Chông chênh con chữ trên đỉnh mù mây
Có mặt tại lễ thông xe đường lên núi Cấm (cao trên 700m, An Hảo, Tịnh Biên – An Giang), sau gần 6 tháng tạm gián đoạn bởi trận lở núi kinh hoàng hồi tháng 5.2012, chúng tôi có dịp trải nghiệm toàn diện cái chông chênh của con chữ trên đỉnh mù mây.
Một góc Trường THCS Núi Cấm.
Do còn nhiều “trắc trở”, nên đường đến trường của trẻ em nơi đây thường xuyên chông chênh như chính lối đi gập ghềnh trên vách núi đá.
Chông chênh “đường tắc”
Đến Trường THCS Núi Cấm ngay dịp đoàn vận động “học sinh trở lại lớp” đầu năm học 2012-2013, máu nghề nghiệp trổi lên, tôi tháp tùng ngay. Phó Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Nam cho biết, chỉ có 63/95 học sinh đến lớp (66,31%) và nhiều khả năng học sinh không trở lại lớp ở mức cao; bởi trước đó, trường đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút học sinh trở lại trường.
Video đang HOT
Sau hơn nửa giờ cuốc bộ gần 4 cây số đường núi, vượt qua hơn chục dốc thẳng đứng, chúng tôi đến nhà em Lê Thị Ngọc Phụng- nằm ở ấp Vồ Đầu- học sinh có khả năng nghỉ học trước khi bước vào lớp 9. Bà Trần Thị Kim Loan- mẹ của Phụng- không kềm được nước mắt: “Do lo không xuể…”.
Theo bà Loan, sau sự cố sạt lở núi, chính quyền địa phương hạn chế xe lên núi khiến lượng khách du lịch đến núi Cấm giảm, đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân chuyên sống bằng nghề dịch vụ du lịch.
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Thầy Đặng Thanh Nhàn- tổ trưởng tổ chuyên môn Trường THCS Núi Cấm- cho biết: “Mấy hôm nay chúng tôi lo sốt vó khi nghe tin em Lê Thị Mỹ Ngọc- học sinh vừa đoạt giải ba tại kỳ thi học sinh giỏi môn sử cấp tỉnh khối lớp 9- có nguy cơ bỏ học vì việc mua bán tại khu du lịch của gia đình bị ngưng trệ”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn các hộ sống bằng nghề dịch vụ trên núi Cấm là dân từ nhiều nơi khác đến, không có đất đai, tài sản… Vì vậy khi xảy ra sự cố, họ dễ dàng bị tổn thương. Chính sự khó khăn này đã “đánh văng’ con chữ trong nhiều học sinh.
Thông đường, càng lo
Để vận động học sinh Lê Thị Ngọc Phụng (ấp Vồ Đầu) trở lại lớp,
đoàn công tác Trường THCS Núi Cấm phải cuốc bộ 4 cây số đường rừng.
Không phủ nhận sự cố lở núi đã làm “tắc đường” đến trường của nhiều học sinh, nhưng thực tế cho thấy đó chỉ là “giọt nước làm tràn chiếc ly” chứa đựng quá nhiều bất trắc bên trong. Số liệu nhiều năm gần đây cho thấy, tình trạng học sinh THCS Núi Cấm bỏ học đã đến mức báo động.
Nếu như năm học 2010-2011, tỉ lệ học sinh bỏ học là 12,77%, thì đến năm học 2011-2012, tỉ lệ lên đến 15,2%. Riêng với năm học 2012-2013, lãnh đạo Trường THCS Núi Cấm dự báo nhiều khả năng tỉ lệ này sẽ xấp xỉ 18%. Trong số nhiều nguyên nhân khiến học sinh bỏ học, có nguyên nhân cơ bản là học sinh dễ bị “cuốn theo” cơn lốc phát triển du lịch, như phụ giúp gia đình trong việc mua bán…
Vì vậy, ngay sau lễ thông đường lãnh đạo nhà trường đã xây dựng phương án đối phó mới. Bởi kinh nghiệm cho thấy, việc giữ chân học sinh đến trường trong bối cảnh này càng khó khăn hơn thời điểm “tắc đường”. Một thầy giáo nhiều năm gắn bó với Núi Cấm “bật mí”: Mỗi ngày, một học sinh 14-15 tuổi có thể kiếm cả trăm ngàn đồng từ dịch vụ bán nhang và các loại đồ cúng bái. Riêng những ngày rằm, tết, hoặc lễ hội Vía bà Chúa xứ núi Sam… nhiều em còn tham gia chạy xe ôm đưa khách. Vì thế rất nan giải để ngăn các em bỏ học.
Thầy Phạm Vũ Linh cho biết, năm rồi, để vận động em Võ Phước Sang- ngụ khu vực ấp Vồ Ba- các thầy phải cuốc bộ cả đi lẫn về hơn 16 cây số và mất 3 lần như thế mới đưa được Sang trở lại lớp. Nhưng cũng quá muộn, bởi Sang đã nghỉ học trên 60 buổi. Và năm học này, Sang tiếp tục bỏ học vì nhà trường quá đơn độc trong công tác vận động.
Một ngày lưu lại núi Cấm, tôi chợt hiểu thêm rằng để đưa học sinh bỏ học trở lại lớp, không chỉ dừng lại ở việc khơi thông tuyến đường độc đạo lên núi Cấm, mà rất cần cuộc khơi thông trong từng nếp nghĩ về công tác giáo dục trong từng người có trách nhiệm.
Theo laodong
Đang ngủ, học sinh bị rắn cắn chết
Ngày 18/11, Ban Giám hiệu Trường THCS Núi Cấm (huyện Tịnh Biên - An Giang) cho biết cách nay 2 ngày, một học sinh của trường đã tử vong sau khi bị rắn độc cắn.
Bà Trương Thị Ổi đang điều tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Ảnh: An Giang Online
Trước đó, vào trưa 14/11, trong lúc lên rẫy thu hoạch chuối, bà Trương Thị Ổi (57 tuổi, ngụ thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn - An Giang) cũng bị rắn độc cắn làm sưng phù cả chân phải.
Các bác sĩ Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết bà Ổi vẫn chưa qua khỏi cơn nguy kịch vì nọc độc đang gây tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết dưới da khắp cơ thể, chảy máu chân răng... Với các triệu chứng này, các bác sĩ nghi nạn nhân đã bị rắn lục đuôi đỏ tấn công.
Theo Dantri
Thông xe lên núi Cấm Ngày 17.11, UBND tỉnh An Giang đã chính thức cho thông xe đường lên núi Cấm (xã An Hảo, H.Tịnh Biên), sau thời gian phong tỏa kể từ sự cố đá rơi đè nát ô tô chở đoàn khách hành hương làm 6 người chết, 2 bị thương xảy ra vào ngày 5.5.2012. Dân chờ thông xe lên núi Cấm - Ảnh: Trường...