Chống cảm cúm ngày mưa bằng thực phẩm
Thời tiết từ nắng chuyển sang mưa cũng là lúc cảm cúm dễ tấn công bạn và gia đình. Hãy tăng cường khả năng miễn dịch cho mình và người thân bằng cách đơn giản là bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết thông qua thực phẩm thường ngày.
Cam, bưởi, sơ ri
Mỗi ngày một ly nước ép cam, bưởi hay những trái cây có vị chua như ổi, sơ ri, kiwi… sẽ giúp bạn phòng chống cảm cúm hiệu quả bởi chúng chứa nhiều vitamin C. Trái cây này cũng rất tốt cho trẻ em.
Lưu ý: không nên “nạp” vitamin C vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
Tỏi
Với tính năng kháng khuẩn, tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm cúm. Dùng tỏi sống hay nấu chín đều cho kết quả tốt là phòng bệnh và tăng cường đề kháng.
Các loại rau xanh, đậu
Các loại rau củ quả như bina, ớt chuông, cà rốt, khoai lang, bí đỏ … rất giàu vitamin A, C, E … Hay những loại hạt như đậu phộng, đậu nành, hay bông cải xanh, cải xà lách xoong … chứa nhiều sắt và axit folic đều có tác dụng phòng cảm cúm.
Video đang HOT
Cá
Cá hồi, cá ngừ hay cá thu chứa nhiều omega- 3, chứa hợp chất giúp giảm viêm nhiễm có hại cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, giúp bạn chống lại bệnh tật, trong đó có cảm cúm.
Nghêu, hàu, trai
Họ hàu, trai chứa nhiều kẽm, một trong những khoáng chất được ghi nhận là “chiến binh chống cảm cúm”. Tuy nhiên cần lưu ý phải dùng thật chín để tránh các bệnh về tiêu hóa.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa thông thường để tăng cường phòng chống virus cảm cúm:
- Rửa tay thường xuyên, nhất là trẻ con.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, đặc biệt khi có người đã nhiễm bệnh.
- Không dùng chung khăn, ly tách với những người khác.
- Tránh tiếp xúc gần và lâu với người đã bị bệnh.
- Uống nhiều nước.
Theo Phunuonline
7 thần dược giúp chống cảm cúm hiệu nghiệm
Với tính năng sát trùng hiệu quả, mật ong hoạt động giống như chất kháng sinh tự nhiên đối với cơ thể.
1. Gừng
Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp cơ thể đổ mồ hôi, đánh tan cơn sốt, và loại bỏ độc tố. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và là "người bạn" tốt của hệ tiêu hóa, phổi, và ngực. Vì vậy, bạn đừng quên thêm một lát gừng tươi vào đồ ăn hoặc vào tách trà buổi sáng. Trà gừng, đặc biệt là khi pha với mật ong, có tác dụng giảm ngứa cổ họng rất tốt.
2. Tỏi
Hoạt chất allicin trong tỏi có tính kháng virus và kháng khuẩn. Nó giúp làm sạch gan - đồng nghĩa với việc làm sạch máu vì cứ 3 phút máu lưu thông qua gan một lần. Nhờ thế, tỏi có tác dụng kích thích các bạch cầu và tăng cường hệ miễn dịch. Một chút siro hành tây và tỏi sẽ giúp long đờm rất hiệu quả.
3. Mật ong
Với tính năng sát trùng hiệu quả, mật ong hoạt động giống như chất kháng sinh tự nhiên đối với cơ thể. Loại dung dịch ngọt thơm này chứa các vitamin như vitamin B tổng hợp, vitamin C, D, E, các khoáng chất, và keo ong. Keo ong trong mật ong giúp tăng cường hệ miễn dịch, vô hiệu hóa vi rút, và loại bỏ tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, hãy uống 4 thìa nhỏ mật ong mỗi ngày (uống trực tiếp hoặc pha với trà) để được bảo vệ tốt hơn.
4. Ớt cayen
Ngoài hàm lượng vitamin C cao, ớt cayen còn chứa vitamin A, B, canxi, và kali - lựa chọn tự nhiên tuyệt vời cho cơn cảm lạnh. Loại gia vị này còn giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Hãy nhỏ vài giọt chiết xuất từ ớt cayen vào một cốc nước và súc miệng 15-30 phút một lần, bạn sẽ thấy cơn đau họng biến mất không vết tích.
5. Thực phẩm lên men
Hãy tự gia tăng hàm lượng vi khuẩn "tốt" trong cơ thể như acidophilus và bifidus bằng cách ăn nhiều sữa chua hay kefir mỗi ngày bạn nhé.
6. Rau lá xanh
Chúng mình nên ăn nhiều rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, rau chân vịt...vì các loại rau này cung cấp hàm lượng cần thiết vitamin B12, axit folic, kali, vitamin A, C, và K giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
7. Chanh
Hãy giữ cân bằng hàm lượng axit/kiềm trong cơ thể bằng cách thường xuyên uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh. Dung dịch này sẽ giúp loại bỏ tình trạng sung huyết, kích thích tiêu hóa, và tạo ra kiềm hay chất hóa học pH giúp chữa bệnh trong cơ thể.
Theo TNO
Dinh dưỡng giải nhiệt, tăng đề kháng ngày hè Nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời luôn vượt ngưỡng thân nhiệt, tức trên 37 độ C. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, chức năng điều tiết thân nhiệt của con người do mất cân bằng khiến mồ hôi ra nhiều gây mệt mỏi, đặc biệt là ở người già và trẻ em. Với trẻ nhỏ, do chưa hoàn thiện thần kinh và...