Chồng cả đời sau lũy tre làng bắt vợ ‘yêu’ kiểu Tây
Kiểu phương Tây là kiểu gì hả các anh? Kiểu phương Tây là kiểu mang vợ ra để hành hạ và dùng roi vọt à? Càng ngày tôi càng thấy đàn ông thể hiện sự suy đồi về văn hóa, nhất là mất đi văn hóa tình dục lành mạnh!
Đàn ông Việt càng ngày càng khiến chúng tôi thất vọng với những kiểu học đòi lố lăng. Ảnh minh họa
Chào các quí ông – những người có đầu óc mở cửa đổi mới, có mong muốn và khát khao những cuộc mây mưa của vợ chồng đạt đến sự tuyệt mĩ nhất và có đóng góp không nhỏ trong việc chuyển tải những cái lạ, cái mới của phương Tây về Việt Nam.
Qua những bài báo gần đây, tôi có thể tổng kết lại những thành quả mà các anh du nhập được về nước, đó là những tổng kết về cách hành hạ vợ đau đớn nhất, các khiến bạn tình tổn thương nhất và cách trở về thời nguyên thủy nhanh nhất.
Thật đáng mừng cho phụ nữ chúng tôi, dành cả cuộc đời chăm sóc chồng con, hy sinh tuổi trẻ, hy sinh bản thân… và được nhận lại những thứ mà theo các ông chồng là rất đáng để hy sinh: sự đau đớn nhất, tổn thương nhất!
Người chồng cũ của tôi là điển hình cho suy nghĩ ngu muội như các anh hiện nay. Anh ta cũng ngồi ăn ốc nói mò trong mảnh đất Việt Nam chật chội, chưa một lần được bước chân ra thế giới, chỉ học đòi phương Tây lối sống thoáng và cách yêu của họ qua mạng.
Video đang HOT
Vậy mà trong cuộc yêu vợ chồng, sự ngọt ngào trước đây biến mất, thay vào đó là sự hành hạ nhau mỗi đêm, nào là tư thế quan hệ mới, nào là những cách làm mà tôi không thể chấp nhận được, bằng miệng, bằng cửa sau…
Càng ngày tôi càng thấy mình bệnh hoạn khi ở cạnh ông chồng Tây nửa mùa của mình. Tôi chắc không ít những anh chàng cổ xúy cho phong trào bắt chước phương Tây lố lăng cũng càng ngày càng điên dại như anh chồng tôi.
Vậy nên từ tổ ấm hạnh phúc, vợ đẹp con khôn anh ta đã đánh mất tất cả. Tôi cũng chấp nhận ra đi, để anh ta tìm người vợ nào giỏi sex hơn tôi, sức chịu đựng cao hơn tôi, loại chồng đó tôi tự thấy cũng không xứng đáng với mình.
Hiện giờ tôi sống một mình nuôi con vì sự kinh hãi về cách yêu thô bạo của đàn ông vẫn còn ám ảnh. Gọi là cuộc yêu của vợ chồng, nhưng vô tình các anh đã biến nó thành cuộc tra tấn nhau.
Tôi viết bài này như một hồi chuông cảnh tỉnh phái mạnh, các anh hãy xem xét lại, văn hóa giữa Tây và Ta là khác nhau, vậy nên không thể máy móc đem cái này áp vào cái khác được, càng không thể bắt chước và chỉ quan tâm để thỏa mãn mình mà không quan tâm gì đến chị em chúng tôi.
Cơ bản nhất, cách làm truyền thống vẫn là nét văn hóa riêng và mang lại nhiều cảm xúc cho các chị em, các anh nên thôi cái kiểu bắt chước đi nhé!
Theo PNT
Xuân này con không về
Có không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết.
Tết năm nay được nghỉ khá dài ngày, nhiều nhà vui mừng vì được đoàn tụ gia đình ở quê, được du lịch đó đây. Nhưng, có những cảnh nhà dư thời gian mà lại thiếu tiền, hoặc quê chồng tận Hà Đông còn quê vợ giữa khúc ruột Huế thương, phải về nơi nào để đôi bên toại nguyện?
Chịu khổ vẫn không mua được vé
"Năm ngoái, trầy trật mãi chúng tôi mới tìm được hai chiếc vé ghế xếp để về quê chồng tận Hà Đông. Đồ đạc, người ngợm xếp nhau ngồi dưới sàn, ra đến Huế tôi mới có được ghế để ngồi. Chuyến về quê đó ám ảnh tôi cả năm nên lần này tôi quyết đón mua vé thật sớm" - đang xếp hàng tại quầy vé xe khách Hà Nội, chị Minh Lan chia sẻ. Nhưng mới đầu tháng 12, hãng xe chị mua chưa bán vé tết, mất nửa tiếng xếp hàng chỉ để nghe câu từ chối, chị Minh bực bội bỏ về.
Xe đò vẫn là ưu tiên số một cho những gia đình có thu nhập bình dân. Mặc dù giờ đây thay vì chen chúc xếp hàng, khách có thể đặt vé xe qua điện thoại, rồi hẹn ngày giờ lấy vé, nhưng nỗi lo thiếu vé, không có vé về vẫn không giảm chút nào. Chị Thanh Hiếu 38 tuổi, chia sẻ: "Mấy tuần gần đây, tuần nào tôi cũng ghé hỏi mua vé tết về Quảng Ngãi, nhưng các quầy đều dán thông báo "Chưa bán vé tết". Đợi đến khi họ mở bán thì chắc không tới lượt mình. Tôi mừng như bắt được vàng khi một quầy nói có bán vé Quảng Ngãi nhưng phải trả gấp ba vì đây là tuyến ra... Hà Nội".
Chi phí ngất ngưởng, lương thưởng bèo bọt
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa (Ảnh minh họa)
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa. Lương thưởng cuối năm bèo bọt, kinh tế eo hẹp là nỗi lo chính cho cả nhà, đặc biệt với những cặp vợ chồng là trụ cột của cả dòng họ. Sau nhiều đêm trăn trở, chị Như Ý, nhân viên ngân hàng, nhà ở Thủ Đức vẫn không tính được bài toán thu chi cho chuyến về quê chồng cuối năm nay. "Nhà tôi ở Bến Tre, còn nhà chồng tận Nghệ An. Năm ngoái cả hai về quê vợ nên năm nay phải là quê chồng. Chồng tôi là con một nhưng thuộc trưởng chi, trưởng tộc. Vì lần đầu tiên về ra mắt dâu họ nên tôi phải chuẩn bị quà cho từng gia đình. Mỗi gói quà ít nhất cũng 200.000 đồng, chưa kể phong bao lì xì cho chục đứa nhỏ. Rồi tiền tàu xe đi lại, hai cái vé máy bay khứ hồi ít nhất cũng tốn chục triệu đồng. Mới nghe năm nay ngân hàng làm ăn thua lỗ, lại sắp sáp nhập với ngân hàng khác nên đến giờ vẫn chưa biết lương thưởng cuối năm thế nào. Nếu không có thưởng thì không biết lấy đâu tiền về quê. Tôi bàn với chồng thôi để sang năm ăn tết lớn, nhưng chưa hết câu thì đã bị trách: "Em tiếng làm dâu mà chưa về nhà chồng thử một ngày!"
Cũng không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết. Anh Hoàng Long (quận 3) thổ lộ: "Đã năm cái tết vợ chồng tôi không được gần nhau. Lúc vợ tôi về Cà Mau (quê vợ) để tôi lại Sài Gòn, lúc tôi chắt chiu mua vé bay về Bắc thăm mẹ già để vợ ở lại với con nhỏ. Coi như thoả thuận đó giúp ông bà hai bên vui lòng, nhưng tết nhất mà chồng một nơi, vợ một ngả ai chẳng buồn".
"Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm"
Với những trường hợp khá giả như Kim Chi - hàng xóm nhà bên cạnh, thì không có khái niệm tết phải về thăm quê: "Cả năm vùi mặt ở văn phòng, cuối năm phải là dịp để hưởng thụ, thư giãn chứ? Về quê thì lúc nào cũng nấu nướng, cúng kiếng, dọn dẹp, xong là hết tết. Nếu lấy tiếng thăm bố mẹ mà về tết thì thời gian nghỉ phép trong năm thăm ông bà cũng được vậy". Nhưng theo ý anh Thành - chồng của Chi, "Tết là phải về nhà, thăm ông bà, dòng họ, chuyện chơi bời để ra tết hãy tính".
Bà cụ ở căn hộ nhà đối diện, tết rồi mỗi mình bà ra vào khoá cửa. Hỏi con cháu đâu cả rồi, bà bỏm bẻm nhai trầu, cố gắng nói thật vui vẻ: "Cả năm chúng nó vất vả, cuối năm mình ở nhà giữ cửa cho chúng thoải mái dắt con cháu đi chơi. Mình già rồi, đi xa đâu được. Ở nhà thắp hương, trò chuyện với ông bà cũng ấm lòng rồi". Nếu con cháu bà cụ nghe được điều này, hẳn họ sẽ chạnh lòng suy nghĩ lại.
Theo VNE
Cô gái 13 tuổi sinh con của "yêu râu xanh" Cô gái bị người đàn ông 61 tuổi cưỡng hiếp vừa sinh ba đứa trẻ tại thủ đô Dominica. Cô gái 13 tuổi vừa trải qua một ca đẻ sinh ba tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica. Được biết, cha của ca sinh ba này là một người đàn ông 61 tuổi. Sau khi thực hiện hành vi cưỡng bức trẻ...