Chống chuyển giá không chỉ với doanh nghiệp FDI
Bộ Tài chính đang hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm chống chuyển giá, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Động cơ của hành vi chuyển giá không gì khác chính là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.
Chuyển giá gây bất bình đẳng trong cạnh tranh
Kết quả chống chuyển giá thời gian qua có chuyển biến tích cực, một phần nhờ nỗ lực của cơ quan quản lý thuế, phần khác là do Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ hơn và tiến gần với thông lệ quốc tế trong việc kiểm soát chuyển giá, nhưng đặt trong bối cảnh mới, đặc biệt là việc thực thi CPTPP và EVFTA, thì đã đến lúc phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý này.
Hiện tại, nhìn nhận về chuyển giá chỉ được hiểu là việc thưc hiện chính sách giá đôi với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường, nhằm tôi thiểu hóa số thuế phải nộp của các công ty đa quôc gia. Song, theo PGS-TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, trên thưc tê chuyển giá không chỉ được thưc hiện bởi công ty đa quôc gia, doanh nghiệp có vôn đầu tư trưc tiêp nước ngoài, mà còn được thưc hiện bởi các doanh nghiệp có nhiêu công ty con chỉ hoạt động kinh doanh trong nước, hoăc thâm chí được thực hiện bởi các công ty là các chủ thể kinh tế độc lập song chủ sở hữu của chúng lại có mối quan hệ thân nhân (vợ chồng, con cái, bố mẹ, anh chị em ruột…) với nhau.
Động cơ của hành vi chuyển giá không gì khác chính là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điêu tiêt cao sang nơi điêu tiêt thấp hơn và ngược lại. Hành vi này không có sự phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Hành vi chuyển giá không chỉ làm thất thu ngân sách nhà nước, mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. “Khi một doanh nghiệp được hưởng lợi về nghĩa vụ thuế thông qua hành vi chuyển giá sẽ thu lợi cao hơn những doanh nghiệp khác có cùng điêu kiện, nhưng hoạt động đúng pháp luật”, ông Trường bình luận.
Video đang HOT
Bổ sung trường hợp có giao dịch liên kết
Ông Đặng Văn Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước cho rằng, Nghị định 20/2017/NĐ-CP đã thiết lập và dần hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá, tạo ra cơ sở pháp lý nhất định cho việc đấu tranh chống chuyển giá của doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đặc biệt là doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho hoạt động này cần phải tiếp tục hoàn thiện bởi hoạt động chuyển giá ngày càng phức tạp hơn.
Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 20/2017/NĐ-CP tiếp tục giữ nguyên mức khống chế chi phí lãi vay được trừ là 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo tối đa là 5 năm như quy định tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP, thay vì mức khống chế tối đa 20% và thời gian chuyển chi phí lãi vay không được trừ tối đa là 3 năm như Nghị định 20/2017/NĐ-CP.
Để chống chuyển giá hiệu quả, theo ông Hải, không chỉ có nỗ lực, kinh nghiệm của cơ quan quản lý thuế, mà cần nhiều điều kiện khác và tất cả những điều kiện này phải được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật thay thế Nghị định 20/2017/NĐ-CP.
Hiệu quả đạt được trong chống chuyển giá còn khiêm tốn là do hiện nay chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi ngân sách nhà nước phục vụ chống chuyển giá như chi phí để mua thông tin, điều tra, xác minh…; chưa có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan như công an, kế hoạch – đầu tư, tham tán kinh tế Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ cơ quan thuế thu thập thông tin phục vụ công tác chống chuyển giá.
“Hiện chưa có cơ quan chuyên trách ở cấp Trung ương nhằm chỉ đạo thực hiện thông suốt công tác chống chuyển giá ở tầm quốc gia và trực tiếp xử lý các vấn đề thông tin ở tầm quốc tế, chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đầy đủ về người nộp thuế nói chung và phục vụ cho hoạt động chống chuyển giá nói riêng, chưa có được nguồn thông tin đa dạng và cập nhật kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà nước và nguồn thông tin khác đã hạn chế hoạt động chống chuyển giá, trong khi chuyển giá luôn là vấn đề nóng, phức tạp, diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới”, ông Hải nói.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, chống chuyển giá những năm gần đây chưa như mong đợi, có nguyên nhân là hành lang pháp lý về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết chưa hoàn thiện, trong đó chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với hành vi chuyển giá, trốn lậu thuế như nhiều nước trong khu vực.
Pháp luật của các nước trong khu vực đều có chế tài rất mạnh đối với hành vi chuyển giá, như Singapore quy định mức xử phạt chung cho các hành vi vi phạm pháp luật về thuế từ 100% đến 400% khoản thuế phải trả. Indonesia áp dụng mức phạt từ 2% đến 48%/tháng tính trên số thuế nộp thiếu bị phát hiện do gian lận qua chuyển giá (Việt Nam là 0,03%/ngày, tương đương 0,9%/tháng). Malaysia phạt từ 100% đến 300% số thuế bị phát hiện gian lận, đồng thời công khai danh tính doanh nghiệp có hoạt động chuyển giá nhằm chiếm đoạt tiền thuế…
Ngăn chặn trốn thuế từ thanh tra chống chuyển giá, chuyển lợi nhuận
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý thuế là công tác thanh tra kiểm tra, trong đó thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chống chuyển giá, chuyển lợi nhuận đóng vai trò quan trọng.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Hành vi chuyển giá, trốn thuế ngày càng tinh vi, phức tạp
Hiện nay, các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có thể chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc chi trả lãi vay hoặc lãi suất cho công ty có quan hệ liên kết vay không theo giá thị trường như: chi trả các chi phí dịch vụ cho công ty mẹ ở nước ngoài... với mục tiêu giảm tối đa số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh nộp tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của các tập đoàn đa quốc gia, các hành vi chuyển giá, trốn thuế ngày càng tinh vi, phức tạp.
Trước tình trạng trên, hàng năm, ngay từ đầu năm, Cục Thuế TP. Hà Nội đã chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng kê khai thông tin giao dịch liên kết trên địa bàn; Phân tích cơ sở dữ liệu tài chính, kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp có giao dịch liên kết; Xây dựng đề cương, các bước công việc triển khai cụ thể đến từng doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Theo ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội , qua các trường hợp đã phát hiện và xử lý vi phạm về giá chuyển nhượng, vi phạm cơ bản là cố tình thực hiện các giao dịch không tuân thủ giá thị trường với các bên liên kết nhằm giảm thiểu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trong đó, hành vi vi phạm thường là doanh nghiệp vi phạm về giá chuyển nhượng không chứng minh được các căn cứ xác định giá chuyển nhượng phù hợp với quy định của pháp luật (về phương pháp xác định giá thị trường cũng như sử dụng các giao dịch độc lập để so sánh).
Bên cạnh đó, các hành vi khác thường gặp như: doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về giá chuyển nhượng thực hiện đồng thời các giao dịch với bên liên kết và bên không liên kết với mức giá khác nhau; Không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ về giao dịch với các bên có quan hệ liên kết khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; Sử dụng dữ liệu so sánh trên Báo cáo giá thị trường không phù hợp, không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ; Không điều chỉnh dữ liệu kê khai liên quan đến nghĩa vụ thuế theo dữ liệu trên Báo cáo giá thị trường của chính bản thân doanh nghiệp.
Thanh tra, xử lý hàng nghìn tỷ đồng
Trong 3 năm 2017-2019, Cục Thuế TP. Hà Nội đã thanh tra tại 254 doanh nghiệp doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Tổng số xử lý qua thanh tra là 3.277 tỷ đồng (bình quân 12,9 tỷ đồng/doanh nghiệp), trong đó, số tiền thuế truy thu, phạt là 641 tỷ đồng, giảm lỗ 2.639 tỷ đồng; phát hiện và xử lý 96 doanh nghiệp có giao dịch liên kết do vi phạm các quy định về giá thị trường theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính và Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Đồng thời, tổng số xử lý về giá là 4.249 tỷ đồng, cụ thể: điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 1.672 tỷ đồng, giảm lỗ 2.252 tỷ đồng, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp và phạt 325 tỷ đồng. Các trường hợp phát hiện và xử lý vi phạm về chuyển giá, chuyển lợi nhuận đã tạo hiệu ứng xã hội nhằm răn đe, cảnh báo các truờng hợp cố tình vi phạm về chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Để đạt được kết quả trên, Cục Thuế TP. Hà Nội đã không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong công tác thanh tra chống chuyển giá, chuyển lợi nhuận. Trong kỹ năng phân tích hồ sơ giao dịch liên kết, cơ quan thuế đã thu thập thông tin về doanh nghiệp, vẽ sơ đồ các mối quan hệ liên kết, sơ đồ giao dịch liên kết để thực hiện phân tích tại cơ quan thuế trước khi tiến hành thanh tra tại doanh nghiệp. Việc thu thập, phân tích thông tin giao dịch liên kết thực hiện cùng với việc phân tích chức năng và rủi ro gánh chịu của doanh nghiệp.
Về kiểm tra hồ sơ giá thị trường, Cục Thuế TP. Hà Nội đã chú trọng kiểm tra Hồ sơ giá thị trường trong thanh kiểm tra, việc lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường, việc sử dụng dữ liệu so sánh của doanh nghiệp có phù hợp các quy định không. Cùng với việc kiểm tra các thủ tục về lưu giữ hồ sơ, nội dung giải trình của doanh nghiệp về phương pháp xác định giá... để phát hiện kịp thời những sai phạm về thủ tục kê khai, về hồ sơ chứng minh tính tuân thủ theo giá thị trường trong giao dịch liên kết
Từ phân tích hồ sơ, vẽ sơ đồ mô hình tổ chức, mô hình giao dịch, phân tích chức năng hoạt động, xác định các giao dịch trọng yếu có dấu hiệu vi phạm giá thị trường, thu thập dữ liệu so sánh để xây dựng cơ sở dữ liệu về giá giao dịch độc lập, tỷ suất lợi nhuận... của các doanh nghiệp tương đồng làm cơ sở so sánh, xác định căn cứ pháp lý để xác định lại giá chuyển nhượng của doanh nghiệp.
Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Cục Thuế TP. Hà Nội tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ từ nghiên cứu xây dựng các tiêu chí nhận diện các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về giá chuyển nhượng để lựa chọn doanh nghiệp tiến hành thanh tra; chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra kiểm tra; xây dụng cơ sở dữ liệu; đổi mới cách thức và phương pháp triển khai thanh tra kiểm tra giá chuyển nhượng... nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước.
Quy định về chống chuyển giá sẽ được sửa đổi toàn diện Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Nghị định quy định về quản lý thuế với giao dịch liên kết, theo đó sẽ sửa đổi toàn diện Nghị định 20 với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và "gia cố" thêm các quy định nhằm chống chuyển giá. Tính đến hết tháng 5, cơ quan Thuế các cấp đã...