Chồng bất lực, vợ ngang nhiên dẫn trai về nhà
Kể từ khi Thành mất khả năng “chinh chiến”, vợ anh đã không ngần ngại dẫn bồ về nhà như một lời thách thức…
Chồng bất lực, vợ ngang nhiên dẫn trai về nhà
Thành không phải là một người đàn ông mạnh mẽ trong “chuyện ấy”. Tần suất sinh hoạt của vợ chồng anh rất thưa thớt, vậy nên vợ anh chẳng mấy khi cảm thấy hài lòng với chồng. Trong mọi việc, Thoa đều chê chồng “kém cỏi”, “nhu nhược”, “chẳng ra dáng đàn ông”. Biết vợ khinh mình, Thành luôn rơi vào tình trạng chán nản và tự ti. Anh không tin vào khả năng tình dục của mình, bởi lần nào “giao ban” xong, anh cũng nhận được những cái lườm nguýt, chê bai của vợ.
Lâu dần, Thành chẳng còn muốn đụng chạm gì đến cô vợ hừng hực “lửa yêu” ấy nữa. Vợ dường như chẳng hiểu được cái sự chồng bất lực. Thoa thì luôn dằn dỗi chồng. Thế nhưng, khi được chồng “yêu”, cô càng tỏ ra bức xúc hơn nữa. Thoa chán ghét cái cảnh chồng làm qua loa cho xong việc, chán ghét cái cảnh chồng cô “yếu xìu”, hấp tấp, vụng về. Mỗi lần “yêu” xong, tâm trạng bực dọc ấy lại đeo đuổi Thoa mấy ngày liền và làm cô khó chịu.
Cái tin Thành bị bất lực không khiến Thoa ngạc nhiên. Thành giấu vợ, nhưng không giấu được lâu khi này nào Thoa cũng “đòi hỏi”. Tuy nhiên, khi biết chồng bị bệnh, Thoa lại khó chịu và chỉ bĩu môi: “cái ngữ anh, không sớm thì muộn cũng bị bất lực”. Thành chóang váng trước những lời nói lạnh lùng của vợ nên đã cho Thoa vài cái bạt tai.
Cái tát của Thành đối với Thoa là dấu chấm hết cho tình nghĩa vợ chồng 5 năm nay. Cô càng có cớ để ghét bỏ người chồng vô tích sự ấy. Kể từ ngày đó, cô chẳng thiết tha gì với vai trò làm vợ. Thoa đi chơi thâu đêm suốt sáng, gặp gỡ bạn bè, mua sắm, đi du lịch và cả cặp bồ nữa.
Sự lạnh nhạt trong đời sống vợ chồng làm Thành mệt mỏi. Anh chỉ hy vọng được vợ hiểu, thông cảm phần nào đó để anh có thể vượt qua cú sốc quá lớn này. Nhưng một câu nói nhẹ nhàng, an ủi của vợ, Thành cũng không thể nhận được, vì vợ anh đang bận rộn với những chàng nhân tình ở bên ngoài.
Video đang HOT
Sự ngang bướng của Thoa càng ngày càng rõ, khi Thành chỉ lầm lũi như một cái bóng ở trong nhà. Từ khi biết chồng bị bệnh, chồng yếu sinh lý, cô không cho chồng động vào người, dù chỉ là một cái nắm tay. Với Thoa, Thành bây giờ chỉ giống một kẻ ở trọ, không hơn không kém. Cô đã có ý định ly hôn với chồng, nhưng lần nào nói ra, Thành cũng lần lữa.
Để dứt “cái gai” khỏi mắt mình, và cũng để thỏa mãn những đam mê thể xác, Thoa liên tục tìm đến người đàn ông khác. Những cuộc tình vụng trộm đã cho cô nhiều trải nghiệm mới trong cuộc sống ái ân – điều mà trước đây, chồng cô chưa bao giờ làm được.
Từ vụng trộm, lén lút bên ngòai, bây giờ Thoa còn dẫn cả người tình về nhà. Nhiều lần Thành đi làm về, nghe tiếng người cười khúc khích trong phòng ngủ, ghé mắt trông vào, anh không tin nổi ở mắt mình khi thấy vợ và một người đàn ông lạ trần truồng ở trên giường. Điên tiết, Thành xông vào đấm đá túi bụi. Những tưởng đôi “gian phu, dâm phụ” ấy sợ hãi. Nào ngờ, cả vợ anh và người đàn ông ấy đều ngang nhiên chống cự lại với lý do: “anh đã không thể “chiều” vợ thì hãy để người khác làm”.
Thoa ngang nhiên ngoại tình và dẫn bồ về nhà mà không hề tỏ ra sợ hãi. Thành đòi ly hôn ngay lập tức, nhưng lần này, đến lượt Thoa từ chối với lý do: “trừ phi căn nhà này thuộc về tôi hoàn toàn thì lúc đó mới có chuyện ly hôn”. Thế là sau những giờ làm việc, Thành đành lang thang bia bọt, anh không dám về nhà vì sợ đụng phải những cảnh không nên nhìn.
Thành không dám kể chuyện này cho ai, cũng không muốn làm to chuyện, một phần vì thương vợ, bởi dù sao cũng tại anh bị bất lực nên Thoa mới phải chịu thiệt thòi. Phần nữa vì anh không muốn người khác biết mình bệnh. Nhưng Thành càng im lặng, Thoa càng ngang nhiên lộng hành. Còn Thoa, việc trêu tức ông chồng cù lần của mình khiến cô có cảm giác sung sướng, hả dạ. Cô thay người tình như thay áo, và khi “yêu” chàng nào, cô cũng dẫn về nhà ít nhất một đến hai lần.
Không dừng lại ở đó, mỗi khi hai vợ chồng cãi nhau, Thoa còn miêu tả tỉ mỉ những gì mà nhân tình đã làm trong khi “yêu”, kèm theo một câu so sánh: “còn lâu anh mới được như anh ấy”. Nhiều lần nghe vợ nói, trái tim Thành tan nát, anh những muốn lao vào cắn xé người vợ lăng loàn của mình ra thành trăm mảnh cho hả giận, nhưng không thể, vì Thoa đã dọa sẽ đi kể hết cho mọi người nghe chuyện anh bị bất lực.
Nhưng chiều nay, khi tận mắt chứng kiến những tư thế “yêu” của vợ và người tình, Thành đã không chịu nổi, thẳng thừng đuổi cổ gã nhân tình ra khỏi nhà và bắt vợ ký vào đơn ly hôn. Với Thành, tất cả mọi việc bây giờ đã không còn ý nghĩa gì nữa. Và anh muốn cho Thoa biết, sự nhẫn nhịn nào cũng có giới hạn. Không thể chấp nhận được chuyện chồng bất lực vợ ngoại tình thế được.
Theo Eva
Về nhà với mẹ
Năm nào cũng vậy, tôi trở về nhà khi tiết đông đã tàn và Xuân non chơm chớm. Tạm biệt cái sân ga nhỏ đang rộn rã mùa đoàn viên, tôi chân sáo về phía làng. Sương lam che phủ, làm xa mờ ngôi nhà của mẹ.
Lòng rộn rã, tôi lội bộ trên con đường đất để hà hít cho thỏa thích tiết Xuân non mơn mởn đang tràn về. Thế là bốn mùa đã trôi hết một chu kỳ của một năm 12 tháng. Lũ trẻ thơ ríu rít đón chào khách viễn xứ từ đầu ngõ. Riêng mẹ vẫn điềm nhiên ngồi bên thềm nhưng nụ cười không thể tươi hơn và ánh mắt không thể vui hơn. Sự trở về của những đứa con từ ngàn dặm xa là mùa Xuân đích thực trong mẹ.
Tôi mãi nhớ hình ảnh mẹ quét sân trong một sáng mùa Xuân. Nhìn mặt đất mới sau mỗi làn chổi của mẹ, đất thịt tơi xốp và mịn màng, còn ẩm ướt sương đêm, thật là thích. Nhớ mẹ đã vẽ cho con một chiếc ô tô trên mặt đất buổi sớm mai ấy. Trời Xuân vùng rẻo cao bao giờ cũng có sương giăng lành lạnh vào sáng sớm. Bên hiên, hoa bưởi nở trắng ngần lấp ló dưới vòm lá xanh. Nếu hỏi mùi thơm loài hoa nào thanh khiết nhất thì đó là hoa bưởi quê nhà. Sắc hoa cũng vậy, trắng muốt đượm chút xanh nhạt trên búp non. Ngửi hương và nhìn sắc hoa thấy lồng ngực đầy sinh khí, mát rượi cả hồn.
Ngoài kia, bên triền sông, bãi ngô non lay lay trong gió, làm bờ sông thêm rộn ràng hơi thở mùa Xuân.
Tết chỉ thực là Tết khi được trở về dưới mái nhà quê hương.
Thỉnh thoảng có những vạt cải rộ hoa vàng. Đây là cải già sót lại từ cuối năm cũ, người ta giữ lại lấy hạt giống để gieo mùa sau. Màu vàng thì tươi nhưng cái sắc của hoa cải hơi buồn, có vẻ đìu hiu, xa vắng.
Tết chỉ thực là Tết khi được trở về dưới mái nhà quê hương. (ảnh minh họa)
Cuối Xuân cũng là mùa hoa xoan. Xoan vùng rẻo cao chẳng biết được trồng lên từ thuở nào, toàn cây lớn. Xoan còn được gọi là cây sầu đông. Mùa đông, cành thâm đen khẳng khiu trụi lá, trơ thân vỏ xám xịt trong mây mù rét cắt. Thế nhưng, qua Xuân thì lột xác. Tiết trời vừa âm ấm thì chồi xanh nhú lên. Khi khắp các cành lá non phe phẩy đón nắng thì hoa bắt đầu rộ dần, thả từng chuỗi trăng trắng, tim tím, li ti. Đứng đằng xa, hít cái mùi thoang thoảng của hoa xoan trộn trong làn gió Xuân mơn man thì ngây ngất. Đứng giữa rừng xoan cổ thụ mùa hoa cuối Xuân có cảm giác như lạc nẻo bồng lai.
Mùa hè, tôi thường dậy sớm đi gom trúm và nhổ cần câu với ba. Trên cánh đồng đói của làng, lươn ốm quặt, vàng khè; cá trê, cá tràu đầu to lưỡng nhưng thịt thà chẳng được mấy. Ở ngoài sông, dân chài gõ mõ vang vọng vào lèn đá. Cá sông to và béo, nhiều con hượm vàng trông rất ngon nhưng dân chài không ăn mà thường đưa lên chợ bán, đổi lấy gạo hay nhu yếu phẩm cho gia đình (thường rất đông con) trên chiếc thuyền bé tẹo neo dưới bờ sông.
Mùa hè đi chăn bò thì không gì thú bằng với đám trẻ con quê núi. Chăn bò ở đồng thì tắm sông, ở rừng thì tắm khe. Nước khe là thứ mát nhất trên đời, tắm chục lần không chán. Rừng mùa hè có sim. Hoa sim tím đẹp mộng nhưng bọn trẻ chỉ quan tâm trái sim. Sim chín ương màu hồng nhạt, sim chín tới màu nâu đen, trong ruột màu huyết dụ. Trái nào to, mập ú, gọi là sim trâu. Người lớn vào rừng sâu 5-7 cây số, hái sim đầy thúng, đội trên đầu mang về bán cho chợ xuôi. Một thúng được vài ngàn bạc. Sim bìa rừng chỉ đủ cho trẻ chăn bò ăn.
Dù cuối đông chớm Xuân rét cắt hay hè nóng nực, bếp lửa của mẹ vẫn đều đặn nhóm lên mỗi sớm mai. Đêm, lũ trẻ chúng con ríu rít gối tay mẹ nghe kể Nhị thập tứ hiếu, truyện ngụ ngôn xen lẫn ca dao, hò, vè. Thiếp đi trong màn đêm của thế giới cổ tích, ngủ dậy thấy bình minh rạng lên nơi bếp lửa hồng mẹ nhen lên tự lúc nào.
Ánh lửa thắp ấm một góc nhà, phả vào gương mặt mẹ ánh sáng hồng dịu và soi bóng mẹ già nua lên vách tường đất. Bập bùng, lách tách... Đều đặn, công việc đầu tiên trong ngày của mẹ là nhóm bếp và đun sôi một nồi nước chè xanh. Khi ngôi làng còn chìm trong màn tối u tịch, mọi người còn say giấc, mẹ đã đan tay ngồi trước bếp lửa rực hồng. Bếp được đun bằng thứ củi rèo lượm nhặt ở khắp vườn như cành tre, bẹ cọ, lá lay..., vậy mà khi nào lửa cũng đỏ sòng.
Chiều 30 Tết, ai cũng muốn ở trong nhà của mình. Không khí sum họp vào ngày cuối năm mang lại sự ấm cúng lạ thường, đặc biệt đối với những người đi làm ăn xa trở về. Mẹ, như thường lệ, vẫn lo hết chuyện nhà, bảo đảm cho mấy ngày Tết luôn đủ đầy. Sáng mùng một thuần khiết, tinh khôi, an bình. Trước thềm nhà, Xuân hiển hiện trên từng nụ đào, bông mai, trên cả những giọt sương trong lành, trong làn gió mơn man lạnh ngọt. Đứng giữa sân nhìn ra, thấy quanh mình thấm đẫm sắc Xuân, hơi Xuân.
Theo VNE
Đến vì đẹp Ở vì yêu Tình yêu đến từ cái nhìn đầu tiên, nếu có thật chẳng qua vì cô ấy đẹp. Nhưng tình yêu tồn tại đến phút cuối thì vẻ đẹp chưa chắc đã là điều quyết định. Con trai yêu con gái đẹp Yêu con gái đẹp có nghĩa là con trai tha hồ được hãnh diện. Mỗi nơi nàng xuất hiện đều trở nên...