Chồng báo tin không về quê ăn Tết, vợ lặn lội lên thành phố để đoàn tụ nhưng vừa trông thấy cảnh lạ thì ngất lịm vì sốc
Đến tận nơi chồng ở trọ để tìm anh, nhưng khi có người mở cửa, chị sốc tận óc.
2 năm nay Châu không về quê ăn Tết với vợ con. Mặc dù từ thành phố về đến quê chỉ cách nhau 300km. Năm nào anh cũng có lý do chính đáng. Năm ngoái thì anh bảo tranh thủ mấy Tết lương nhân gấp 4, ở lại kiếm đồng tiền cho con đi học. Năm nay thì anh lại lấy cớ vì dịch dã phức tạp nên không về.
Chồng không về, mọi chuyện đối nội đối ngoại trong nhà mấy ngày Tết đều do Loan quán xuyến hết. Không có anh, cô vẫn đi Tết đâu vào đấy, nhưng mà buồn. Nhìn cảnh nhà nhà, người người đoàn tụ, sum vầy bên mâm cơm, vợ chồng, con cái tíu tít gọi nhau đi chúc Tết mà Loan thấy chạnh lòng. Nhà cô chỉ có 2 mẹ con lủi thủi…
Cô đem chuyện chồng không về ăn Tết báo với bố mẹ chồng. Mẹ Châu giận lắm, gọi điện lên mắng con trai một trận. Thực chất họ cũng mong con trai về quê. Có mỗi mấy ngày Tết, anh cứ đi biền biệt. Đồng ý rằng ở lại kiếm ra tiền nhưng bao nhiêu thì tiêu chả hết, thà cứ tiết kiệm 1 chút, về quê ăn Tết với gia đình có phải hơn không? Nhưng chồng Loan cứ cố chấp không nghe. Cô đành thở dài, anh ấy tham việc biết phải làm sao?
Hôm trước Loan mang cân giò sang biếu mẹ chồng ăn hôm 23 tháng Chạp, tự nhiên mẹ chồng lại nói với cô thế này: “Hay là con lên thành phố xem thằng Châu làm ăn thế nào. Tự nhiên mẹ thấy sốt ruột. Nó cứ đi biền biệt, 1 năm về có 1-2 lần. 3 năm nay nhìn mặt nó còn khó hơn lên trời. Tham thì tham vừa vừa thôi, mà mẹ thấy nó cũng có kiếm được hơn mấy đâu. Con lên kéo nó về, không thì vợ chồng cùng nhau ăn Tết trên đó. Ở nhà mẹ lo hết cho”.
Được mẹ chồng mở lời, Loan nhanh chóng về thu xếp quần áo để lên thành phố đoàn tụ với chồng. Cô bắt chuyến xe sớm nhất, khi mọi người vẫn còn đang ngủ thì Loan đã lên xe rồi.
Loan buồn vì Châu lại viện cớ không về quê ăn Tết. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tới nơi, Loan gọi cho chồng 5-6 cuộc để thông báo nhưng không được. Cô cứ nghĩ chồng ngủ nên không làm phiền nữa. Địa chỉ nơi ở của anh thì Loan biết rồi, do mấy lần cô gửi đồ ăn lên cho chồng. Trong đầu Loan còn lóe lên suy nghĩ rằng sẽ tạo cho anh 1 bất ngờ.
Dù biết trước địa chỉ nơi anh thuê ở nhưng cô vẫn phải chật vật mãi mới tìm được. Loan đến phòng trọ của chồng lúc 9 giờ sáng. Cô nghĩ lúc này chắc anh đang đi làm, nhưng không sao cô ngồi đợi anh cũng được.
Thế nhưng đến nơi, cô lại nhìn thấy cửa phòng mở, Loan đã rất vui. Hóa ra chồng cô không đi làm, thế lại càng tốt. Cô vội vàng chạy lại gõ cửa. Nhưng người mở cửa không phải Châu mà là 1 người phụ nữ trẻ. Cô gái đó hỏi: “Phòng anh Châu thì đây, nhưng chị tìm anh ấy có việc gì?” . Loan ngập ngừng: “Thế em là ai vậy? Anh Châu đâu, chị là người thân của anh ấy, mới từ quê lên”.
Biết là người thân của Châu, cô gái đó đổi giọng niềm nở hơn. Cô ta khoe: “Vậy ạ. Em là vợ của anh Châu chị ạ. Không biết chị là chị gái hay họ hà ng gì với anh ấy? Bọn em đang định mùng 4 Tết về xong bên nhà em thì anh dắt em về bên đó ra mắt”.
Loan trợn tròn mắt, đánh rơi cả cân giò đang cầm trên tay. Cô không tin vào những gì mình vừa nghe. Đôi chân của Loan đứng không vững, cả người cô cứ thế mà lảo đảo trực ngã.
Đúng lúc đó Châu đi đâu về, trên tay có túi thịt, túi trứng, có lẽ anh đi chợ để nấu ăn trưa. Vừa thấy Loan, Châu cũng sốc lắm. Anh lắp bắp hỏi cô lên đây làm gì. Nhưng Loan liền chất vấn anh thân phận của người phụ nữ kia. Biết không thể giấu giếm, Châu liền khai thật.
(Ảnh minh họa)
Đó là vợ mới của anh. Hai người đã ở với nhau được hơn 1 năm. Tết năm ngoái, Châu phải về nhà gái ra mắt, đó cũng là lý do tại sao anh không về quê. Châu cầu xin Loan tha thứ, anh nói rằng đã lỡ yêu cô gái này rất nhiều. Bây giờ bỏ thì cũng không được, bởi cô ta đã mang thai con của anh. Châu dự định mùng 4 Tết này mới về thưa chuyện với mọi người và cầu mong sự tha thứ từ gia đình. Nhưng anh không ngờ mọi chuyện vỡ lở sớm thế.
Nghe xong lời giải thích của chồng, Loan ngất lịm vì sốc. Cô không ngờ, bao năm chồng đi biền biệt, cô ở nhà 1 lòng ngóng chờ anh, vậy mà cái giá anh trả cho cô lại tồi tệ thế này. Còn cô gái kia cũng bàng hoàng không kém. Cô ta tin rằng Châu chưa có vợ, dù nhiều lần đòi hỏi về nhà anh ra mắt, Châu đều viện lý do là xa xôi. Người phụ nữ ôm mặt khóc nức nở, miệng không ngừng xin lỗi Loan, nhưng giờ cô ta cũng có con rồi, làm sao mà bỏ Châu được? Thế là 1 mớ hỗn độn diễn ra trong phòng trọ nhỏ 30m2.
Đến gần tối Loan mới tỉnh lại. Cô không nói gì nhiều chỉ đòi về quê ngay và luôn. Những gì Loan chứng kiến đã quá sức chịu đựng của cô rồi. Cô cần thời gian suy nghĩ để đưa ra quyết định đúng nhất. Về Châu và nhân tình của anh, hai người cũng hứa sẽ sớm về quê để cùng Loan giải quyết mọi việc.
Ám ảnh ở quê, 'chạy sô' chúc Tết, mua 50 hộp bánh đi biếu vẫn thiếu
Trên chiếc xe máy nhỏ, vợ chồng tôi treo đầy bánh kẹo. Nhưng chỉ đi chúc Tết được một lúc, số bánh kẹo ấy lại hết, phải về nhà lấy thêm.
Tôi năm nay 29 tuổi, lấy chồng được 3 năm. Giờ này những năm trước, tôi đã chở thùng lớn thùng bé bánh kẹo về nhà để chuẩn bị cho việc chúc Tết họ hàn g.
Năm nay, do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, bố mẹ chồng nói rằng, mọi người trong họ đã thống nhất sẽ không đến nhà nhau chúc Tết như mọi khi. Do đó, tôi không phải mua sắm nhiều nữa.
Tôi nghe mà thấy nhẹ nhõm trong lòng. Ở quê chồng tôi, vào ngày Tết, anh em trong họ đều lần lượt đến nhà nhau.
Khi đến, ai cũng mang một hộp bánh, kẹo hoặc gói mỳ chính, cân đường để chúc Tết chủ nhà. Nhà nào đông anh em họ hà ng thì càng phải sắm sửa, đi chúc Tết nhiều.
Tôi còn nhớ, năm đầu tiên về làm dâu, mẹ chồng giao cho tôi nhiệm vụ mua bánh kẹo để chúc Tết họ hà ng. Theo danh sách mẹ đưa, tổng cộng, tôi mua gần 50 hộp bánh kẹo các loại.
Tết đến, hai vợ chồng lại phải nhận nhiệm vụ đi chúc Tết. Để tiết kiệm thời gian, chúng tôi bảo nhau chỉ ngồi mỗi nhà 5 phút.
Bánh kẹo mang đi, chồng tôi treo quanh xe máy. Thế nhưng, chỉ đi chúc Tết được một lúc, số bánh kẹo trên xe đã hết. Hai vợ chồng lại phải về nhà lấy thêm. Đến sáng mùng 3, gần 50 hộp bánh kẹo tôi mua đã không còn.
Để đi chúc tiếp, chồng tôi phải ra cửa hàng, mua thêm một ít nữa. Tôi hỏi chồng, sao phải phức tạp thế. Nhà nọ mang bánh đến nhà kia rồi nhà kia lại đến chúc lại, thành ra cả đôi bên cùng tốn kém. Nhưng chồng tôi bảo, đó là phong tục ở quê, bao năm nay vẫn thế nên không bỏ được.
Tôi biết, ngày Tết họ hàn g đến nhà nhau là rất quý. Nhưng việc đến nhà ai cũng phải mua bánh kẹo là rất lãng phí.
Ví như nhà tôi, để mua 50 hộp bánh, tôi tốn hơn 3 triệu đồng. Sau Tết, số bánh kẹo bố mẹ tôi nhận về cũng khoảng 50 hộp. Mẹ không mang ra hiệu bán vì sợ người làng đàm tiếu, các thành viên trong nhà cũng không ăn nhiều nên để lay lắt mãi. Mẹ phải mang dần cho hà ng xóm láng giềng.
Năm vừa rồi cũng vậy, mẹ bảo, may có mấy anh thợ đến xây bếp nên mỗi ngày đều ăn một vài hộp bánh. Lúc trên tủ không còn hộp nào, mẹ mới thở phào như trút được gánh nặng. Tôi thấy vậy mà xót của, chỉ ước sau đợt dịch Covid-19 này, mọi người sẽ thay đổi được quan điểm, dần bỏ được những thủ tục rườm rà của Tết cũ.
Thay vào đó, ngày Tết, mọi người nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình. Họ hà ng gần gũi thì gặp gỡ, ăn với nhau bữa cơm, hoặc đến nhà nhau uống chén trà, thảnh thơi mà vui vẻ.
Việc đi chúc Tết như quê chồng tôi những năm vừa qua khiến tất cả đều mệt mỏi, lãng phí. Bởi vì ai cũng như "chạy sô". Đến nhà nhau cũng chỉ vì trách nhiệm, ào đến rồi lại vội đi...
Hí hửng mang biếu mẹ chồng 20 triệu, đến cửa nghe được câu nói của bà tôi liền quay lưng về phòng ngay lập tức Ngày mới yêu, anh dẫn tôi về giới thiệu gia đình. Mẹ anh nhìn tôi một lượt từ trên xuống rồi bảo: "Gái thành phố quen ăn sung mặc sướng, làm dâu nhà quê liệu cháu có chịu khổ được không?". Thật sự, khổ tôi không ngại nhưng cách hỏi chuyện của bà đúng là làm tôi phải suy nghĩ. Rồi cả bữa...