán cả ngày, cô chỉ lời được từ 50.000 đến 70.000 đồng.
Theo cô chia sẻ, cô bén duyên được với nghề bán trà này từ khi bố chồng cô truyền lại "bí kíp" pha trà ngon, bởi ông vốn là một người rất yêu và am hiểu về trà. Tuy nhiên, cô Dung về làm dâu được ba năm, thì bố chồng mất, để lại cho cô nghề kiếm sống đến tận ngày hôm nay.
Hàng ngày, những người đến với góc bán trà cô Dung đa phần đều là khách quen. Họ biết và thương cô, thích món trà mà cô tận tay chế biến. Và đôi khi ở góc phố đó, đều là những con người vất vả mưu sinh giống như cô. Hiểu được những nỗi khổ của nhau, người này mua giúp người kia, thế là bán được hàng.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, cô Dung bỏ qua bữa ăn sáng vì "quen rồi" và xách nước ra góc phố quen thuộc. Chưa bán được cốc nào, cô đã rót cho từng người ngồi cùng dãy, mỗi người một cốc. Có người đưa tiền, có người thiếu thốn, cô sẵn sàng mời không suy nghĩ.
Nhận xét về người bạn cùng ngồi mưu sinh ngay bên cạnh mỗi ngày, cô Phạm Thị Dần (phường Phúc Tân, Q. Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Nhà Dung khổ lắm. Vừa chăm sóc mẹ chồng, vừa chồng, vừa con bệnh. Dù thế nhưng Dung là người hiền hòa, tốt với mọi người ở đây. Dung đã khổ rồi, nhưng còn thương cả người nghèo nữa. ".
Đức thỉnh thoảng vẫn hay theo mẹ đi bán nước, nhiều hôm còn chạy ra sớm hơn cả mẹ. Buổi trưa, cô lại để hàng ở vỉa hè, nhờ mọi người trông giúp, tranh thủ về nhà để chuẩn bị bữa trưa cho mẹ già, chồng con. Về tối, cô phải dọn hàng sớm vì ở nhà còn tận ba người cần chăm sóc.
Cô Hường (phường Chương Dương, Q. Hoàn Kiếm) là người dân khu vực và quen biết những người buôn bán như chị Dung cũng không ngại nhận xét: "Bà Dung này thì cả cái phường Chương Dương đều biết. Cơm thừa canh cặn, cái gì cũng ăn. Nên mọi người thương bà ý lắm, có gì cũng cho".
Xong, cô chỉ về hướng con trai chị Dung, người đang ngây ngô ngồi cạnh mẹ mà chép miệng: "Đấy! Trông có khổ không".
"Cao thủ tình trường" khiến tất cả ngả mũ: Doanh nhân thành đạt đi tất "cọc cạch" ra đường và dụng ý xuất sắc phía sau! Đôi khi, đàn bà quá khôn khéo quá hiểu chuyện sẽ phải nhận về thiệt thòi đấy nhé! Ảnh minh họa Bình thường, người nào cũng muốn hướng đến một bản thân hoàn thiện hơn, hoàn hảo trong mọi mặt. Vậy nhưng trong tình yêu, liệu có phải phụ nữ quá giỏi giang, quá vẹn toàn sẽ có được hạnh phúc. Đôi khi,...