Chồng ca bệnh 981 coi thi THPT quốc gia, Quảng Nam thông báo khẩn
Cơ quan chức năng Quảng Nam yêu cầu, những ai tiếp xúc với chồng BN 981 là ông N.T.C – người coi thi tốt nghiệp THPT quốc gia tại điểm thi số 50 – phải đến trạm y tế để khai báo y tế.
Tối nay (18/8), lãnh đạo UBND thị trấn Khâm Đức ( huyện Phước Sơn, Quảng Nam) cho biết, đã ra thông báo về việc khai báo y tế đối với các trường hợp tiếp xúc với chồng của BN 981.
Bộ Y tế cùng ngày đã công bố BN 981 là nữ (trú tại TP Hội An). Từ ngày 8 đến 10/8, ông N.T.C (SN 1986) là chồng của BN 981 đã coi thi tốt nghiệp THPT quốc gia tại điểm thi số 50, Trường THPT Khâm Đức.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thị trấn Khâm Đức, thông báo, những ai tiếp xúc gần với ông N.T.C. (từ ngày 8 đến 10/8) phải đến Trạm y tế thị trấn Khâm Đức hoặc Trung tâm y tế huyện Phước Sơn để được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch, cách ly y tế.
Lịch trình của BN 981 (nữ, SN 1988, trú tại khối Tân Thành, phường Cẩm An, TP Hội An), chỗ ở hiện nay tại thôn Võng Nhi, xã Cẩm Thanh, TP Hội An). BN sống cùng chồng và con gái.
Từ ngày 13 đến 16/7, BN nhập viện mổ tay và điều trị tại phòng 303 khoa Ngoại thần kinh, BV Đa khoa Đà Nẵng, có tiếp xúc với chồng và 4 người đến thăm.
Ngày 17/7, BN xuất viện và được chồng đưa về nhà bằng xe máy, BN chỉ tiếp xúc với người trong gia đình khi về nhà.
Từ 18 đến 25/7, BN ở tại nhà, có tiếp xúc trực tiếp với 14 người đến thăm. Ngày 26/7, BN được chồng chở đi cắt chỉ vết mổ tại phòng tiểu phẫu – khoa Cấp cứu BV Đa khoa Hội An, có tiếp xúc với nhân viên y tế.
Trường THPT Khâm Đức, nơi chồng BN 981 – người từng coi thi THPT quốc gia
Từ ngày 25 đến 27/7, BN có đến quán bún bà P.T.A (tổ 1, thôn Võng Nhi, xã Cẩm Thanh).
Ngày 1/8, BN đến Trạm Y tế xã Cẩm Thanh khai báo y tế. Từ ngày 1 đến 14/8, BN ở nhà, không tiếp xúc với ai.
Video đang HOT
Ngày 18/8, BN được chuyển điều trị tại BV Đa khoa TƯ Quảng Nam.
BN 964 (nữ, SN 1971, trú khối phố Mỹ Đông, phường An Mỹ, TP Tam Kỳ).
BN làm việc tại bộ phận hành chính thuộc khoa Dinh Dưỡng – CDC Quảng Nam và chưa tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19.
Ngày 11/7, BN có đi đám cưới cùng gia đình tại Nhà hàng EdenPlaza (đường Duy Tân, TP Đà Nẵng), rồi về nhà.
Từ ngày 11/7 đến 15/8, BN có đi siêu thị Coopmart Tam Kỳ 2 lần (vào thứ 7).
Ngày 9/8, BN được chị dâu ở xã Tam Phú lên nhà chơi. Thứ bảy hằng tuần, BN có đi chợ thương mại (phường An Mỹ, TP Tam Kỳ), mua tỏi tại quán chị T. và mua bún (đường Nguyễn Thái Học) nhưng không biết tên quán.
Trong 10 ngày qua, BN ít giao lưu tiếp xúc với nhân viên trong cơ quan, chỉ tiếp gần với 1 người trong khoa là chị N.T.Đ (đường Xuân Diệu, khối phố Mỹ Thạch Trung, phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ).
Ngày 16/8, BN được chuyển điều trị tại Khu điều trị Điện Nam – Điện Ngọc (BV Đa khoa khu vực Quảng Nam).
Quảng Nam phong tỏa khu dân cư nơi BN 964 sinh sống
Đã cách ly 23 thí sinh thi chung phòng với con BN 964
Ông Bùi Ngọc Ảnh, Chủ tịch TP Tam Kỳ tối nay xác nhận, đơn vị đã cách ly và lấy mẫu xét nghiệm 23 thí sinh, thi chung phòng với con BN 964 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Theo ông Ảnh, tại kỳ thi diễn ra vào ngày 8 đến 10/8, con trai BN 964 thi ở phòng 433, hội đồng thi Trường THCS Lê Hồng Phong (TP Tam Kỳ).
“Qua rà soát, phòng thi này có tổng cộng 24 thí sinh, trong đó có con trai của BN. Ngành Y tế địa phương đã cách ly y tế tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm đối với 23 thi cùng phòng với con BN 964″, ông Ảnh nói thêm.
Ngày 18/8, tỉnh Quảng Nam đã có quyết định phong tỏa khu vực dân cư nơi BN 964 sinh sống.
Cụ thể, UBND tỉnh khoanh vùng, phong tỏa cách ly tạm thời tổ 4,5,6, khối phố Mỹ Đông (phường An Mỹ), với 49 hộ, 165 nhân khẩu.
Phạm vi, phía Đông giáp trường tiểu học Kim Đồng và khu tái định cư đường Điện Biên Phủ, phía Tây giáp khu dân cư đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp khu dân cư ngõ 98 Tiểu La và phía Bắc giáp khu dân cư ngõ 81 Nguyễn Thái Học.
Thời gian thực hiện 14 ngày từ 0h ngày 18/8.
Quảng Nam: Thứ rau rừng thơm mùi thuốc Bắc trồng trên rẫy, ai cũng muốn mua
Từ một loại cây mọc trong rừng, người dân ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã di thực cây rau lủi về trồng trong vườn nhà, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.
Rau lủi là giống rau rừng tự nhiên; thân cây có sắc tím, lá hình răng cưa, ăn giòn, ngon, vị mùi thuốc Bắc đặc trưng, cảm giác lạ miệng được người tiêu dùng ưa thích.
Ở huyện Phước Sơn, trước đây rau lủi thường mọc trong rừng và người dân trồng ở trên rẫy cách xa khu dân cư để sử dụng nhưng nay đã di thực về trồng trong vườn, một số người dân đã phát triển kinh tế nhờ vào cây rau lủi.
Người dân huyện Phước Sơn (Quảng Nam) di thực rau lủi về trồng trong vườn nhà. Ảnh: HOÀI AN
Tháng 8.2019, ông Dương Hà (54 tuổi, trú thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã tận dụng mảnh đất vườn rộng gần 1 sào để trồng rau lủi. Sau 2 tháng trồng và chăm bón, rau lủi bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi tuần ông Hà cắt bán một lần. Mỗi lần ông thu hoạch khoảng 25kg rau lủi, với giá bán trung bình từ 12 đến 14 nghìn đồng/kg.
Sự thật về suối nước "thần kỳ" từng chảy qua rừng sâm "cổ tích"
Năm 2019, xã Phước Xuân đã thành lập Tổ sản xuất Nước Lang chuyên trồng cây rau lủi. Tổ sản xuất có 11 thành viên liên kết sản xuất trồng rau lủi trên diện tích 2,3ha.
Ông Hồ Văn Thừa (trú thị trấn Khâm Đức) - Tổ trưởng Tổ sản xuất Nước Lang cho hay, rau lủi được trồng trên khu vực đất rẫy phát triển rất tốt. Ông Thừa cũng là đầu mối đứng ra thu mua toàn bộ rau lủi trong tổ sản xuất và của người dân tại địa phương.
"Rau lủi Phước Sơn đã thành đặc sản nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều nhà hàng ở một số thành phố đặt mua nên có khi không đủ hàng cung ứng" - ông Thừa nói.
Để mở rộng sản xuất và tăng sản lượng rau lủi, giúp người dân có thu nhập, chính quyền xã Phước Xuân cũng đang tính toán lập thêm một tổ sản xuất rau lủi ở thôn Lao Đu. Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, đối với cây rau lủi huyện đã lập hồ sơ tham dự Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019.
Qua kiểm tra đánh giá, sản phẩm rau lủi trên địa bàn Phước Sơn đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt 3 sao theo chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam năm 2019. Hiện nay rau lủi đã được tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết và đạt hiệu quả.
Để phát triển rau lủi trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ củng cố tổ hợp tác, sản xuất ổn định. Đồng thời vận động người dân sản xuất rau lủi theo hướng phát triển rau sạch để phát triển thương hiệu bền vững"
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Đà Nẵng: Ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước diện rộng Sở TN-MT Đà Nẵng đang tập trung triển khai kế hoạch ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước diện rộng trên địa bàn TP, mùa khô năm 2020 dự báo sẽ căng thẳng hơn cùng kỳ nhiều năm. Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường từ đầu mùa cạn 2020 đến nay, nắng nóng diện...