Chồng chủ động kế hoạch nhưng vợ vẫn có thai, liền nổi cơn thịnh nộ vì nghi bị cắm sừng và kết quả bất ngờ trong ngày ra tòa
Kết hôn được 3 tháng thì tôi chuyển công tác ra Hà Nội. Còn vợ tôi là giáo viên đã vào biên chế nhà nước nên việc luân chuyển rất khó. Cô ấy vẫn ở quê để đi dạy, còn tôi cứ cuối tuần lại về với vợ.
Vợ con bây giờ đều đã không còn chấp nhận tôi. Tất cả cũng do tôi. Nếu như lúc ấy tôi hỏi kỹ thì đã không xảy ra nông nỗi này.
Vợ chồng tôi mới lấy nhau được hơn một năm. Thú thật là chúng tôi đều xuất thân từ những gia đình không có kinh tế. Vì thế sau khi cưới, tôi và vợ thống nhất đợi vài năm nữa mới có con. Đến khi ổn định, chúng tôi sẽ sinh 2, 3 đứa cho ông bà tha hồ bế cháu.
Kết hôn được 3 tháng thì tôi chuyển công tác ra Hà Nội. Còn vợ tôi là giáo viên đã vào biên chế nhà nước nên việc luân chuyển rất khó. Cô ấy vẫn ở quê để đi dạy, còn tôi cứ cuối tuần lại về với vợ.
Chuyện cũng chẳng có gì đáng nói nếu như 10 tháng trước, vợ tôi không đột nhiên thông báo cô ấy có thai. Tôi nhớ rõ ràng những lần gần gũi, tôi đều đã dùng bao cao su. Vì thế việc có con là không thể.
Nghĩ đi nghĩ lại, tôi cho rằng vợ đã ngoại tình. Cũng không thể trách tôi được. Vì vợ chồng xa nhau, tôi chỉ về những ngày cuối tuần. Hơn nữa tôi làm công trình, thấy nhiều người cặp kè bồ bịch nên tâm trí lúc nào cũng bị ám ảnh.
Tôi nhớ rõ ràng những lần gần gũi, tôi đều đã dùng bao cao su. Vì thế việc có con là không thể. Ảnh minh họa: Internet
Vợ tôi thì sống chết nói đứa con là của tôi. Cô ấy bảo khi nào sinh con ra, cứ đi xét nghiệm ADN rồi tính tiếp. Nhưng tính tôi nóng nảy. Lúc vợ bầu, tôi không về chăm sóc hay động viên cô ấy. Thậm chí khi vợ lên bàn đẻ, tôi cũng chẳng sốt sắng như những người khác. Bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy ân hận vì mình vô tâm với vợ con quá.
Sinh con được hơn một tháng thì vợ tôi đề nghị ly hôn, dù chúng tôi chưa làm xét nghiệm huyết thống. Tôi thấy kỳ lạ thì cô ấy nói: “Cho tôi xin một chút móng tay của anh. Còn con, tôi sẽ tự nuôi một mình và không cần một người bố không thừa nhận nó”.
Vì lòng tự trọng, tôi đồng ý ly hôn. Hôm qua là ngày ra tòa, tôi cảm thấy buồn và hụt hẫng lắm. Nói gì thì nói, chúng tôi đã từng trải qua những ngày tháng hạnh phúc bên nhau. Hơn nữa chuyện ly hôn cũng là do vợ tôi đề nghị.
Tôi rụng rời và vẫn chưa hiểu tại sao vợ lại có thai, trong khi lần nào tôi cũng đã kế hoạch. Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Trước khi bước vào phiên tòa, vợ tôi có đưa cho tôi một tờ giấy. Đó là kết quả xét nghiệm và đứa bé thật sự là con tôi. Tôi rụng rời và vẫn chưa hiểu tại sao vợ lại có thai, trong khi lần nào tôi cũng đã kế hoạch. Dù sao, tôi vẫn ân hận nên xin vợ suy nghĩ lại. Bởi đứa bé nào cũng cần có bố.
Nhưng vợ tôi lạnh lùng nói cô ấy muốn ly hôn. Tôi biết trong lúc này vợ đang cả giận mất khôn. Vậy nên trong khoảng thời gian hòa giải, tôi phải khiến vợ thay đổi cách nghĩ về mình. Để cô ấy có thể cho tôi chuộc lỗi và làm lại từ đầu như một người chồng và một người bố.
Hải Nam
Theo Phụ nữ Sức khỏe
Những câu tránh hỏi nàng độc thân dịp Tết
Tết đến xuân sang là dịp mọi người được quây quần bên gia đình. Thế nhưng, dịp này, nhiều bạn trẻ "chết khiếp" bởi những câu hỏi cứ lặp đi lặp lại phát... ám ảnh!
Những ai bước sang độ tuổi từ 20 - 30 rồi mà chưa có người yêu hay chưa kết hôn là chắc chắn sẽ phải trải qua 1 vạn câu hỏi liên quan đến chuyện này. Mà nhất lại là dịp Tết
"Bao giờ lấy chồng?" - là câu hỏi "nhức nhối nhất mọi thời đại" của nàng độc thân
Lấy chồng là chuyện của duyên phận. Thế nhưng mối lo về chuyện có người yêu rồi kết hôn nó lại mang tính thời điểm. Những ai bước sang độ tuổi từ 20 - 30 rồi mà chưa có người yêu hay chưa kết hôn là chắc chắn sẽ phải trải qua 1 vạn câu hỏi liên quan đến chuyện này. Mà nhất lại là dịp Tết.
Câu hỏi này gây ám ảnh tới nỗi, bây giờ giới trẻ Việt còn cho rằng "Bao giờ lấy chồng?" hay "Bao giờ cưới?" đã trở thành câu hỏi xã giao tương đương ý nghĩa với câu "How are you?" của người ngoại quốc, nhưng là theo kiểu... vô duyên.
Theo chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo thì đầu tiên các bạn nên có cách nhìn và cảm nhận những câu hỏi này theo góc độ tích cực như một sự quan tâm của mọi người dành cho mình, hoặc ít ra đó chỉ là một câu hỏi cửa miệng đối với các cô gái đến tuổi cặp kê. Khi bạn có tư tưởng thoải mái, bạn sẽ có cách ứng xử tốt nhất.
"Các bạn hoặc có thể chọn cách ứng xử mỉm cười, im lặng hoặc kèm theo câu trả lời dí dỏm như: cháu còn ham chơi lắm ạ, bố mẹ vẫn chưa duyệt cho con qua đâu cô, chú à. Hoặc mọi thứ còn bộn bề lắm cô, chú ơi, cháu còn phải học nhiều thứ lắm mới làm dâu được... Cách trả lời còn ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn và gia đình bạn trong mắt láng giềng họ hàng, cho nên bạn cũng hết sức khéo léo và tế nhị để câu chuyện đầu năm vui vẻ", chị Thảo khuyên.
Thế bao giờ mới chịu dẫn người yêu về ra mắt?
Nếu độ sát thương của câu đầu tiên là 200% thì câu số 2 cũng thuộc hàng 199%. Team chưa có người yêu khổ đã đành, team có rồi cũng vẫn khổ. Người yêu chưa sẵn sàng sẽ dễ bị hiểu lầm thành sắp cưới, ngại bị so sánh với người yêu cũ của người yêu... Chưa kể ngoài bố mẹ, ông bà, các cô chú dì họ hàng cũng được dịp "tổng động viên" 3 ngày Tết.
Nhiều bạn trẻ cho biết, nghe xong câu hỏi này chỉ muốn vùi đầu vào mâm cỗ Tết trốn khỏi thực tại.
Riêng với nhóm độc thân, ế thì đằng nào cũng ế rồi. Có hỏi và giục nữa cũng vậy thôi. Thế nên câu hỏi này cũng ngang ngửa nhiệm vụ bất khả thi của 007, năm nào cũng nghe, năm nào cũng sợ hãi.
Đi làm lương cao không cháu?
Biến thể của câu này thường là: "Làm XX chắc lương cao lắm nhỉ?', "Cháu ra trường vài năm rồi chắc giờ thừa sức mua ôtô?"... Và thường kết thúc bằng "Giỏi quá chẳng bù cho con bác" hoặc "năm tới cố gắng nhé, sắp bằng chị Y anh Z nhà bác rồi... Mặt đơ là phản ứng chung của mọi người. Lương rồi lại đến thưởng, kế hoạch thăng tiến, mở cửa hàng riêng, du học... số câu chỉ có tăng chứ không giảm. Trả lời chung chung thì lại chỉ kết luận rằng "có gì đâu mà phải giấu", trả lời kỹ quá không khéo lại bị đem ra so sánh nhiều năm sau.
Khi thấy ai đó có bắt đầu với "cháu đang làm gì?" (để mở màn cho lương lậu) thì hãy giả ngốc mà đối đáp nhé các bạn. Đôi khi câu trả lời "cháu đang thở", hay "cháu đang ngồi" lại giúp bạn giải vây, cười xí xóa mà không ai bị căng thẳng.
Dạo này trông béo lên đấy nhỉ?
Đây là câu nói rất nhậy cảm với chị em ngày Tết, bởi chuyện cân nặng, dáng vóc làm nhiều chị em đau đầu... Chỉ một câu hỏi kém duyên ấy, làm bạn mất ăn mất ngủ đấy!
Hầu hết mọi người đều không ý thức được, nhận xét hay bàn luận về cân nặng của người khác có thể gây ảnh hưởng sâu nặng và lâu dài đến tâm lý của đối tượng bị bàn luận, thậm chí chính họ cũng không nhận ra được điều này. Theo thạc sĩ tâm lý Lê Thị Dương Thương bình luận về ngoại hình người khác dễ dẫn tới nhiều hệ lụy như sợ giao tiếp với người khác, rối loạn ăn uống và thậm chí là trầm cảm.
Nếu bạn không thoải mái với câu hỏi này thì hãy đáp: "Dạ con cũng không để ý lắm vì đối với con, chuyện gầy ốm không quá quan trọng. Hiện tại con vẫn vui khoẻ. Dạo này mọi người sao rồi ạ?".
Để bắt đầu một năm mới đầy suôn sẻ, thay vì hỏi về chuyện béo gầy thì nên nhận xét "Dạo này thấy thần thái con có vẻ tốt hơn/ thấy con vui vẻ hơn". Đồng thời, hãy hỏi về những dự định cho hiện tại và tương lai của con cháu. Đặc biệt là vào dịp Tết với các món bánh mứt và mâm cỗ sum vầy, đừng để vấn đề cân nặng ảnh hưởng đến tâm lý người thân.
Thay vào đó hãy hỏi những hỏi mở và gợi chuyện.
Ví dụ như: "Dạo này cháu ổn chứ?", "Năm mới có tin gì mới không cháu?", "Năm qua có gì vui không cháu?"
Cuộc đời của mỗi con người đâu chỉ bó hẹp xung quanh chuyện kết hôn hay sự nghiệp, tiền bạc, còn nhiều khía cạnh khác thú vị hơn mà.
Hãy đòn chào năm mới bằng những cuộc trò chuyện hân hoan, vui vẻ, bắt đầu từ những câu hỏi tinh tế và tế nhị.
An Hoa (t/h)
Theo motthegioi.vn
Đêm tân hôn, dâu mới điếng người nhận được món quà cưới của mẹ chồng Cứ nghĩ sẽ được sống trong nhung lụa, giàu sang khi lấy chồng nhiều tiền nhưng ngay đêm tân hôn, Loan đã phải hối hận tột cùng khi quá khứ oanh liệt bị chính mẹ chồng lật tẩy. Tuấn - chồng Loan vốn là con nhà giàu, lại được vẻ ngoài bảnh bao, theo chân lúc nào cũng có đến mấy chục cô...